Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 11/11/2019, 15:54 PM

KTS Võ Trọng Nghĩa: Xã hội tốt bắt đầu từ những người giữ giới

Không nói dối, không trộm cắp, không sát sinh, không tà dâm, không uống bia rượu và chất gây nghiện - đây là 5 giới mà kiến trúc sư (KTS) Võ Trọng Nghĩa khuyên ai cũng nên duy trì để sống hạnh phúc hơn.

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Thiền định 

KTS Vo Trong Nghia
Bài liên quan

Chiều 25/10, KTS Võ Trọng Nghĩa đã tham dự talkshow "Thiền và kiến trúc" diễn ra ở ĐH Kiến trúc Hà Nội. Tại đây, anh có dịp được chia sẻ về kinh nghiệm thiền định cũng như ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệp kiến trúc suốt những năm qua.

Năm 2016, nhiều người ngỡ ngàng khi biết KTS Võ Trọng Nghĩa lựa chọn từ bỏ hết tất cả ở Việt Nam và đưa vợ con sang Myanmar tu tập. Khi đó, sự nghiệp của anh đang lên, công ty phát triển, gia đình ổn định. Không ai hiểu tại sao anh lại đưa ra quyết định này.

Tuy nhiên, đối với KTS Võ Trọng Nghĩa, thiền định không chỉ là cái phước mà anh may mắn có được, mà còn là thứ giúp anh thăng hoa hơn trong công việc.

"Khi đến với thiền, tôi cảm thấy bớt đau khổ dần, bớt nóng tính dần và bớt cả những đau khổ trong cuộc sống", anh chia sẻ trong buổi giao lưu với sinh viên.

Càng thiền tốt, càng làm kiến trúc giỏi

Trong thời gian KTS Võ Trọng Nghĩa tu tập ở nước ngoài, sự nghiệp của vị kiến trúc sư nổi tiếng này gặp không ít trở ngại. Thiền định không cho phép anh lên mạng, vì nó sẽ cản trở sự tĩnh tâm. Mỗi ngày, anh chỉ có thể làm việc từ 10-30 phút, thời gian còn lại dùng để thiền. Vì thế, các chủ đầu tư dần rút hợp đồng về, còn nhân viên chán nản nghỉ việc.

"Tôi may mắn phát triển được định lực - sự siêu tập trung trong một thời gian ngắn. Từ tập được vài giây, tôi có thể tập được vài tiếng liên tục. Nhờ sự tập trung đó, mặc dù công ty bị hủy hợp đồng lớn, nhân viên nghỉ bớt cũng không sao", anh cho biết.

KTS Vo Trong Nghia 2
Bài liên quan

Theo Võ Trọng Nghĩa, kiến trúc và thiền định không hề mâu thuẫn với nhau. Anh chỉ coi kiến trúc là một nghề nghiệp để kiếm sống bình thường hàng ngày, không quan trọng bằng thiền định. Ngay chính tại công ty của mình, anh cũng luôn khuyến khích nhân viên hành thiền 2 tiếng/ngày vì thói quen này rất tốt cho việc sáng tạo kiến trúc.

"Thiền tốt thì sẽ học kiến trúc rất nhanh, không phải là nhanh so với người khác mà là nhanh hơn so với chính mình", anh giải thích. "Một người làm việc gì đó mất 3 đêm nhưng sau khi thiền lại chỉ mất 3 tiếng, chứng tỏ họ đã trở nên siêu việt hơn rất là nhiều so với chính bản thân mình."

Từ khi tu tập, anh luôn dậy từ 4h30 sáng, ngồi thiền đến 6h30 rồi ăn sáng, sau đó lại tiếp tục thiền cho tới giờ ăn trưa lúc 11h30. Anh cho rằng phải chuyên tâm tu tập thì mới nghĩ ra được nhiều ý tưởng hay.

"Nói chung là ngồi thiền đi đã, ngồi làm việc sau!", KTS Võ Trọng Nghĩa kết luận.

Nếu giữ đủ 5 giới, tất cả mọi người đều hạnh phúc

Bản thân KTS Võ Trọng Nghĩa rất đề cao việc giữ giới, bởi đây là nền tảng cho bất cứ ai muốn tập thiền, là việc tối quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Anh chủ trương giữ 5 giới: không nói dối, không trộm cắp, không sát sinh, không tà dâm, không uống bia rượu và chất gây nghiện.

