Kinh Dược Sư thực giải (Tinh yếu kinh Dược Sư)
Kinh Dược Sư là một bài kinh có ý nghĩa thực tiễn rất cao, được nhiều người ưa chuộng thường xuyên tụng đọc nguyện cầu, chúng sinh ở cõi Ta-bà này, ai ai cũng muốn sống lâu không bịnh không não an vui hạnh phúc.
Đức Phật Thích Ca được tôn xưng vô thượng y vương, có thể chữa lành tất cả bịnh khổ chúng sanh, con người, thị hiện giữa thế giới Ta bà ngũ trược này, tu hành chánh đạo, chứng quả Bồ-đề, kiến lập đạo tràng thanh tịnh, dùng vô số phương tiện, giảng dạy vô lượng pháp môn, để cứu độ chúng sinh, con người thoát sáu nẻo luân hồi sanh, lão, bệnh, tử khổ đau bất tận.
Giáo lý Tứ đế, Tứ niệm xứ, Thất giác chi, Bát thánh đạo, Thập nhị nhân duyên, Thiền chỉ thiền quán…là những phương pháp có tính cách tự lực, hành giả phải tự tu tập, thân chứng đắc.
Nhưng bởi phần đông chúng sinh, con người tham đắm ngũ dục, tâm ý điên đảo, nhiều đời nhiều kiếp tạo ra tội lỗi thâm trọng, nghiệp chướng tham sân, kiêu mạn, si mê sâu dày, bị nhiều chướng nạn tai ương, ốm đau bịnh tật, đói rách bần hàn, mê muội điên cuồng…
Khi được làm người, không chịu tu hành, sống theo nghiệp chướng, chẳng tạo phước lành, chỉ gây tạo tội lỗi oán thù ngang trái, đến khi sắp chết thần trí hôn mê, đảo điên loạn tưởng, địa ngục ngạ quỷ, cảnh giới khổ đau hiện hành, dù muốn tự lực tu hành, sám hối ăn năn sao còn kịp nữa.
Kinh Địa Tạng thực giải (Tinh yếu kinh Địa Tạng)
Cho nên, chư Phật, Bồ tát mở bày phương tiện, cứu độ chúng sanh trong cơn nguy cấp, những người còn chút căn lành trong Phật pháp nương nhờ oai lực từ bi của mười phương chư Phật, hồi đầu phản tỉnh, thoát khỏi u mê tăm tối quay về chính đạo, bớt khổ hết sầu. Lo sợ già yếu, bịnh tật, chết chóc là những khổ đau tất yếu mà ai cũng phải trải qua rất cần sự nương nhờ, yểm trợ, giúp đỡ của tha lực. Đương nhiên tự lực và tha lực có sự tương quan mật thiết với nhau, điều này chỉ có thể tự thân chứng nghiệm chứ ba hoa hý luận đúng sai thì chưa thể hiểu đúng được.
Kinh Dược Sư là một bài kinh có ý nghĩa thực tiễn rất cao, được nhiều người ưa chuộng thường xuyên tụng đọc nguyện cầu, chúng sinh ở cõi Ta-bà này, ai ai cũng muốn sống lâu không bịnh không não an vui hạnh phúc.
