Kinh doanh tử tế: Giá trị của sự tử tế
Sự tử tế là những hạt mầm thiện lương được gieo trong quá khứ để tương lai ta nhận được một vườn hoa trái.
Chuyện kể rằng đời Chiến Quốc, Mạnh Thường Quân được phong ấp ở đất Tiết. Một hôm ngài nhờ môn khách Phùng Hoan đi thu nợ, dặn xem còn thiếu gì thì mua về. Phùng Hoan đến đất Tiết cho đốt sạch khế ước, văn tự nợ của dân, tay không trở về. Mạnh Thường Quân có bụng trách giận nhưng Phùng Hoan trả lời:
“Ngài đâu còn thiếu gì, vàng ngọc, châu báu đầy kho, phủ đệ trùng điệp, thê thiếp, mỹ nữ không thiếu? Ngài dặn xem còn thiếu gì mua về. Vậy nên tôi mua về cái mà tôi nghĩ còn thiếu, đó là điều nhân nghĩa”. Mạnh Thường Quân thấy thế chỉ còn cách cười hòa.
Sau có dịp Mạnh Thường Quân thất thế, mất chức, dân đất Tiết hân hoan chào đón ông trở về, ân nghĩa ngày xưa giờ mới thành giá trị. Mạnh Thường Quân cảm ơn người môn khách Phùng Hoan mãi.
Thế mới thấy, đá có thể nát, vàng có thể phai chứ sự tử tế thì không phải trong lòng người!
Chuyện xưa, tích cũ thành bài học răn đời về sự tử tế, nhất là trong bối cảnh hiện tại. Trong gia đình hay ngoài xã hội, câu dặn nhau “làm cái gì thì làm cho tử tế một chút” dường như đã thành như một châm ngôn.
Sau hơn một năm chật vật vì dịch bệnh COVID-19 hoành hành, nhiều doanh nghiệp đuối sức, hụt hơi, cầm cự đợi thời. Qua Tết, đại dịch lại bùng phát, như một đòn knock – out làm nhiều doanh nghiệp khốn đốn.
Nhưng cũng chính trong những thời điểm nước sôi lửa bỏng, những doanh nghiệp, doanh nhân “có tâm, có tầm” lại cho thấy được giá trị của sự tử tế vẫn là nền tảng của cuộc sống.
Anh bạn tôi, một giám đốc một doanh nghiệp nhỏ, có hơn ba chục công nhân viên. Năm vừa qua, do bị ảnh hưởng của đại dịch, đơn hàng chỉ còn lay lắt, anh bày đủ việc trong công ty ra để anh em làm, để vừa giữ chân vừa trả lương trang trải, đảm bảo cuộc sống cho anh em. Dịp tết vừa rồi, sau khi trả phần vay ngân hàng, còn bao nhiêu anh chia lương thưởng Tết cho hết người lao động. Đến lúc chia xong thì anh cũng chẳng còn gì. Vậy nhưng Tết đến, anh vẫn có đủ cả. Công nhân của anh họ hiểu, họ bảo nhau, người chặt cành đào đẹp nhất ở vườn nhà, người mang gà, người mang rượu quê, người mang gạo, thịt lợn đến biếu.
Hôm trước gặp thấy anh khoe: “Tớ bán xe, bán cả cái nhà đang cho thuê, phải giữ nhà máy, việc làm, đang xin làm gia công lại mấy chi tiết máy bên đóng tàu. Anh em lại có việc rồi, nắng lên là hết dịch”.
Thế mới thấy rằng, đôi khi “sự tử tế” chỉ đơn giản như việc cho đi không mong nhận lại. Cho đi là gieo xuống những hạt thiện lành và hoa trái là kết quả của tương lai.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hãy thử nhìn “vết thương” của mình như một người thầy
Sống an vui 17:51 23/12/2024Mỗi vết thương đều có một bài học, nếu bạn chịu mở lòng để đón nhận. Hãy tự hỏi: “Điều này dạy mình điều gì về bản thân, về cuộc đời, hoặc về cách mình yêu thương người khác?”
Làm sao thực tập ngồi trong im lặng?
Sống an vui 13:00 23/12/2024Tôi bận việc từ sáng đến tối, không có cơ hội ngồi yên một mình? Làm sao mà tôi có cơ hội thực tập ngồi trong im lặng?
Uống nước đậu đen rang thường xuyên có tốt?
Sống an vui 10:19 23/12/2024Nước đậu đen rang là thức uống được nhiều người yêu thích, vậy uống nước đậu đen rang thường xuyên có ảnh hưởng gì không?
Cách ngủ của Thần y Hoa Đà dành cho người phải thức khuya làm việc mà vẫn khỏe
Sống an vui 08:27 23/12/2024Thức khuya là chuyện rất bình thường trong cuộc sống bận rộn ngày nay, nhưng thường xuyên ngủ trễ sẽ ảnh hưởng rất xấu đến cơ thể. Tuy nhiên, bạn sẽ không cần phải lo lắng về điều này nếu biết bí quyết ngủ của Thần y Hoa Đà.
Xem thêm