Kinh Từ bi thực giải
Đây là bài kinh trong kinh Tập thuộc Tiểu bộ kinh, dạy pháp thực hành tâm từ bi đối với tất cả chúng sanh.
Thông thường chúng ta hay nghe từ là ban vui, bi là cứu khổ; từ bi hai chữ diệt oan khiên; niệm Phật chuyên tâm tiêu vạn tội.
Một cách giải thích đơn giản từ bi là tình thương yêu chân thật, không dính mắc, không chấp thủ. Từ bi là thể của ba đời mười phương chư Phật.
Một vị Phật đầy đủ từ bi trọn vẹn và trí tuệ viên mãn, cho nên người Phật tử tu tập phát triển tâm từ bi là lẽ đương nhiên.
Những người muốn tu tập phát triển hạnh từ bi đúng theo lời dạy của đức Phật, tâm hằng mong sống đời bình yên thanh tịnh, hướng thượng, thường thực tập quán từ bi, thể hiện đời sống từ bi theo pháp, có khả năng sống rất chất phác, hiền hòa, không kiêu mạn, không sát sanh trong mọi trường hợp.
Chọn lối sống đơn giản dễ dàng, tri túc, thanh đạm, bất hại, có ý thức bảo vệ giữ gìn môi sinh, không bôn ba rộn ràng tìm cầu danh lợi hơn thua tranh chấp trong thế gian.
Hàng ngày chánh niệm, tỉnh giác phòng hộ giữ gìn lục căn (Mắt ,tai, mũi, lưỡi, thân và ý) luôn trong sáng, không bị lục trần (Sắc thanh hương vị xúc pháp) dẫn dắt, càng tu trí tuệ càng từ bi sáng suốt, tâm lực ý chí căng mạnh mẽ, chuyên cần tinh tấn toạ thiền học kinh, quán từ bi, không quyến luyến ái niệm, tuyệt không làm điều xấu ác tổn hại người vật thiên nhiên dù là nhỏ nhất.
Tâm luôn hướng nguyện cho chúng sanh, cho đất nước, cho con người thái bình an lạc, tất cả mọi sinh linh trong tam giới an lành, tràn đầy hạnh phúc.
Khởi lòng từ bi vô lượng với tất cả các loại chúng sinh không có một chút phân biệt dù yếu mạnh, lớn nhỏ hoặc trung bình, thấp cao không đồng đẳng và hết thảy chúng hữu tình, lòng từ vô phân biệt, cả hữu hình, vô hình; đã sinh hoặc chưa sinh, gần xa không kể xiết.
Lòng luôn hằng mong chúng sanh con người biết quy y Tam Bảo, giữ gìn 5 giới, siêng tu thập thiện, phát lòng Bồ đề, đừng lừa đảo mưu hại lẫn nhau, không bất mãn thù hằn, không gây ra đau khổ, vì tâm niệm vô minh sân si, cũng đừng vì nuôi oán hờn vọng tưởng mà làm hại lẫn nhau, gây khổ cho nhau.
Tâm từ bi phát nguyện càng rộng lớn, mong tất cả vạn loại chúng sanh mở rộng tình thương, hy sinh như mẹ hiền, suốt đời lo che chở, đứa con một của mình.
Hãy phát tâm từ bi vô lượng, đến tất cả sinh linh, hạt giống từ bi gieo cùng khắp cả tam giới, thế gian khổ ải, trên dưới và quanh mình, hoàn toàn không còn ích kỷ hẹp hòi oan trái, không hờn giận căm thù.
Từ bi tỉnh giác trong tứ oai nghi khi đi, đứng, ngồi, nằm, khi nào còn thức tỉnh, tâm luôn giữ niệm từ bi nầy, thân tâm thường thanh tịnh, phạm hạnh chính là đây.
Tu tập từ bi đúng pháp xả ly tà kiến và chấp thủ, nghiệm trì giới hạnh trọn vẹn, sẽ đạt Chánh trí viên mãn, không ái nhiễm, không tham đắm ngũ dục lục trần, từng bước thoát ly khổ não trong đường sinh tử luân hồi.
Từ bi là tâm của Phật, tu tập phát triển tâm từ bi hàng ngày, chính là làm sáng tâm Phật chính mình, là đang sống gần với Phật, rất có ích lợi cho bản thân, gia đình, xã hội và đất nước.
Dành khoảng 10 phút mỗi ngày tụng/ đọc một bài kinh từ bi của Phật là việc làm rất có ý nghĩa.
Các cháu học sinh mà học thuộc bài kinh này lớn lên sẽ hiếu thảo với ông bà cha mẹ, yêu thương quý mến mọi người, người công dân tốt của đất nước, của nhân loại.
Theo chỗ chúng tôi thấy, từ xưa đến nay định nghĩa: Đạo Phật là đạo từ bi, là định nghĩa hay nhất, đơn giản nhất, và có tính phổ quát nhất khi nói về Phật giáo.
Kinh từ bi
Rộng bao la
Sáng tặng niềm vui
Chiều giúp bớt khổ
Tâm Phật tổ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo
Kiến thức 11:20 03/11/2024Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.
Tìm lại chính mình
Kiến thức 09:00 03/11/2024Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Xem thêm