Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 21/09/2023, 12:50 PM

Làm cách nào để có nghị lực làm được những điều mình hiểu?

Làm sao để tâm con có thể thật sự muốn chia tay? Dù con hiểu rất rõ là nên thế này nên thế kia... tâm mình ích kỷ, con hiểu rất rõ... nhưng con không dứt được, con cứ bị bản ngã của mình sai sử. Con đổ thừa cho duyên nghiệp, nhưng con biết đó cũng là cách ngụy biện của con.

Hỏi: 

Kính thưa Thầy! Con là một Phật tử thuần thành, con học giáo lý rất nhiều, hiểu biết nhiều nhưng chỉ là lý thuyết, con chưa áp dụng được bao nhiêu vào đời sống thực tại.

Mỗi ý niệm khởi lên con đều nhìn thấy rất rõ, nhưng con không xử lý theo sự hiểu biết của con được. Ví dụ: Khi con nổi giận, con rất biết là con đang giận, nhưng khi thì con kìm được, khi thì không.

Trước đây mỗi khi như vậy thì con thấy bực mình, phiền não lắm, vì thấy mình quá tệ. Nhưng sau thì con thấy bực mình cũng vô ích, con tự khoan dung với mình, biết mình tệ thì từ từ rồi sửa, chớ cứ uất ức với mình thì cũng chẳng ích gì, gây ra phiền não gấp đôi. Tóm lại là con rất tỉnh táo với từng niệm sinh khởi của mình, nhưng để xử lý nó theo cái hiểu của mình thì con chưa xử lý rốt ráo được.

Con cũng biết đã làm người vào cõi này lại sinh làm thân nữ thì chắc chắn là nghiệp nặng rồi, con đâu dám mong cầu ngày một ngày hai mà thoát ngay được. Nhưng có nhiều lúc phiền não quá sức chịu đựng của con. Con cầu cứu, tìm gặp thì vị Thầy nào cũng khuyên con những điều con đã biết, con chưa tìm được cách gì hữu hiệu có thể giúp đỡ hỗ trợ cụ thể hơn được cho con.

Giờ đây, con đang yêu thương một người, con biết con yêu thương người đó là vì người đó yêu thương con, thật ra con yêu người đó cũng là vì người đó thỏa mãn cái tôi của con. Hoàn cảnh trái ngang chúng con không thể đến với nhau được. Thật lòng thì con đã có quyết tâm không lập gia đình, không sinh đẻ con cái, đời này kiếp này con lỡ vướng vào mối quan hệ cha mẹ anh em, nhưng con đã phát nguyện đời sau con xin làm tu sĩ, nên kiếp này con dứt khoát không lập gia đình, con muốn chia tay. Con tìm mọi cách để chia tay, nhưng con biết, lòng con không muốn chia tay nên dù con có cố tìm cách gì cũng vô hiệu.

Làm sao để tâm con có thể thật sự muốn chia tay? Dù con hiểu rất rõ là nên thế này nên thế kia... tâm mình ích kỷ, tâm mình tham đắm v.v... con hiểu rất rõ... nhưng con không dứt được, con cứ bị bản ngã của mình sai sử. Con đổ thừa cho duyên nghiệp, nhưng con biết đó cũng là cách ngụy biện của con, nếu mình quyết tâm thì nghiệp cũng có thể chuyển mà.

Thầy ơi! Kính xin Thầy từ bi, chỉ dạy cho con, làm cách nào để có nghị lực làm được những điều mình hiểu?

Con là người rất có nghị lực trong nhiều lãnh vực khác của cuộc sống, chớ không phải người yếu đuối, nhưng sao trong chuyện này con quá bất lực!... Con phân tích mình kỹ đến vậy mà vẫn không chịu buông bỏ sự tham đắm của mình. Giờ con phải làm sao để có thể "tự trị" nổi mình hở Thầy?

Kính xin Thầy chỉ dạy cho con một cách thiết thực nhất. Con kính đảnh lễ Thầy!

