Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 10/12/2021, 10:10 AM

Ký sự ngày chung thất trai tuần Đại lão Hoà thượng Thích Phổ Tuệ

Chúng con thế hệ trẻ chưa từng trải qua những tháng ngày, những giai đoạn khó khăn thiếu thốn như các cụ nên không hiểu được hết những nỗi nhọc nhằn trong cuộc đời tu hành của các cụ.

Hôm nay từ tạ bảy tuần chay,

Viên Minh thuyền tự vắng Tổ Thầy.

Núi Nùng linh thiêng còn xanh mãi,

Sông Nhị dào dạt khắp trời mây.

Viên Minh tự tính vẫn tròn đầy,

Trần lao xả bỏ, về phương Tây.

Hoa sen chín phẩm lên giải thoát,

Công đức tu hành tận vị lai.

Nhân duyên chúng con được thị giả Ni trưởng Thích Đàm Hiện (trụ trì chùa Hồng Ân, thôn Tư Can, xã Châu Can, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) về chốn Tổ đình Viên Minh nhân ngày chung thất trai tuần Đại lão Hoà thượng Thích Phổ Tuệ - Đệ tam Pháp chủ GHPGVN.

Ni trưởng Thích Đàm Hiện.

Ni trưởng Thích Đàm Hiện.

Trước di ảnh, bảo tháp của Tổ, vị Ni trưởng bùi ngùi nhớ lại và kể về những câu chuyện từ những ngày còn trẻ, gắn bó với chốn tổ đình Viên Minh. Từ những câu chuyện Tổ Ráng sai bảo đi dẫn lộ đám tang cho người dân làng ở Quang Lãng; đến những câu chuyện chấp tác đăng gia thường nhật tại chốn Tổ: "Có lần Tổ sai đi lấy nước thì tôi nghe không rõ tôi lại đi ra vườn lấy mướp, Tổ mới bảo cháu tôi bị lẫn thật rồi". Nhà chùa và dân làng chúng con cùng huyện nhưng khác xã, cách chốn Tổ đình Viên Minh hơn chục cây số nhưng trong làng trong xã có công to việc lớn đều ra chốn Tổ thưa thỉnh: năm thầy của cụ viên tịch, Tổ Ráng chỉ cho hướng đặt tháp, xây tháp, xây cổng chùa làng thì ra xin chữ Tổ, ma chay thì dân ra xin bùa...

Những câu chuyện kỷ niệm tưởng chừng như mới hôm qua mà giờ Tổ đã cao đăng Phật quốc...

Screenshot_16

Năm nay, vị Ni trưởng cũng đã gần 90 tuổi, giờ đi lại phải chống gậy, lưng đã còng, tai nghe chuyện thì có câu cũng nghe được có câu thì không nghe rõ nhưng vẫn minh mẫn, gặp các Thượng tọa vẫn ra vấn an thưa hỏi.

Mấy hôm trước chúng con có hỏi: "Con bạch cụ! Hôm đám cụ Tổ, cụ có đi ra viếng Tổ không?". Cụ bảo: "Tôi ra hôm chiều 18 (18/9 âm lịch), đông quá tôi chỉ vào viếng Tổ trong lễ đài rồi ra thăm tháp Tổ và ra về, chứ giờ tôi cũng già yếu không ở lại được đám lâu". Chúng con mới lại hỏi: "Con bạch cụ! Thế 49 ngày Tổ, cụ lại ra chốn Tổ, cho chúng con đi cùng theo". Dù tuổi cao, nhưng vẫn phải đảm đương công việc lễ bái tín ngưỡng tâm linh cho mấy làng xã, sư bác thì đi học, rồi việc chùa chiền còn nhiều bề bộn nhưng nay sư cụ cũng cho chúng con theo cùng ra chốn Tổ.

Screenshot_14

Chúng con thế hệ trẻ chưa từng trải qua những tháng ngày, những giai đoạn khó khăn thiếu thốn như các cụ nên không hiểu được hết những nỗi nhọc nhằn trong cuộc đời tu hành của các cụ. Tuổi sư cụ cũng ngày một cao, sẽ thêm già thêm yếu bởi vạn vật vốn vô thường. Tuy nhiên cụ vẫn hành hương, vẫn lễ Tết về chốn Tổ, nhớ ơn được Thầy Tổ. Cụ bảo tôi còn ở đời ngày nào thì tôi cũng sẽ vẫn về với chốn Tổ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đối trị phiền não khi niệm Phật

Góc nhìn Phật tử 11:05 26/04/2024

Thực ra không phải tới lúc niệm Phật chúng ta mới có phiền não, hoặc nhận biết ra chúng ta đang có, thậm chí quá nhiều phiền não, mà nói cho đúng: phiền não đã có trong chúng ta từ vô lượng kiếp tới nay.

Trường sinh bất tử qua cái nhìn của nhà Phật

Góc nhìn Phật tử 21:39 25/04/2024

Từ ngàn xưa, con người đã hằng nung nấu, ôm ấp ước mơ được trường sinh bất tử. Tuy nhiên, sự bất tử trường sinh dường như chỉ thấy có được trong những câu chuyện thần thoại hoang đường, hay truyền thuyết mơ hồ viễn vông.

Lành thay nếu được là học trò của Đức Phật

Góc nhìn Phật tử 14:37 25/04/2024

Giả như có một lần úp mặt vào lòng bàn tay suy ngẫm, ta sẽ thấy con người ngay từ lúc thoát thai đã chịu bất công: người rạng ngời tướng tốt ủ yên trong gấm vóc lụa là, kẻ đui què câm điếc lại còn sinh trong gia đình bần tiện.

Tu hành là sự chọn lựa sống một cách có ý nghĩa

Góc nhìn Phật tử 11:40 25/04/2024

Tu hành không chỉ là việc thực hành các pháp môn và nghi lễ tôn giáo, mà còn là một hành trình tâm linh, làm thay đổi bản thân và cách nhìn nhận cuộc sống. Mỗi khi chúng ta bước chân vào con đường tu tập, chính là lúc chúng ta chọn ngược lại với nhịp sống bình thường của xã hội.

Xem thêm