"Nếu tất cả đều giữ giới, mọi người tự khắc sẽ an lạc, hạnh phúc. Trong một môi trường quá chật chội và ô nhiễm, nó sẽ giúp mọi người sẽ bớt đi được những căng thẳng trong cuộc sống", vị kiến trúc sư nổi tiếng khẳng định.

KTS Vo Trong Nghia 3

Xã hội tốt bắt đầu từ những người giữ giới

Bài liên quan

Trong số 5 giới này, KTS Võ Trọng Nghĩa vô cùng coi trọng quy tắc không nói dối và áp dụng nó khá nhiều trong công việc. Theo anh, chỉ cần trung thực trong từng chi tiết là bản thân công trình cũng đẹp hơn rất nhiều. Người làm kiến trúc muốn sáng tạo nên một tác phẩm đẹp, khác lạ, nhẹ nhàng, bình thản thì trước tiên phải biết trung thực.

Thậm chí, KTS Võ Trọng Nghĩa và các đồng nghiệp không bao giờ dám chỉnh sửa ảnh công trình để gửi đi dự thi, bởi đó là hành động phạm giới rất nặng. Trong lần nộp giải thưởng kiến trúc ARCASIA 2019 vừa qua, dù đang tu tập ở Myanmar, anh vẫn gọi điện về nhắc nhở nhân viên kiểm tra lại thông tin tác phẩm gửi đi tranh giải. Nếu không đáp ứng đủ tiêu chí của ban tổ chức, dù có nộp đơn rồi vị kiến trúc sư này cũng yêu cầu rút xuống.

"Chúng tôi không dám sửa, phải tôn trọng sự thật", Võ Trọng Nghĩa nhấn mạnh. "Giải thưởng chỉ là chuyện nhỏ, phạm giới là chuyện lớn".

Ngoài ra, vấn đề không sát sinh cũng được KTS Võ Trọng Nghĩa khá quan tâm. Anh chỉ ra rằng mọi người thường hiểu nhầm không sát sinh là ăn chay, nhưng sự thật không phải như thế.

"Một con vật mình mua về rồi làm thịt nó thì mới gọi là sát sinh. Những con vật ở ngoài nhà hàng hay siêu thị người ta đã chế biến sẵn để mình mua thì không phá giới", anh giải thích tận tình.

KTS Võ Trọng Nghĩa cũng khuyên mọi người nên duy trì lâu dài đủ 5 giới này để sống hạnh phúc và thành công hơn, nhất là trong cuộc sống có phần ngột ngạt như hiện tại.

"Bây giờ ô tô có chạy đầy đường, chúng ta có hạnh phúc hơn không? Chưa chắc", anh nói. "Không cần phải nói dối để kiếm nhiều tiền hơn. Không cần bia rượu để kiếm nhiều tiền hơn. Không cần sát sinh để kiếm nhiều tiền hơn."

"Xã hội tốt bắt đầu từ những người giữ giới", KTS Võ Trọng Nghĩa kết luận.

Theo Ngọc Hà

Trí thức trẻ

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Về chùa Phổ Lại và thương…

Phật giáo và người trẻ 10:01 24/04/2024

Chùa Phổ Lại tọa lạc tại xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây là vùng trung du, đời sống bà con quanh năm gắn liền với đồng ruộng.

Trung thực với chính mình

Phật giáo và người trẻ 11:26 22/04/2024

Lúc mới bắt đầu sự nghiệp Lý thấy mình hiếu thắng lắm. Có thể hình thức mình trông có vẻ dễ thương và trong sáng, nhưng Lý biết mình chả phải vậy lắm đâu.

Tìm hạnh phúc từ bên trong

Phật giáo và người trẻ 09:38 22/04/2024

Harsha Nagaraju là một người Ấn Độ sinh sống ở TP Mysore, không xa đô thị Bangalore lớn nhất ở miền Nam Ấn. Khoảng 15 năm trước, Harsha đã từ bỏ công việc của một kỹ sư hóa học để sống cuộc đời “du mục” sau khóa thiền Vipassana 10 ngày.

Niệm Phật nhiệm mầu

Phật giáo và người trẻ 13:45 20/04/2024

Tôi với ba ngoài tình cha con thì đúng là tình đạo hữu. Ba vì bệnh nghiệp mà đến với đạo, tôi vì thấy nhiều ảnh hình của cái chết mà nghĩ về lẽ tử sinh. Bởi, chúng ta hay nghĩ về mưu sinh ít khi nghĩ tới mưu tử. Một khi “vô thường ập đến vạn duyên buông”, hối tiếc cũng ích gì…

Xem thêm