Kỷ niệm 66 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - những kỷ niệm không thể nào quên
Ngày 13/3/1954, quân ta nổ súng mở màn chiến dịch. Chiều ngày 7/5/1954, bộ đội ta tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. 56 ngày đêm ấy đã làm nên một chiến thắng chấn động địa cầu...
Nhân dịp kỷ niệm 66 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, mời quý độc giả, Phật tử cùng đọc những lời chia sẻ từ Cựu chiến binh Hồ Tấn Mạnh (làng Phổ Lại, xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, TT Huế) về những kỷ niệm không thể nào quên trong những năm tham gia kháng chiến.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh với pháp thoại 'Lắng nghe sâu vì hòa bình'
Tôi - Cựu chiến binh Hồ Tấn Mạnh, sinh ra và lớn lên tại làng Phổ Lại, xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, TT Huế. Mảnh đất quê hương nghèo khó, nhưng giàu truyền thống Cách mạng. Năm 1946 tôi đã tham gia làm liên lạc cho Huyện uỷ Quảng Điền, cũng trong năm đó được tin tập trung để nghe đồng chí (đ/c) Nguyễn Chí Thanh - Bí thư Tỉnh uỷ TT Huế phổ biến chủ trương kế hoạch đánh khách sạn Mo Ranh, Phong Điền (TT Huế) tuyển 06 người, Quảng Điền (TT Huế) có 03 người xung phong vào đội cảm tử gồm: Đ/c Ngật, đ/c Chai ở làng Nam Dương và tôi ở làng Phổ Lại, xã Quảng Vinh (Quảng Điền), chúng tôi xung phong đi chiến đấu ngay.
Trước khi đi chúng tôi được Huyện uỷ Quảng Điền chiêu đãi bữa chè đậu đen (Thời đó được thế là quý lắm rồi). Sau bữa chiêu đãi có một đồng chí cán bộ hỏi tôi: Biết đi là phải hy sinh sao em vẫn tình nguyện.
Tôi trả lời: Gia đình tôi có 04 anh em trai nếu tôi có hy sinh cho tổ quốc cũng chẳng sao, anh cán bộ ôm tôi và thán phục.
Chiều hôm đó chúng tôi được lên xe bịt kín chở lên Huế và được biên chế vào đại đội biệt động thuộc chi đội Trần Cao Vân, Tiểu đội tôi được biên chế 9 người, tôi được phân công làm tiểu đội phó có nhiệm vụ ôm bom tẩm xăng, sau một thời gian tập luyện khá thành thạo thì được lệnh không đánh khách sạn Mo Ranh nữa mà được giao nhiệm vụ đánh địch từ Đà Nẵng ra Lăng cô, lúc này tiểu đội được đổi thành tiểu đội trinh sát. Tiểu đội tôi được phân công đi tìm vị trí địch đóng quân, sau một ngày tìm địch cuối cùng cũng tim được một đại đội của địch, sau khi xác định được từng vị trí đóng quân của địch, chúng tôi trở về dẫn đại đội vào đánh tập kích, trong lúc đánh nhau không may cho tôi bị một viên đạn của địch bắn xuyên từ ngực chéo qua cánh tay trái.
Sau đó được đơn vị băng bó và chuyển về trạm y tế ở làng Mỹ Xá, huyện Quảng Điền để điều trị. Hơn 2 tháng điều trị vết thương tạm ổn, lúc này tôi được tin trong trận đánh đó đơn vị đã dành thắng lợi lớn tiêu diệt gần 30 tên và bắt sống 12 tên thu nhiều vũ khí, quân ta ít tổn thất. Sau khi vết thương dần hồi phục, tôi được cấp trên cho về nhà để gia đình chăm sóc bồi dưỡng một thời gian, lúc này tôi được gặp lại đ/c Bậc - cán bộ huyện sau khi hỏi han tình hình tôi kể lại trong trận đánh ở Lăng Cô bị thương, đ/c Bậc hỏi bây giờ em có đi theo các anh để tiếp tục hoạt động được nữa không? Tôi trả lời nếu được thế thì tốt quá cho em đi với.
