Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 08/11/2021, 16:04 PM

Đạo tràng lý tưởng

Theo giáo lý của kinh A Di Đà, những người thường trú ở thế giới Cực Lạc cũng thực tập niệm Bụt, niệm Pháp và niệm Tăng. Niệm Bụt, niệm Pháp, niệm Tăng là để tiếp xúc được với Tam Bảo và khi tiếp xúc được với năng lượng của Tam Bảo thì ta được sống trong sự an ninh, vững chãi và thảnh thơi.

‘‘Này nữa Xá Lợi Phất! Tất cả những ai sinh về nước Cực Lạc đều có tư cách bất thối chuyển, trong số ấy có nhiều vị đã là bồ tát nhất sinh bổ xứ. Số lượng của các vị này đông đảo vô cùng, không thể dùng toán học mà kiểm đếm được, ta chỉ có thể dùng danh từ vô số A Tăng Kỳ để diễn tả mà thôi.’’

Trong kinh này, Bụt liên tiếp đưa ra những hình ảnh rất tích cực về nước Cực Lạc, và sau khi đưa ra những hình ảnh tích cực kia Bụt lại nói: ‘‘Còn nữa... này nữa...’’ Trong nguyên văn là: ‘‘Phục thứ Xá Lợi Phất!’’. Chúng ta dịch là ‘‘Này nữa Xá Lợi Phất!'' .''Này nữa Xá Lợi Phất! Tất cả những ai sinh về nước Cực Lạc đều có tư cách bất thối chuyển.’’ Bất thối chuyển có nghĩa là không còn bị sa đọa trở lại. Thối là đi lui; hễ sinh sang nước đó rồi thì chỉ đi tới thôi, không còn đi lui, không rơi rụng trở lại nữa, nghĩa là không rơi rụng trở lại trong cõi đau khổ, chìm đắm và hệ lụy. Tại sao? Tại vì có một cái gì giống như một cái lưới đã được giăng ra làm cho mình có muốn rơi xuống cũng không rơi xuống nữa. Cái lưới đó là cái lưới gì mà giữ cho ta không sa đọa trở lại? Đức Thế Tôn sẽ cho chúng ta biết trong một đoạn kinh tiếp theo.

Bất thối chuyển nghĩa là không còn sa đọa trở lại. Những người nào sinh về cõi Cực Lạc đều có tư cách bất thối chuyển. Và trong số đó có nhiều vị bồ tát đã là nhất sanh bổ xứ. Bồ tát nhất sanh bổ xứ là bồ tát sẵn sàng được sinh ra một lần cuối để thành Phật. Muốn cõi nào thì đi về cõi đó để thành Bụt. Đức Thích Ca Mâu Ni trước khi sanh đã là bồ tát nhất sanh bổ xứ, sinh ra lần chót ở cõi Ta Bà và thành Bụt ở đây. Số lượng các vị này, tức là các vị bồ tát nhất sanh bổ xứ, đông đảo vô cùng, không thể nào dùng toán học để kiểm đếm được. Ta chỉ có thể dùng danh từ vô số A Tăng Kỳ để diễn tả mà thôi. A Tăng Kỳ có nghĩa là vô số. Chữ A tức là vô và Tăng Kỳ là số.

‘‘Xá Lợi Phất! Chúng sanh mọi nơi, khi nghe nói tới nước Cực Lạc đều nên phát nguyện sanh về nước ấy.’’

Khi nghe tiếng chim hót, thì được nhắc nhở những giáo lý Ngũ căn, Ngũ lực, Thất bồ đề phần,... khi nghe tiếng gió reo qua đọt thông thì ta cũng được nghe pháp; sống giữa những người biết đi, đứng, nằm và ngồi trong chánh niệm thì ta cũng được đi, đứng, nằm và ngồi trong chánh niệm và tâm tư ta luôn luôn nghĩ đến điều thiện.

Khi nghe tiếng chim hót, thì được nhắc nhở những giáo lý Ngũ căn, Ngũ lực, Thất bồ đề phần,... khi nghe tiếng gió reo qua đọt thông thì ta cũng được nghe pháp; sống giữa những người biết đi, đứng, nằm và ngồi trong chánh niệm thì ta cũng được đi, đứng, nằm và ngồi trong chánh niệm và tâm tư ta luôn luôn nghĩ đến điều thiện.

