Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 26/09/2024, 10:05 AM

Làm sao để một đạo tràng phát triển và bền vững?

Hỏi: Kính bạch thầy! Cho chúng con hỏi làm sao để một đạo tràng phát triển và bền vững?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đáp:

Mục đích của một đạo tràng khi được thành lập là gì?

Có phải là để mọi người có duyên với Phật pháp có cơ hội học, thực tập những phương pháp của Phật pháp và ứng dụng vào đời sống hàng ngày.

Chuyển hoá những niềm đau nỗi khổ, đạt được tuệ giác, chánh tri kiến, đến được bến bờ của giải thoát.

Phương pháp tu học ở đây phải là những phương pháp cụ thể, có khả năng chuyển hoá được nỗi khổ, niềm đau. Những phương pháp tu học có khả năng đánh thức tuệ giác trong ta, phát triển được nội lực tâm linh của chính mình.

Nếu thành lập đạo tràng với tinh thần như thế thì đạo tràng ấy sẽ bền vững và phát triển.

-Thành lập lên một đạo tràng là vì thấy các bạn đồng tu xung quanh, và chính mình cần có một nơi để tu học, nương vào nhau để tu học vì ta biết rằng "ăn cơm thì có canh, tu hành nên có bạn" để nhắc nhở nhau mỗi khi ta giải đãi, thiếu tinh tấn.

Nếu thành lập đạo tràng với tinh thần như thế thì đạo tràng ấy sẽ bền vững và phát triển.

-Thành lập lên một đạo tràng với tinh thần phụng sự Tam bảo chứ không phải phụng sự một vị thầy nào đó, một nhóm nhỏ người nào đó. Nếu thành lập đạo tràng với tinh thần như thế thì đạo tràng ấy sẽ bền vững và phát triển.

-Thành lập một đạo tràng biết định một hướng tu tập rõ ràng, tuệ giác không có theo khuynh hướng mê tín, làm những điều trái với lời Phật dạy như xem sao, giải hạn, xem bói, xem tướng, mua bán bùa chú mà không tin vào giáo lý nhân quả. Gieo nhân nào thì gặt quả đấy. Nếu thành lập đạo tràng với tinh thần như thế thì đạo tràng ấy sẽ bền vững và phát triển.

-Thành lập một đạo tràng tu học, biết nương tựa vào các bậc thầy chân tu. Thường xuyên thỉnh những vị thầy chân tu về giảng dạy, hướng dẫn tu học mà không kẹt vào tông môn, không kẹt vào một vị thầy duy nhất, hoặc vị thầy đã qui y cho mình. Ý thức rằng vị thầy qui y cho mình chỉ là đại diện cho Tam bảo, đại diện cho thập phương tăng mà thôi, luôn tôn kính chân Tăng, mở lòng tiếp nhận sự giáo huấn.

Nếu thành lập đạo tràng với tinh thần như thế thì đạo tràng ấy sẽ bền vững và phát triển.

-Nếu thành lập một đạo tràng luôn lấy tinh thần hoà hợp, thương yêu, biết dùng phương pháp ái ngữ và lắng nghe trong các buổi hội họp. Không nói thị phi, không nói xấu nhau đặc biệt là không nói tiêu cực về người đang vắng mặt. Nếu thành lập đạo tràng với tinh thần như thế thì đạo tràng ấy sẽ bền vững và phát triển.

Còn thành lập một đạo tràng hoặc một hội để có được:

hư danh là hội trưởng, hội phó.

không kính Phật trọng Tăng.

ích kỷ, chỉ biết lợi ích của một nhóm nhỏ.

Thành viên trong đạo tràng không biết lắng nghe nhau, không biết sử dụng ái ngữ, tranh giành hư danh, nói thị phi, nói xấu nhau...

Thấy một vị thầy tuy biết là chân tu, có tuệ giác nhưng không nằm trong tông môn, không dám thỉnh mời. Sợ ảnh hưởng lên Phật tử của đạo tràng, sợ Phật tử sẽ theo vị thầy này mà không theo vị thầy mà mình đã qui y với.

Có tri giác sai lầm rằng khi qui y với vị thầy nào thì chỉ có vị thầy đó là sư phụ duy nhất của mình. Tâm hẹp hòi, ích kỷ, bảo thủ không xem trọng sự phát triển tuệ giác, nội lực tâm linh của đại chúng.

Nói xấu bậc chân tu, vì vị này có ảnh hưởng đến đại chúng của đạo tràng mình để tạo sự ghi ngờ, xa lánh. Dựng chuyện bôi xấu, bịa đặt không hành trì theo 5 giới căn bản của một người cư sĩ. Tạo nhiều khẩu nghiệp mà không biết sám hối. Phá sự hoà hợp của những đạo tràng tu học khác vì sự ích kỷ, ghanh tỵ tập khí thế gian.

Không theo chánh kiến mà theo tà kiến. Không theo chánh tín mà theo tà tín...Nếu có những biểu hiện như thế thì đạo tràng sẽ không bao giờ phát triển và không bền vững.

Lợi ích của việc sinh hoạt đạo tràng

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ác nghiệp đã trót gieo, phải làm sao để ác báo không trổ ra?

Kiến thức 10:35 05/11/2024

Mỗi ngày chúng ta đều gieo trồng những nhân thiện, ác lẫn lộn. Những nhân này tuyệt đối không hề mất đi, nó được lưu trữ trong tàng thức của chúng ta. Quá trình từ nhân đi đến quả đều cần phải có duyên. Vậy làm sao để tránh được duyên ác?

Đi về phía an lạc hạnh phúc

Kiến thức 09:20 05/11/2024

Kinh Trường bộ ghi: Đường này đến an lạc giải thoát Niết bàn, chấm dứt khổ đau; Đường kia đến ưu phiền não loạn khổ đau trong sinh tử luân hồi, các người muốn đi đường nào?

Muốn mau lành bệnh

Kiến thức 07:03 05/11/2024

Ai cũng biết Đức Phật ngoài mười hiệu tôn quý còn được xưng tán là Y vương, bậc thầy của các thầy thuốc trong việc trị liệu tâm bệnh của chúng sanh. Không chỉ chữa trị tâm bệnh, Đức Phật còn là một vị thầy thuốc đúng nghĩa chữa trị cả thân bệnh nữa.

Hãy từ bỏ những nghề tạo ra ác nghiệp

Kiến thức 19:30 04/11/2024

Trong cuộc sống, mỗi người có một công việc, một nghề nghiệp riêng. Xét về phương diện tác nghiệp thì những nghề như đồ tể, đao phủ là những nghề tạo ra ác nghiệp, không có lợi ích cho tự thân ở đời này và đời sau.

Xem thêm