Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 24/08/2019, 12:09 PM

Làm gì để tạo phước cho chính mình?

Hôm nay chúng ta sẽ tự mình nương tựa vào những lời dạy chính yếu của Đức Phật. Đức Phật dạy chúng ta hãy nương tựa vào chính mình bởi vì chúng ta là người tự tạo ra nghiệp tốt, nghiệp xấu, và là người tự gặt hái những kết quả hạnh phúc hoặc đau khổ tương ứng với những việc chúng ta đã làm.

>>Phật tử có thể đọc loạt bài về Phước báu

Đức Phật dạy chúng ta hãy nương tựa vào chính mình bởi vì chúng ta là người tự tạo ra nghiệp tốt, nghiệp xấu, và là người tự gặt hái những kết quả hạnh phúc hoặc đau khổ tương ứng với những việc chúng ta đã làm. Ảnh minh họa

Đức Phật dạy chúng ta hãy nương tựa vào chính mình bởi vì chúng ta là người tự tạo ra nghiệp tốt, nghiệp xấu, và là người tự gặt hái những kết quả hạnh phúc hoặc đau khổ tương ứng với những việc chúng ta đã làm. Ảnh minh họa

Bài liên quan

Thế Tôn lúc sắp Thành đạo dưới cội bồ-đề, ngoài trí tuệ của thiền quán thì công năng của phước đức tích lũy trong nhiều kiếp tu hành đã phát huy dụng lực, góp phần đẩy lùi và quét sạch nội ma, ngoại chướng. Ngay cả ma vương Ba-tuần với binh hùng tướng mạnh cũng không khuất phục được công năng và dụng lực của phước đức thậm thâm vi diệu.

Không chỉ Thế Tôn, tứ chúng đệ tử của Ngài nếu vun bồi cội phước sâu dày thì mọi ma chướng, nghịch duyên đều không thể phá hại. Vì thế, “Này các Tỳ-kheo! Hãy làm phước chớ mệt mỏi” là một trong những pháp tu căn bản của những người con Phật. Dù xuất gia hay tại gia, nếu siêng năng gieo trồng và tích lũy được công đức, phước báo thì sự nghiệp ở trong đạo hay ngoài đời đều có cơ hội đểthành công, mọi việc đều như nguyện.

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Nếu có người tuân theo một pháp, chẳng rời một pháp, thì ma Ba-tuần chẳng thể được thuận tiện, cũng chẳng thể đến quấy nhiễu người. Thế nào là một pháp? Nghĩa là phước nghiệp công đức. Sở dĩ như thế là vì Ta tự nhớ khi xưa, lúc thành đạo dưới cội bồ-đề, cùng các Bồ-tát nhóm ở một nơi. Tệ ma Ba-tuần đem mấy ngàn vạn ức binh, đủ mọi tướng mạo, đầu thú mình người không thể kể xiết: Trời, Rồng, Quỷ thần, A-tu-la, Ca-lâu-la, Ma-hầu-la-già v.v... đều đến tụ họp. Ma Ba-tuần nói với Ta rằng:

- Sa-môn, mau mọp xuống đất!

Phật dùng sức phước đức lớn hàng phục được ma oán, các trần cấu tiêu mất, không có các uế nhiễm, liềnthành đạo Vô thượng Chánh chơn. Các Tỳ-kheo nên quán nghĩa này. Nếu có Tỳ-kheo công đức đầy đủ, tệ ma Ba-tuần chẳng thể được thuận tiện phá hoại công đức ấy.

Bấy giờ Thế Tôn liền nói kệ này:

Có phước khoái lạc,

Người không phước khổ,

Đời này, đời sau,

Làm phước hưởng vui.

Như vậy, này các Tỳ-kheo! Hãy làm phước chớ mệt mỏi.

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm Hộ tâm,

VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.117

Phước đức ấy chính là sự tiếp nối tuệ giác của Thế Tôn, ứng dụng trong đời sống hằng ngày thông qua những biểu hiện thiết thực: có đầy đủ niềm tin, giới hạnh, bố thí và trí tuệ. Niềm tin Tam bảo là cội nguồn của mọi phước đức

Phước đức ấy chính là sự tiếp nối tuệ giác của Thế Tôn, ứng dụng trong đời sống hằng ngày thông qua những biểu hiện thiết thực: có đầy đủ niềm tin, giới hạnh, bố thí và trí tuệ. Niềm tin Tam bảo là cội nguồn của mọi phước đức

Không phải ngẫu nhiên mà ông cha ta đã rút ra kinh nghiệm sống quý giá “Có phước, có đức mặc sức mà hưởng”. Phước đức ấy chính là sự tiếp nối tuệ giác của Thế Tôn, ứng dụng trong đời sống hằng ngày thông qua những biểu hiện thiết thực: có đầy đủ niềm tin, giới hạnh, bố thí và trí tuệ. Niềm tin Tam bảo là cội nguồn của mọi phước đức. Vì ba ngôi quý báu Phật Pháp Tăng là ngọn đuốc sáng soi đường cho mọi nẻo lành. An trú vững chắc vào niềm tịnh tín Tam bảo thì tự khắc chúng ta sẽ thiết lập được đời sống đạo đức, lương thiện và hân hoan với thí xả, mở rộng lòng ra với mọi người. Biết sống với niềm tin, đạo đức và buông xả, sống cho mình và mọi người, sống với an vui hiện tại và tương lai, đó chính là tuệ giác.

