Thứ năm, 04/02/2021, 06:01 AM

Thấy nghe mà không dính mắc

Tu căn là một trong những pháp hành quan trọng của giáo pháp Thế Tôn. Khi căn (giác quan) tiếp xúc với trần (cảnh, đối tượng của giác quan) phát sinh cảm thọ (vừa ý, không vừa ý, hoặc trung tính), rồi hình thành nhận thức phân biệt yêu ghét mà tạo ra nghiệp tốt xấu khác nhau.

Tu căn là vẫn thấy nghe rõ ràng nhưng nhờ có chánh niệm và tỉnh thức nên không dính mắc, hạn chế hoặc không tạo nghiệp.

“Một thời, Phật ở tại Ca-vi-già-la, Mâu-chân-lân-đà. Bấy giờ có một niên thiếu tên là Uất-đa-la, là đệ tử của Ba-la-xà-na, đi đến chỗ Phật, cung kính hỏi thăm, rồi lui ngồi một bên.

Thấy nghe mà không dính mắc 1

Dính mắc thì đau khổ

Bấy giờ, Đức Thế Tôn hỏi Uất-đa-la:

- Thầy con là Ba-la-xà-na có dạy cho các con tu tập các căn không?

Uất-đa-la trả lời:

- Bạch Cù-đàm, đã có dạy.

Đức Phật bảo Uất-đa-la:

- Thầy con dạy tu về các căn như thế nào?

Uất-đa-la bạch Phật:

- Thầy con nói, mắt không nhìn thấy sắc, tai không nghe tiếng; đó là tu về căn.

Phật bảo Uất-đa-la:

- Nếu như lời thầy con nói thì những người mù tu căn chăng? Vì sao? Vì chỉ có người mù mới không thấy sắc bằng mắt.

Bấy giờ, Tôn giả A-nan đang đứng phía sau cầm quạt hầu Phật. Tôn giả nói với Uất-đa-la:

- Như lời của Ba-la-xà-na nói, thì người điếc tu căn chăng? Vì sao? Vì chỉ có người điếc tai mới không nghe tiếng.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói với Tôn giả A-nan:

- Khác sự tu căn vô thượng trong pháp luật của Hiền thánh.

Tôn giả A-nan bạch Phật:

- Xin Đức Thế Tôn vì các Tỳ-kheo nói về sự tu căn vô thượng trong pháp luật của Hiền thánh, để cho các Tỳ-kheo nghe xong sẽ vâng lời thực hành theo.

Phật bảo A-nan:

- Hãy lắng nghe và suy nghĩ kỹ, Ta sẽ vì các ông mà nói.

- Duyên mắt và sắc, nhãn thức sanh, thấy sắc vừa ý, muốn tu sự nhàm tởm của Như Lai với chánh niệm chánh trí. Do duyên mắt và sắc, nhãn thức sanh, không vừa ý, muốn tu sự không nhàm tởm của Như Lai với chánh niệm chánh trí. Do duyên mắt và sắc, nhãn thức sanh, vừa ý không vừa ý, muốn tu sự nhàm tởm không nhàm tởm của Như Lai với chánh niệm chánh trí. Do duyên mắt và sắc, nhãn thức sanh, không vừa ý vừa ý, muốn tu sự không nhàm tởm của Như Lai với chánh niệm chánh trí. Do duyên mắt và sắc, nhãn thức sanh, vừa ý không vừa ý, vừa không vừa ý, muốn tu lìa bỏ cả hai, sự nhàm tởm và không nhàm tởm của Như Lai, an trụ xả tâm, với chánh niệm chánh trí.

- Như vậy, A-nan, nếu có người nào đối với năm trường hợp này, tâm khéo điều phục, khéo đóng kín, khéo thủ hộ, khéo nhiếp trì, khéo tu tập, thì đó là ở nơi mắt và sắc mà tu tập căn vô thượng. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý… pháp cũng lại như vậy.

- Này A-nan, đó gọi là tu căn vô thượng trong pháp luật của Hiền thánh”.

(Kinh Tạp A-hàm, kinh số 282[trích])

Thấy nghe mà không dính mắc 2

Buông bỏ dính mắc cuộc đời

Rõ ràng, tu căn vô thượng trong pháp luật của Hiền thánh không phải là che mắt, bịt tai như đui như điếc mà chính là làm chủ các căn nhờ chánh niệm và chánh trí. Khi căn tiếp xúc với trần, nếu thọ vui vừa ý thì sinh tâm tham đắm, cần phát huy chánh niệm, giác tỉnh để giữ vững tâm không dính mắc. Ngược lại nếu thọ khổ không vừa ý thì sinh tâm chán ghét nóng giận xua đuổi, cần phát huy chánh niệm, giác tỉnh để giữ tâm thanh tịnh. Trong trường hợp có sự đan xen giữa vừa ý và không vừa ý cũng cần buông bỏ hết để an trụ với tâm xả rỗng rang.

Với sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) khi tiếp xúc với sáu trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) đều phải tu căn vô thượng như vậy thì tuy căn và trần có tiếp xúc, có cảm thọ nhưng không ái nhiễm. Vì không có tham ái yêu ghét nên không nắm giữ (thủ), nghiệp không được tác tạo, hữu không hình thành. Vì thế, nếu tu căn một cách miên mật và trọn vẹn thì hành giả có thể đoạn tận ái, chấm dứt tiến trình luân hồi sinh tử.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Phổ Môn giải thoát

Kiến thức 16:30 17/03/2025

Phẩm Phổ môn trong kinh Pháp Hoa thường được các chùa Bắc truyền dùng trong thời khóa tụng kinh, nhất là tụng thời Tịnh Độ hoặc vào dịp lễ cầu an, nhưng không phải ai cũng hiểu được những giá trị tư tưởng cao quý thâm sâu, cũng vận dụng được trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm

Kiến thức 10:00 17/03/2025

Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn

Kiến thức 10:00 13/03/2025

"Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".

Ai là người biết cúng dường Như Lai đúng nghĩa?

Kiến thức 06:20 09/03/2025

Đức Phật dạy: "Những người tin ta, thương ta, họ sẽ được phước báu nhưng không đủ điều kiện giải thoát. Nhưng những người thực hành giáo pháp, họ sẽ giác ngộ giải thoát". (Vậy muốn được hưởng phước báu hay muốn giải thoát? Quyền nơi bạn.)

Xem thêm