Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 15/09/2023, 08:30 AM

Làm sao để bình thản trước được - mất ở đời?

Đi qua một cuộc đời, mỗi người chúng ta thông qua nỗ lực, hoặc may mắn, đều có được nhiều thứ: tài sản, thanh danh, quyền lực, tình cảm, người thân, mối quan hệ.v.v… nhưng rồi những thứ đó đến một ngày lại mất đi, để lại những tiếc nuối, sầu khổ.

Thời Đức Phật, có một người phụ nữ tên Kisa Gotami, cô sinh được một đứa con trai và cảm thấy vui sướng vô vàn. Hàng ngày cô hết mực yêu thương chiều chuộng con, chăm bẵm từng chút một. Bỗng một ngày con trai cô mắc bệnh rồi chết. Kisa đau đớn đến gần như điên loạn, cô không chịu an táng con trai, mà khăng khăng nghĩ rằng sẽ có cách để nó tỉnh lại.

Cô bế xác con tìm đến Đức Phật vì nghe nói Ngài có thần thông quảng đại, khẩn thiết xin Đức Phật cứu. Đức Phật nói với Kisa hãy tìm một gia đình xưa nay không có người chết, xin họ vài hạt cải đem về đây, Đức Phật sẽ làm phép cứu cho con trai cô sống lại.

Nghe thế Kisa mừng rỡ vô cùng, vội lật đật đi xin hạt cải. Cô tìm đến nhà đầu tiên, hỏi họ rằng gia đình họ xưa nay từng có người chết không, họ lắc đầu. Cô tiếp tục qua nhà khác, đi hết làng trên xóm dưới, kiên trì hỏi lần lượt từng nhà, nhưng không hề có gia đình nào chưa từng có ai chết cả. Không nản, cô tiếp tục đi khắp hang cùng ngõ tận dò hỏi.

Thở đi, khổ đau ơi!

01

Vất vả suốt ngày dài, hỏi đến nhà nào cũng đều có người chết, không con cháu chết thì cha mẹ, ông bà chết, không vợ chết thì chồng chết, không anh chết thì em chết… dần dần Kisa chợt tỉnh ngộ: cái chết là một điều hiển nhiên, nó sẽ đến với tất cả mọi người, không thể khác.

Cô bình tĩnh lại, không đi tìm hạt cải nữa, mà gạt dòng lệ, đem xác con trai an táng trong rừng Thi Lâm, rồi quay về gặp Đức Phật xin xuất gia học Đạo, không bao lâu chứng quả vị A La Hán.

Khi đối diện với mất mát, người ta thường tập trung tìm lí do, vì sao lại phải chịu mất mát như vậy ? Làm thế nào để có được lại ? Hiếm ai có thể nhìn ra rằng, có thể có vô số lí do dẫn đến sự mất mát, xong bất kể lí do nào đi nữa, sự mất mát vẫn luôn diễn ra. Đó chính là quy luật vô thường của vạn vật: Không gì tồn tại mãi, có sinh thì phải có diệt, có được thì phải có mất.

Khi được thì dĩ nhiên rất vui. Nhưng đó cũng là chỗ để tham đắm nổi lên, bám chấp vào thứ mình có được, mở đường cho những sai lầm. Và rồi không gì có thể cản đường sức phá hủy của quy luật Vô thường, có được rồi thì đến một ngày sẽ phải có mất, nếu không mất bằng cách này thì cũng mất bằng cách khác.

Đến khi đối mặt với mất mát thì thân tâm sầu khổ, than trời trách người, dằn vặt vì lí do này lí do kia chứ không chịu chấp nhận rằng mất mát chính là kết cục mà vũ trụ đã định sẵn ngay từ lúc được.

Muốn không đau khổ vì sự thất thường lúc được lúc mất trong cuộc đời, bạn hãy suy nghiệm để thấu suốt quy luật vô thường: “Được rồi ắt có ngày phải mất”. Nhờ thế nên khi có được điều gì đó, tâm bớt đắm luyến vào cái mình được, đến khi nó mất đi, vì bất cứ lí do gì, tâm ta sẽ bình thản đón nhận.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Giá trị thực tiễn của ngôi chùa

Kiến thức 13:15 05/05/2024

Hơn 2000 năm nay, thực tế đã chứng minh ngôi chùa ở Việt Nam không chỉ là biểu hiện cụ thể của kiến trúc Phật giáo mà còn gắn liền với hồn cốt, văn hóa dân tộc, là nơi truyền bá tư tưởng đạo đức, phản ánh phong tục, tập quán, nếp sống tinh thần của người dân qua từng giai đoạn lịch sử.

Đem lại hạnh phúc cho chư thiên và loài người

Kiến thức 10:37 05/05/2024

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, rừng Jetavana, dạy các Tỷ kheo: Một người, này các Tỷ kheo, khi xuất hiện ở đời, đem lại hạnh phúc và an lạc cho số đông, vì lợi ích, vì hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài người. Một người ấy là ai? Chính là Thế Tôn, bậc A la hán, Chánh đẳng giác.

Bất diệt trong sinh diệt

Kiến thức 09:20 05/05/2024

Đạo Phật, trái lại, lại phát huy cho ta thấy trong cái thân thể sinh diệt vô thường có cái bản tánh vô thượng bất sinh diệt. Đạo Phật đã phát huy bản tánh ấy bằng cách căn cứ ngay với giác quan thô cạn chứ không xa xôi đâu khác.

Suy ngẫm lời Phật dạy: Học rộng, mến đạo, chưa chắc hiểu đạo

Kiến thức 08:14 05/05/2024

Lời Phật dạy 'Học rộng, mến đạo, chưa chắc hiểu được đạo. Muốn hiểu đạo, phải có ý chí sống thực với đạo, thì đạo lực càng lớn mạnh' mang ý nghĩa sâu sắc về con đường tu hành và giác ngộ.

Xem thêm