Phật dạy cho chúng ta tám cách tạo công đức để sống an lạc, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ đó là: 

1- Bố thí

2- Giữ giới trong sạch

3- Thiền tập

4- Hoan hỷ với công đức hay thiện nghiệp do người khác làm

5- Khiêm tốn

6- Hồi hướng phước báo mỗi khi làm việc thiện

7- Thường xuyên đọc kinh nghe pháp

8- Hoằng pháp lợi sinh

Ngoài tám cách tạo phước đức như Đức Phật dạy thì việc chúng ta đối xử với chính bản thân mình cũng là một phần tạo nên phước đức cho chính mình. Trong kinh Pháp Cú Phật dạy rằng tâm làm chủ, tâm dẫn đầu các pháp thiện hay ác. Tâm là người thực hiện mọi hành vi, cũng vừa là kẻ nhận lãnh những hành động do chính mình tạo ra. Tâm là chủ nhân của bao điều họa phúc, là ông chủ ra lệnh cho kẻ đầy tớ trung thành của mình để nói năng và hành động tốt hay xấu. Đức Phật dạy: “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, thắp lên với chánh pháp”, chúng ta hãy nương tựa chính mình, bởi vì ta là người tạo ra việc làm tốt xấu, rồi gặt hái kết quả khổ đau hay hạnh phúc.

Đại đức Thích Trúc Thái Minh - Trụ trì chùa Ba Vàng trong một bài pháp thoại cũng đã có những chia sẻ rất ý nghĩa về vấn đề đối xử với bản thân mình như thế nào để có phước đức nhất cho chính bản thân mình. Đại đức chia sẻ: Khía cạnh thứ nhất là đày đọa tấm thân này là không đúng trung đạo của đạo Phật, khía cạnh thứ hai là yêu chiều tấm thân này quá, chăm lo hết lòng vì nó, làm nô lệ cho thân này tức là quá hưởng thụ, đam mê cho cái thân này cũng là sai. Từ đó chúng ta nên không quá khổ hạnh, đày đọa cũng không quá hưởng thụ dục lạc, đam mê, chúng ta nên trở về trung đạo. Chúng ta nên biết giữ gìn, bảo trọng tấm thân để nó là con thuyền giúp chúng ta vượt qua biển khổ, qua sông mê. 

Ngoài tám cách tạo phước đức như Đức Phật dạy thì việc chúng ta đối xử với chính bản thân mình cũng là một phần tạo nên phước đức cho chính mình.

Ngoài tám cách tạo phước đức như Đức Phật dạy thì việc chúng ta đối xử với chính bản thân mình cũng là một phần tạo nên phước đức cho chính mình.

Bài liên quan

Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật có dạy: "Dù lên non, xuống biển, vào hang, nghiệp báo vẫn theo con người như hình với bóng, không ai có thể tránh được". Nghĩa là nếu như con người không biết tu nhơn tích phước, chỉ lo tạo tội tạo nghiệp, trong cuộc sống đấu tranh giành giựt hằng ngày, cho đến khi quả báo thuần thục, không ai có thể tránh được, dù cho người đó là bất cứ ai trong thế gian này, không phân biệt vua quan, chức quyền hay thường dân, giàu sang hay nghèo hèn, học thức hay bình dân, nam phụ lão ấu, tín đồ hay chức sắc.

Hầu hết chúng ta có lẽ nghĩ rằng tạo phước đức là chỉ làm việc từ thiện, trong thực tế có những cách khác để có tạo phước. Giống như khi ăn, chúng ta không chỉ ăn cơm thôi, chúng ta còn ăn rau và trái cây. Cơ thể của chúng ta cần năm nhóm thực phẩm để được mạnh mẽ và khỏe mạnh. Tương tự như vậy, tâm của chúng ta chỉ sẽ phát triển nếu chúng ta tu tập mười cách để tạo thiện nghiệp. Vì vậy phận sự của chúng ta là đưa những gì chúng ta nghe ngày hôm nay vào sự thực hành. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đường thẳng và đường vòng

Góc nhìn Phật tử 16:54 18/03/2024

Trong giờ học, một vị thiền sư chỉ vào một bản đồ và hỏi: "Các dòng sông trên hình ảnh này có đặc điểm gì?". Các học trò trả lời: "Chúng luôn lượn vòng thay vì chảy theo một đường thẳng".

Phật dạy cách sống một đời như bốn mùa đầy màu sắc

Góc nhìn Phật tử 22:16 17/03/2024

Đời người có sinh lão bệnh tử, thời tiết có xuân hạ thu đông. Lấy bốn mùa để ví như một đời người.

Ngày mưa và ngày nắng

Góc nhìn Phật tử 22:05 17/03/2024

Tâm lý chung của nhiều người là khi quá bận rộn, họ sẽ quên bẵng đi và không thực sự để tâm cho những thú vui thanh tao như vẽ tranh, đọc sách, nghe nhạc hay hành thiền. Tuy nhiên, khi có nhiều thời gian dành cho những việc đó thì họ lại cảm thấy buồn chán, bức bách.

Bài học về thìa muối

Góc nhìn Phật tử 10:36 17/03/2024

Thành công của mỗi người tuỳ thuộc rất lớn vào thái độ sống của người đó. Hãy giữ cho ô cửa tâm hồn trong trẻo thì tâm hồn mỗi người sẽ được bao trùm bởi sự lạc quan, niềm tin cuộc sống, sự thân ái của tình người.

Xem thêm