Thứ năm, 07/05/2020, 08:44 AM

Vì vô minh nên cướp đi mạng sống của loài vật

Sát sinh là cướp đi mạng sống của con vật. Người đời thường có câu “Vật dưỡng nhân” với tư tưởng con vật sinh ra là để phục vụ nhu cầu ăn uống cho con người, dẫn đến họ xem việc sát sinh, cướp đi mạng sống của loài vật là chuyện bình thường.

Phật tử có nên sát sinh để cúng người đã khuất?

Vào ngày 2-5, ông Lê Vĩnh Thái - Tổng Biên tập tạp chí Sông Hương (thuộc Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã tham gia chuyến dã ngoại cùng với một số người dân. Sau đó ông Thái đã đăng lên Facebook của mình hình ảnh chuyến đi, trong đó có ảnh một con vật được cho là con dê đang được nướng bên bếp than. Sau đó ông thấy không hay nên đã gỡ hình ảnh này.

Tuy nhiên, sau đó trên mạng xã hội Facebook, nhiều người đăng tải hình ảnh con dê được lấy từ Facebook ông Thái với những nội dung nghi ngờ là những động vật rừng quý hiếm.

Hình ảnh được ông Thái đăng lên Facebook.

Hình ảnh được ông Thái đăng lên Facebook.

Đồ chay giả mặn giảm việc sát sinh như thế nào?

Vào ngày 3-5, ông Thái đã lên tiếng về thông tin nghi vấn ông đã giết hại động vật quý hiếm để ăn nhậu giữa rừng. Ông cho rằng đó không phải là thú rừng mà là con dê do ông và nhóm bạn nướng để ăn uống ở khu vực nương rẫy cạnh đường quốc lộ 1.

Ngày 5/5, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên – Huế khẳng định loài động vật mà ông Lê Vĩnh Thái, Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương cùng nhóm bạn nướng thịt, xuất hiện trên mạng xã hội là con dê nuôi, giống đực.

Sát sinh là cướp đi mạng sống của con vật. Người đời thường có câu “Vật dưỡng nhân” với tư tưởng con vật sinh ra là để phục vụ nhu cầu ăn uống cho con người, dẫn đến họ xem việc sát sinh, cướp đi mạng sống của loài vật là chuyện bình thường.

Sát sinh không phải là một hành động bình thường của một con người lương thiện. Với đạo Phật luôn xem trọng sinh mạng của chúng sinh là bình đẳng kể cả người hay vật thì góc độ của sát sinh thật tàn nhẫn. Mỗi chúng ta, những loài hữu tình có cảm xúc và cảm giác đều ham sống sợ chết, sợ đau sợ khổ thì với những loại vật cũng vậy, chúng cũng có cảm giác sợ hãi, đau đớn và sân hận khi bị cướp đoạt mạng sống. Thế nhưng nhu cầu ăn uống, ham ăn ngon, ăn lạ đã che lắp trí tuệ, khiến chúng ta trở nên tàn nhẫn.

Lực lượng chức năng xác định địa điểm nướng con dê.

Lực lượng chức năng xác định địa điểm nướng con dê.

Gieo nghiệp sát sinh quả báo sẽ nghèo hèn

Xưa nay người ta vẫn coi việc giết hại sinh linh – đặc biệt là giết hại những súc vật lớn là điều tối kỵ. Phật gia có giảng: “Vạn vật hữu linh”, còn trong dân gian lại có câu: “Sinh nghề tử nghiệp”, có người nói chữ “nghiệp” ở đây không chỉ có hàm ý biểu thị nghề nghiệp mà còn có hàm ý là chỉ nghiệp lực (ác nghiệp) mà họ gây ra trong chính cái nghề mà mình đang làm, xem ra cũng không phải là không có lý!

Như vậy, hình ảnh về con vật bị nướng trên đống lửa dù có là loài động vật hoang dã, quý hiếm hay chỉ là loài vật nuôi bình thường thì việc làm của ông Lê Vĩnh Thái đã cướp đi mạng sống của một loài vật. Vì vô minh, không biết trân trọng mạng sống của loài vật đã dẫn đến những hành động sát sinh. 

Sát sinh là hành động mang đến hậu quả không chỉ về thể xác và tinh thần mà còn ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh. Đạo Phật khuyến cáo nên ăn chay để ngưng nghiệp sát để không bị rơi vào vòng vay trả sinh mạng lẫn nhau. 

Chúng ta dù là con người hay loài vật cũng là những chúng sanh vô minh đang luân hồi trong sáu nẻo, rồi cũng chết đi theo quy luật tự nhiên, cớ gì sống mà gây đau khổ cho loài khác. Chẳng khác nào hình ảnh mà Đức Phật đã dạy cho đệ tử: Một đàn bò xếp hàng vào lò mổ, nhưng chúng vẫn đấu đá, xô xát lẫn nhau để kết oán thù. Mỗi bữa ăn, một miếng thịt đối với chúng ta là một món ăn nhưng đối với loài vật là cả một sinh mạng của chúng!

Người đệ tử Phật luôn tâm nguyện và thực hành không giết hại chúng sinh.

Người đệ tử Phật luôn tâm nguyện và thực hành không giết hại chúng sinh.

Nghiệp sát sinh hại vật dẫn đến quả khổ đau

Vì thế người đệ tử Phật luôn tâm nguyện và thực hành không giết hại chúng sinh. Chẳng những không giết hại mà còn phóng sinh, tích cực bảo vệ sự sống và môi trường xanh sạch. Dĩ nhiên, trong thực tiễn cuộc sống hạnh lành này rất khó thực hiện một cách vẹn toàn. Việc đầu tiên, để tránh quả báo xấu địa ngục, người đệ tử Phật nguyện không nghĩ và không làm những việc tổn hại đến mạng sống con người. 

Chúng ta dù là con người hay loài vật cũng là những chúng sinh vô minh đang luân hồi trong sáu nẻo, rồi cũng chết đi theo quy luật tự nhiên, cớ gì sống mà gây đau khổ cho loài khác. 

Vì thế người đệ tử Phật luôn tâm nguyện và thực hành không giết hại chúng sinh. Chẳng những không giết hại mà còn phóng sinh, tích cực bảo vệ sự sống và môi trường xanh sạch. Dĩ nhiên, trong thực tiễn cuộc sống hạnh lành này rất khó thực hiện một cách vẹn toàn. Việc đầu tiên, để tránh quả báo xấu địa ngục, người đệ tử Phật nguyện không nghĩ và không làm những việc tổn hại đến mạng sống muôn loài chúng sinh. 

> Xem thêm video "Tam tự tánh trong Phật giáo":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà

Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024

Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.

Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn

Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024

Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.

Tôi tin nhân quả

Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024

Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.

Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…

Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024

Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.

Xem thêm