Lễ rước giới bổn trong Đại giới đàn Qua Bờ thuộc Đạo tràng Mai Thôn

Đó là lời gởi gắm, nhắn nhủ và khuyên bảo của đức Thế Tôn. Đức Thế Tôn khuyên rằng: Nếu quý vịđược nghe nói đến cõi Cực Lạc thì nên phát tâm sanh về cõi đó. Và Thế Tôn đưa ra một lý do rất chính đáng:

‘‘Tại sao? Tại vì sinh về nước đó thì sẽ được sống chung và gần gũi với rất nhiều các bậc thiệnnhân cao đức.’’Trong kinh có rất nhiều câu hay nhưng câu này là câu hay nhất. Không phải là sinh về nước đó thì có vàng, bạc, ao, hồ, gió, các loại chim, các hàng cây hay các thứ đẹp đẽ khác mà bởi vì một lý do rất quan trọng. Nước này có một cảnh tượng rất đẹp: đó là nơi tụ họp của rất nhiều người dễ thương, rất nhiều bậc cao đức. Đó là lý do số một để chúng ta sinh về. Tại vì sinh về chỗ đó thì ta sẽ được sống chung và gần gũi với rất nhiều người dễ thương. Tuy Bụt Thích Ca không nói rõ nhưng chúng ta biết rằng Bụt A Di Đà là một người có khả năng rất lớn trong việc xây dựng tăng thân. Nếu đức Bụt A Di Đà không dễ thương thì đâu có ai muốn đến cõi đó để cộng tác và sống chung với Ngài. Vì đức A Di Đà dễ thương quá chừng, cho nên hầu hết tất cả những người dễ thương đều quy tụ về bên đó. Chìa khóa của sự thành công là quy tụ được những người dễ thương, những bậc thượng thiện nhân, về chỗ mình ở. Câu hội nhất xứ là đến cùng ở chung một chỗ. Chúng ta người nào cũng muốn được như đức Bụt A Di Đà. Khi chúng ta thiết lập một đạo tràng, một quê hương tịnh độ thì ta cũng muốn rằng tấtcả những người dễ thương trên thế giới đều quy tụ về trú xứ đó để cùng cộng tác với chúng ta. Và ta biết trước rằng nếu ta độc tài, khó chịu và không biết sử dụng ái ngữ thì các bậc thiện nhân sẽ không tới. Vì vậy ta biết rằng đức Bụt A Di Đà là một người rất dễ thương, nghe tới đức Bụt A Di Đà và cõi nước của ngài ai cũng muốn đi tới để được cùng sống và gần gũi với những người dễ thương nhất trên đời.

‘‘Xá Lợi Phất! Chúng sanh mọi nơi, khi nghe nói tới nước Cực Lạc đều nên phát nguyện sanh về nước ấy. Tại sao? Tại vì sinh về nước đó thì sẽ được sống chung và gần gũi với rất nhiều các bậc thiện nhân cao đức.’’

Thiện nhân là những người có trái tim rất rộng, có những hạt giống rất lành trong  tâm thức, chỉ muốn nghĩ điều lành, nói điều lành và  làm điều lành thôi. Thiện nghĩa là tốt lành. Nhân phẩm của các vị thiện nhân là nhân phẩm cao đẹp cho nên gọi là thiện nhân cao đức. Trong cõi này, ta chỉ nghĩ tới những điều thiện thôi và tư tưởng của ta là tư tưởng thiện. Vì sao vậy? Vì hoàn cảnh chung quanh có nhiều điều kiện để tưới tẩm và đánh động tới những hạt giống lành ở trong ta. Ví dụ, khi nghe tiếng chim hót, thì được nhắc nhở những giáo lý Ngũ căn, Ngũ lực, Thất bồ đề phần,... khi nghe tiếng gió reo qua đọt thông thì ta cũng được nghe pháp; sống giữa những người biết đi, đứng, nằm và ngồi trong chánh niệm thì ta cũng được đi, đứng, nằm và ngồi trong chánh niệm và tâm tư ta luôn luôn nghĩ đến điều thiện.