Làm chủ cảm xúc chính là bí quyết đơn giản để sống an vui

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đáp: 

Có thể vì con học giáo lý quá nhiều, nên bây giờ bị ảnh hưởng "chân lý lý tưởng" trong Kinh điển quá nặng, giống như người bị lạm thuốc, do đó đâm ra con sợ "chân lý thực tế". Chân lý Kinh điển dù lý tưởng cách mấy cũng chỉ là kiến thức, mà thường là đã bị bóp méo theo tầm nhận thức của người đời nên đã trở thành những quan niệm cứng nhắc. Vì vậy không thể giác ngộ giải thoát theo chân lý Kinh điển mà chỉ có giác ngộ trong chân lý thực tế mà thôi.

Chân lý thực tế nằm trong đời sống chứ không nằm trong kinh điển. Kinh điển có thể giới thiệu chân lý, nhưng muốn thấy chân lý thì phải thấy nó trong thực tế.

Đừng nghe kinh điển nói quá cao siêu mà bay bổng lên mây, hãy đối diện với thực tế con mới thấy ra bản chất thật của chính con và đời sống. Không trải nghiệm thực tế thì không có giác ngộ.

Ngài Yassa là một công tử ăn chơi trác táng cho đến lúc chán ngán, thấy ra mọi vui thú đều vô nghĩa nên khi nghe Đức Phật chỉ vào chỗ cốt lõi của sự thật thì ông thấy ngay và đã trở thành bậc Thánh. Tại sao chẳng tu ngày nào mà cũng thành Thánh? Vì ông chưa hề biết đến chân lý Kinh điển bao giờ nhưng ông lại có thừa trải nghiệm sự thật trần trụi của cuộc đời, mà đó chính là chân lý thực tế.

Hãy nhìn thẳng vào chính con, lắng nghe cảm xúc của mình và hãy nhớ rằng: "Cái đúng chỉ có từ cái sai chứ không từ cái đúng lý tưởng". Nếu con không từng sai không bao giờ con biết được thế nào là đúng.

Có thể vì hiểu lầm kinh điển lên án cái sai nên con không dám đối diện với cảm xúc thực của chính mình chăng?

Điều quan trọng là con có học ra sự thật bằng chính sự trải nghiệm của mình hay không chứ đừng cả tin vào bất cứ điều gì hay bất cứ ai. Phật đã chẳng dạy như vậy với người dân xứ Kalama đó sao? Quá tin vào "chân lý lý tưởng" mà tránh né sự thật, đó là một mâu thuẫn vô cùng tai hại...

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Giải phóng chính mình khỏi mọi niềm tin giới hạn

Hỏi - Đáp 09:20 27/04/2024

Hỏi: Tại sao cùng một bài giảng, cùng một câu chuyện hay cùng một vấn đề mà những người nghe lại tiếp nhận chúng theo rất nhiều hướng khác nhau?

Làm sao con chuyển hóa được niềm đau trong con thành sự an lạc và tĩnh lặng?

Hỏi - Đáp 15:00 26/04/2024

Hỏi: Thưa Thầy, khi con nhìn thấy Thầy, con cảm nhận được sự định tĩnh và niềm an lạc nơi Thầy, nhưng đồng thời con lại thấy một niềm đau trong con…Con muốn được như Thầy. Làm sao con có thể chuyển hóa niềm đau trong con thành niềm vui, sự an lạc và tĩnh lặng như Thầy?

Sinh viên ở trọ có thể tu tập như thế nào?

Hỏi - Đáp 12:10 26/04/2024

Sau những khóa tu dành cho học sinh – sinh viên, bước đầu chập chững học Phật có rất nhiều bạn sinh viên băn khoăn về hoàn cảnh ở trọ, ở tập thể rất đông đúc và ồn ào…Như vậy tâm muốn hướng về Phật, muốn ăn chay, đọc kinh, tu hành nhưng làm sao để hòa hợp với hoàn cảnh sống?

Siêu độ là gì? Người đã vãng sanh có cần lập bài vị siêu độ không?

Hỏi - Đáp 09:30 26/04/2024

Hỏi: Ý nghĩa siêu độ là gì? Người có thoại tướng, cứ cho là đã vãng sanh, sau này còn phải lập bài vị siêu độ cho họ nữa không ạ?

Xem thêm