Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 30/12/2022, 10:16 AM

Làm gì khi phải đứng trước những phân vân lựa chọn?

Thầy ơi, Con biết rằng những điều khiến con băn khoăn vẫn còn thuộc tục đế nhiều lắm, nhưng con không biết làm sao nên con xin gửi thư giải bày cùng Thầy ạ.

Câu hỏi:

Con năm nay 30 tuổi, đã trải qua nhiều được - mất, thành - bại, để rồi giờ đây nhìn lại, con thật lòng biết ơn sâu sắc bởi chính những bài học về thất bại trong cả sự nghiệp và hôn nhân đã khiến con trưởng thành hơn và hiểu hơn về tính hai mặt của cuộc đời. Và nhớ lời Thầy dạy, dù đang như thế nào đi nữa thì con cũng nhắc mình trở về trọn vẹn với hiện tại, tinh tấn chánh niệm và tỉnh giác.

Nhưng Thầy ơi, con chỉ có một băn khoăn, là sao con đường sự nghiệp tục đế của con luôn khiến con phải đứng ở ngã ba đường để phải ra quyết định lựa chọn A hoặc B. Con nhớ lời Thầy dạy rằng dù A hay B thì cũng được cả vì mỗi lựa chọn đều có bài học riêng của pháp. Nhưng nếu khi trong cuộc sống có lúc ta phải đưa ra những quyết định chọn lựa quan trọng, thì ta nên có thái độ như thế nào thì phù hợp ạ? Nên nghe theo trực giác và tiếng nói từ tận sâu bên trong của mình, hay nên phân tích bằng lý trí những điểm được, điểm mất, điểm cân bằng giữa đời và đạo, giữa ý muốn của song thân và những gì mà mình nghĩ là sẽ tốt cho song thân ạ? Trước đây con vốn là người sống lý trí nên thường đắn đo suy nghĩ rất nhiều trước khi quyết định, có phải điều đó chính là nhân khiến con luôn bị đưa vào thế lựa chọn và tự mình phiền não không, thưa Thầy?

Ngoài ra, liệu việc một ai đó sinh ra là có một sứ mệnh nào đó tốt đẹp cho mình, cho đời; để rồi nếu ta vẫn rong chơi chưa đi đúng vào nghề nghiệp vốn là sứ mệnh thì sẽ bị pháp gởi đến những bài học hoặc lời nhắc nhở để ta phải đi vào đúng con đường không ạ thưa Thầy?

Con viết dài quá rồi, Thầy đọc đến đây hẳn cũng mệt luôn vì văn phong thể hiện của con còn nhiều bối rối. Con biết ơn và tri ân Thầy nhiều lắm. Con kính chúc Thầy nhiều sức khỏe và an lạc ạ.
Con, Gia Linh.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trả lời:

Con đúng là nặng lý trí nên dễ bị phân vân lựa chọn. Nếu con rõ biết vấn đề thì không cần phân vân mà vẫn chọn đúng, hoặc con có niềm tin thì chọn gì cũng tốt để học bài học của mình. Còn nếu con không rõ vấn đề thì đương nhiên phân vân, vì chọn gì cũng không đúng ý con.

Theo: Trung tâm Hộ tông

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Pháp danh “Phổ Hiền” có quá lớn lao?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 16:20 13/05/2024

Hỏi: Pháp danh của con là Phổ Hiền, thưa thầy Phổ Hiền là tên của một vị Bồ tát, vậy pháp danh của con có "lớn lao" quá chăng! Hay con vẫn gìn giữ và tôn trọng, vẫn nhớ về vị thầy thuộc Hệ Phái Khất Sĩ của mình, và thực hành hạnh bố thí, phóng sanh v.v...để học hạnh Bồ Tát Phổ Hiền?

Một ngày mới tinh khôi

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 08:20 13/05/2024

“Một ngày mới tinh khôi" - giờ đây khi tâm hồn đã thoát khỏi cơn mê của cái Ta ảo tưởng, của khuôn khổ buộc ràng, của tư duy nô dịch, của quan niệm cứng nhắc, của những mối quan hệ chằng chịt giữa cuộc đời thì mỗi ngày đều mới mẻ tinh khôi…

Chúng sinh ở các cõi giới khác có tu học hay không?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 09:25 12/05/2024

Thưa Thầy! Thầy có nói về các cõi giới khác với cõi người, vậy ở các cõi giới đó chúng sinh có tu tập không ạ? Vì con thấy có một số video người đã chết nhập vào người sống, rồi nói nguyện vọng của họ muốn đến chùa tu tập.

"Diệt trừ ngã mạn là khó"

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 16:15 10/05/2024

Hỏi: Kính thưa Thầy, con có đọc Phật dạy hãy làm 20 điều khó trích trong Kinh 42 chương. Trong đó, có điều thứ 12 là "Diệt trừ ngã mạn là khó" có nghĩa là gì thưa Thầy?

Xem thêm