Sau khi chào mẹ để ra đi, biết con mình đi là gian khổ, là hy sinh, nhưng mẹ tôi vẫn động viên tôi cố gắng lên đường phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trên giao, nói xong nhìn mẹ thấy hai hàng nước mắt chảy nhỏ giọt lăn trên gò má đang dần tăng thêm nếp nhăn theo năm tháng, tôi biết rằng mẹ động viên tôi để con an tâm, nhưng trong lòng mẹ ruột đau thắt như dao cắt. Tôi cũng biết rằng tình mẫu tử là cao cả, song vì đất nước đang bị kẻ thù xâm lược, nên mẹ con tôi phải tạm gác tình cảm riêng tư để dành cho quê hương đất nước. Rồi tôi tiếp tục tạm biệt gia đình quê hương lên đường tham gia đường dây liên tỉnh tại Trà Ve, miền tây Thừa Thiên, nhiệm vụ được giao là đưa người, hàng và công văn từ trạm Trà Ve vào Trạm La Ngoi và ngược lại.
Lúc này chiến trường không ác liệt, nhưng phải đối mặt với muôn vàn khó khăn gian khổ, thiếu ăn, thiếu mặc, sên vắt, sốt rét ác tính thường xuyên đe doạ mạng sống. Tất cả mọi thứ đều phải phụ thuộc vào bà con đồng bào dân tộc. Đầu năm 1947 gặp đồng chí Trần Quý Hai trên đường từ Quân khu 5 ra nhận nhiêm vụ Chính uỷ chi đội Trần Cao Vân (phiên hiệu KI) đồng chí thấy tôi mặc áo quần lính trinh sát đa cũ liền hỏi ngay em có phải là lính của Chi đội Trần Cao Vân? Tôi trả lời vâng ạ. Thấy tình hình sức khoẻ của tôi quá trầm trọng do sốt rét ác tính, đồng chí cho nhân viên quân y điều trị, cắt cơn sốt sức khoẻ dần dần hồi phục, đồng chí Trần Quý Hai hỏi tôi, em có muốn về đơn vị cũ không? Nếu được thế thì em mừng lắm.
Từ Iran nghĩ về Kinh Pháp Cú: Oán thù không diệt được oán thù
Về đến Hoà Mỹ mang theo thư của đồng chí Trần Quý Hai gửi chỉ huy Trần Cao Vân, sau khi được giới thiệu tên tuổi, anh ruột của tôi là Hồ Tấn Thích chạy lên ôm tôi, lâu ngày anh em không gặp nhau, được gặp lại nhau lại ở cùng đơn vị vui mừng khó tả. Mấy ngày sau, tôi được đề bạt làm tiểu đội phó. Đầu năm 1949 tôi được đề bạt làm tiểu đội trưởng của tiểu đoàn 319 tham gia trận đánh Hói Mít đã đánh lật đoàn tàu quân sự chở vũ khí, trận này tiêu diệt nhiều tên địch và bắt sống 7 tù binh thu nhiều chiến lợi phẩm, sau đó đơn vị hành quân về đóng quân tại Chợ Nịu xã Quảng Thái huyện Quảng Điền. Lúc này tôi được về thăm gia đình mấy hôm rồi lên đường về đơn vị, tôi hẹn với mẹ tôi cứ an tâm chờ con thời gian 5 đến 6 năm khi đó cuộc kháng chiến chống Pháp sẽ thành công mẹ đợi con về, nhưng không ngờ đến tháng 8 năm 1949, bọn thực dân Pháp từ trên An Lô bắn pháo về Phổ Lại, mẹ tôi bị trúng đạn, do vết thương quá nặng đã qua đời.
Sau trận Hói Mít tôi vinh dự được kết nạp vào Đảng và được cử đi học lớp cấp uỷ về làm tổ trưởng chính trị viên tiểu đoàn và làm bí thư tiểu đoàn bộ 328 tham gia đánh trận Thanh Lam Bồ. Năm 1951 được cấp trên cử làm chính trị viên phó đại đội 124 do (đồng chí Vũ Thắng sau này làm Bí thư Tỉnh uỷ TT Huế) làm đại đội trưởng.
Cuối năm 1951 và đầu năm 1952 đơn vị tôi lại được giao nhiệm vụ đánh trận Thanh Hương lần II Thắng lợi trọn vẹn. Hoà bình lập lại tôi được cấp trên cử đi học ở miền bắc, sau ra trường tham gia bộ đội Trường Sơn cho đến khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi hoàn toàn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà
Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.
Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn
Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.
Tôi tin nhân quả
Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.
Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…
Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.
Xem thêm