Đức Phật Dược Sư trong khi tu hành đạo Bồ tát đã phát 12 nguyện lớn như sau: Nguyện thứ 1 khi ta thành đạo Bồ-đề, thân đầy đủ ba mươi hai tướng tốt, hào quang sáng khắp vô lượng thế giới, khiến các chúng sinh cũng được như ta, nguyện thứ 2 khi ta thành Phật, trong ngoài sáng chói hơn ánh sáng mặt trời, tự tại làm Phật, khiến các chúng sinh ở chỗ tối tăm đều nhờ ơn khai thị, nguyện thứ 3 khi ta thành Phật, đầy đủ vô lượng phương tiện trí tuệ, làm cho chúng sinh đầy đủ các món thọ dụng nơi thân tâm, nguyện thứ 4 khi ta thành Phật, nếu các chúng sinh tu theo tà đạo đều xoay về chánh đạo, hàng Nhị thừa thì đều hướng về Nhất thừa, nguyện thứ 5 khi ta thành Phật, nếu có chúng sinh theo giáp pháp của ta mà tu hành, thì đều được hoàn hảo, dù có phạm giới mà nghe đến tên ta thì cũng trở thành thanh tịnh giới khỏi phải sa vào ác đạo, nguyện thứ 6 khi ta thành Phật, nếu chúng sinh nào có thân thể hèn yếu hay xấu sa, đui điếc hay câm ngọng, một khi nghe tên ta, niệm danh hiệu ta thì được khỏi bệnh, lại được tốt đẹp khôn ngoan, nguyện thứ 7 khi ta thành Phật, nếu có chúng sinh không bà con thân thuộc, nghèo thiếu ốm đau, không ai giúp đỡ, mà nghe được tên ta thì thân tâm yên lành quyến thuộc giúp đỡ cho, đến chứng đạo Bồ-đề, nguyện thứ 8 khi Ta thành Phật, các nữ nhân thường bị khinh dể thấp kém, nếu nghe được tên ta thì bỏ thân nữ nhân, thành tướng trượng phu cho đến chứng quả, nguyện thứ 9 khi ta thành Phật, thì các chúng sinh thoát vòng ma đạo ác kiến, về nơi chánh đạo, tu Bồ-tát hạnh mau chứng đạo Bồ-đề, nguyện thứ 10 khi ta thành Phật, nếu chúng sinh bị pháp vua trừng trị, trói buộc đánh đập, giam vào ngục tối...mà nghe tên ta, niệm danh hiệu ta thì đều thoát khỏi, nguyện thứ 11 khi ta thành Phật, những chúng sinh bị đói khát, cầu ăn mà tạo nghiệp dữ, nếu nghe tên ta, chuyên niệm thọ trì, thì ta trước hết cấp cho món ăn được no đủ, sau nói pháp khiến họ tu hành được hoàn toàn an vui, nguyện thứ 12 khi ta thành Phật, những chúng sinh nghèo không có áo mặc, muỗi mòng chích đốt, nóng lạnh, ngày đêm khổ sở, nếu nghe tên ta chuyên niệm thọ trì, thì ta theo tâm mong cầu ấy khiến được đầy đủ y phục hoa hương.
Đức Phật Dược Sư phát tâm rộng lớn tu hành chứng thành Phật quả, phát nguyện rộng lớn cứu độ giúp đỡ chúng sinh, con người mà chiêu cảm hình thành thế giới Đông Phương tịnh lưu ly an lạc.
Tăng Ni Phật tử chúng ta tu hành theo kinh Dược Sư, cùng phát nguyện độ sanh như ngài, một người, mười người, trăm ngàn người, rất nhiều người cũng tu hành, cung kính quy y Tam bảo, thọ trì ngũ giới, siêng tu thập thiện, ăn chay, niệm Phật, tụng kinh Dược Sư, thực hành theo lời dạy của Phật, khởi tâm Bồ đề, phát nguyện rộng lớn, cứu giúp tất cả chúng sanh, con người đang bịnh khổ, nối dài cánh tay đại từ bi của Phật Dược Sư, Nhật Quang biến chiếu Bồ tát, Nguyệt Quang biến chiếu Bồ tát thì chắc chắn trong thế giới Ta bà sẽ bớt tai nạn binh đao loạn lạc chết chóc, không còn khởi tâm độc ác làm hại lẫn nhau, bớt nạn hoạnh tử chết yểu, nan y tự vẫn; ít còn nghe tiếng rên rỉ, than van của kẻ nghèo khổ, tật nguyền đói khát.. Những ngôi chùa viện, những Trung tâm nhân đạo, Tuệ Tĩnh đường ở Việt Nam ta đã và đang làm như thế
Phật tử chúng ta hoàn toàn có khả năng cùng nhau tu hành theo kinh Dược Sư, thiết lập thế giới Đông Phương tịnh lưu ly trong sạch thanh tịnh an lạc ngay tại cõi đời này.
Nam mô Đông phương mãn nguyện tiêu tai diên thọ Dược Sư luu ly quang Như Lai.
Phật Dược Sư
Cõi Lưu ly
Cứu giúp chúng sanh
Tiêu tai, tăng thọ
Nam mô Phật.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo
Kiến thức 11:20 03/11/2024Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.
Tìm lại chính mình
Kiến thức 09:00 03/11/2024Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Xem thêm