Thứ năm, 24/03/2022, 11:25 AM

Làm sao để không bị dính mắc trong các mối quan hệ?

Làm thế nào để không bị dính mắc trong quan hệ với người khác?

Câu hỏi:

Làm thế nào để không bị dính mắc trong quan hệ với người khác?

Trả lời: 

Trước nhất, bạn phải nhận định rõ dính mắc là gì, rồi bạn cởi bỏ nó. Đó là lúc bạn nhận chân được sự không dính mắc. Tuy nhiên, nếu bạn lại có sẵn định kiến rằng “mình không nên dính mắc”, thì cũng vẫn không phải là như vậy. Vấn đề là không đứng trên lập trường chống đối sự dính mắc, coi dính mắc như là một điều cấm kỵ, mà là quan sát nó. Chúng ta hãy tự hỏi: “Dính mắc là gì? Dính mắc vào một vật có đem lại cho ta hạnh phúc hoặc đau khổ chăng?” Rồi chúng ta quán chiếu điều đó. Như thế, chúng ta sẽ bắt đầu thấy được dính mắc là gì và rồi chúng ta có thể buông xả nó.

Nếu bạn lại từ một vị trí lý tưởng mà cho là rằng mình không nên để bị dính mắc vào bất cứ cái gì, thì bạn sẽ nẩy ra ý kiến rằng: “Ồ, tôi không thể là một Phật tử vì tôi yêu vợ tôi, vì tôi bị dính mắc với vợ tôi. Tôi yêu nàng và tôi không thể buông nàng ra được. Tôi không thể xa nàng được.” Loại suy nghĩ này phát sinh từ ý niệm cho rằng bạn không thể để cho mình bị dính mắc.

Nhưng khi bạn buông xả được sự dính mắc rồi, thì bạn sẽ thấy rằng mối quan hệ giữa những người thân của chúng ta chính là lòng thương yêu nhau một cách hồn nhiên.

Nhưng khi bạn buông xả được sự dính mắc rồi, thì bạn sẽ thấy rằng mối quan hệ giữa những người thân của chúng ta chính là lòng thương yêu nhau một cách hồn nhiên.

Nhận chân được sự dính mắc không có nghĩa là bạn từ bỏ vợ bạn. Nó chỉ có nghĩa là bạn từ bỏ quan điểm sai lầm về tình cảm giữa bạn và vợ bạn mà thôi. Sau khi nhìn rõ vấn đề rồi, bạn sẽ thấy là tình yêu thương vợ thì vẫn còn đó, nhưng là tình yêu thương trong sáng, không bị biến dạng thành ra đeo cứng, bám chặt lấy nhau. Một trái tim bao la, trong sáng, có quá đủ khả năng để yêu thương người khác trong trạng thái thuần khiết. Nhưng bất cứ một sự bám víu, dính mắc nào, thì cũng sẽ luôn luôn phá vỡ tình yêu thuần khiết ấy.

Nếu bạn yêu ai, rồi khởi sự muốn nắm giữ, níu kéo, thế là từ đó mọi chuyện bắt đầu phức tạp, thành ra tình yêu của bạn đem lại đau khổ cho bạn. Thí dụ, bạn yêu con cái trong nhà, nhưng nếu bạn trở nên dính mắc vào chúng, thế là bạn không còn thật sự yêu chúng nữa, bởi vì bạn không còn thật sự gắn bó với con người thật của chúng. Bạn sẽ có đủ loại ý kiến cho tương lai của chúng, nên như thế này, như thế kia, và đủ loại ước mơ mà bạn kỳ vọng nơi chúng. Bạn muốn chúng vâng lời bạn, muốn chúng trở nên tốt lành, muốn chúng học hành giỏi. Với thái độ đó trong cung cách đối xử với con cái, là bạn đã không thật sự thương yêu chúng, bởi vì nếu chúng không hoàn tất được niềm mong mỏi của bạn, thì cơn giận dữ vì thất vọng của bạn sẽ nổi lên, và bạn sẽ chống đối lại chúng. Do đó sự dính mắc vào con cái lại thành ra cản trở tình cha mẹ thương yêu con.

Nhưng khi bạn buông xả được sự dính mắc rồi, thì bạn sẽ thấy rằng mối quan hệ giữa những người thân của chúng ta chính là lòng thương yêu nhau một cách hồn nhiên. Chúng ta sẽ thấy rằng chúng ta có thể để cho con cái được tự do sống theo ước vọng của chúng, hơn là cương quyết bắt chúng phải trở thành như điều mà chúng ta muốn.

Khi tôi nói chuyện với các bậc phụ huynh, họ thường than phiền rằng, sự có con cái đã đem lại cho họ nhiều nỗi thống khổ, cũng vì họ đã kỳ vọng vào chúng biết là bao. Khi chúng ta mong mỏi con cái đi trên con đường nào đó, không phải là con đường khác, thế là chúng ta đã tạo ra nỗi phiền não và đau khổ trong tâm. Nhưng nếu chúng ta càng buông xả được những tư tưởng đó ra khỏi tâm, thì chúng ta càng có được khả năng đáng kinh ngạc về sự cảm nhận và phát hiện ra con người thật của con cái chúng ta.

Sự cởi mở của chúng ta đó dĩ nhiên là khiến cho con cái cảm thấy gần gũi với cha mẹ hơn, sẽ tâm tình với chúng ta, chứ không còn phản ứng tiêu cực như khi chúng ta cứ bám sát để kiểm soát chúng nữa. Bạn cũng thấy rằng đã có biết bao nhiêu người trẻ tuổi, phản ứng một cách không cảm thông, trước lời ra lệnh của chúng ta: “Cha mẹ muốn con trở nên như thế này”.

Một tâm hồn bao la, thanh tịnh, không phải là một tâm hồn rỗng tuếch, khiến cho bạn không có cảm xúc hoặc quan tâm về bất cứ điều gì. Nhưng là một tâm hồn ngời sáng, ánh sáng của sự mẫn cảm và rộng mở tấm lòng. Đó chính là khả năng thích hợp với đời, chấp nhận cuộc đời nó là như thế.

Khi chúng ta chấp nhận cuộc đời nó là như thế, thì chúng ta có thể đáp ứng một cách thích hợp trong mọi hoàn cảnh, chứ không đến nỗi chỉ biết phản ứng một cách lo âu và chống cự, đối với cuộc đời.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024

Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?

Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024

Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?

Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?

Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024

Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.

Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?

Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024

Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...

Xem thêm