Buổi sáng nghĩ điều lành, buổi trưa nghĩ điều lành, buổi tối nghĩ điều lành, ta có một niềm vui. Sở dĩ tâm ý ta luôn luôn tương ứng với điều lành là do hoàn cảnh chung quanh rất thuận tiện. Chung quanh ta toàn là những người lành. Và tất cả những gì ta thấy và nghe ở chung quanh cũng đều có tác dụngtưới tẩm những hạt giống tốt đẹp ở trong ta, gọi là ý lành. Miệng lành, tức là những lời ta nói ra đều là lành. Ta không còn chửi mắng, vu khống, thêu dệt hay nói xấu. Vì mọi người đang học tập chánh pháp, do đó không ai có cơ hội để nghĩ và nói tới những điều không lành. Mỗi lời nói của ta đều có tác dụng làm cho êm dịu tâm tư và ban phát hạnh phúc cho những người ở chung quanh. Ở cõi Tịnh Độ không có ác ngữ mà chỉ có thiện ngữ. Và thân ta cũng vậy. Tất cả mọi người đều thực tập với tư cách của các vị bồ tát. Vì vậy nơi cõi Tịnh Độ, không có sự giết chóc lẫn nhau và không có sự ăn cắp. Ở cõi Tịnh Độ không có sát, đạo và dâm. Vì ở bên đó có những niềm vui rất lớn. Ở Tịnh Độ dân chúng thực tập giới cho nên không ăn thịt, không uống rượu và không sử dụng những thứ kích thích. Vì vậy người ta không phạm giới dâm dục, không phạm giới sát sanh, cũng không phạm giới trộm cắp. Những con người bên đó đều có lý tưởng cao vời, ai cũng muốn những chuyện đẹp thôi, tức là muốn thành lập Tịnh Độ. Sau khi đã ở Tịnh Độ với Bụt A Di Đà thì ta cũng muốn đi xây dựng một Tịnh Độ theo mô thức của nước Bụt A Di Đà. Tại vì ta là một vị bồ tát nhất sanh bổ xứ. Ta muốn về Việt Nam để làm Tịnh Độ, ta muốn về Phi Luật Tân để làm Tịnh Độ, ta muốn về Mỹ để làm Tịnh Độ...

Buổi sáng nghĩ điều lành, buổi trưa nghĩ điều lành, buổi tối nghĩ điều lành, ta có một niềm vui.

Buổi sáng nghĩ điều lành, buổi trưa nghĩ điều lành, buổi tối nghĩ điều lành, ta có một niềm vui.

‘‘Này nữa, Xá Lợi Phất, ở nước Cực Lạc có rất nhiều hồ thất bảo chứa đầy thứ nước có tám công đức, dưới đáy hồ toàn là cát vàng; bốn bên hồ có những lối đi làm bằng vàng, bạc, lưu ly và pha lê; phía trên các con đường ấy lại có vô số lâu đài, cũng được xây dựng và trang trí bằng các chất liệu vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu và mã não. Sen trong các hồ lớn như những chiếc bánh xe, sen xanh chiếu hào quang xanh, sen vàng chiếu hào quang vàng, sen đỏ chiếu hào quang đỏ, sen trắng chiếu hào quang trắng, hương sen tỏa ra vi diệu và tinh khiết. Xá Lợi Phất! Nước Cực Lạc được tô điểm bằng những cái đẹp như thế.’’

Trong đoạn kinh này ta thấy có danh từ nước tám công đức. Tám công đức đó là: trong trẻo sạch sẽ,thanh tịnh mát mẻ, có vị ngon ngọt, nhẹ nhàng mềm mại, thuần nhị mượt mà, yên ổn điều hòa, uốngvào thì trừ được vô lượng quá hoạn như đói khát..., uống xong thì chắc chắn có thể trưởng dưỡng được các căn.

“Này nữa, Xá Lợi Phất! Ở nước Bụt ấy, người ta thường được nghe nhạc từ hư không vọng xuống. Đất được làm bằng vàng ròng. Mỗi ngày sáu lần có mưa hoa mạn đà la rơi xuống. Dân chúng nước ấy có thói quen buổi sáng lấy lẵng hứng đầy các bông hoa mầu nhiệm ấy để đem đi cúng dường các vị Bụt đang cư trú ở vô số các cõi Bụt khác. Đến giờ cơm trưa, mọi người đều về kịp nước mình để ăn cơm rồi đi kinh hành. Xá Lợi Phất, nước Cực Lạc đẹp tuyệt vời như thế đấy.”

Chúng ta không biết những tiếng nhạc từ hư không vọng xuống là nhạc gì? Thiên nhạc. Chúng ta biết rằng mỗi buổi sáng thức dậy ở Xóm Thượng, Xóm Hạ hay Xóm Mới, nếu tâm hồn ta thanh tịnh thì ta sẽ thấy đất trời rất thơm. Tuy là im lặng nhưng như có âm nhạc ở trong không gian, rất thanh thoát và nhẹ nhàng. Tất cả những mùi hương, những âm điệu đó đều ở trong tâm ta thoát  ra. Chúng  ta không nhất thiết phải mua hoa ở chợ. Hoa đã có sẵn. Nếu chúng ta biết nhìn và thưởng thức thì sẽ thấy bất cứ cành hay lá nào cũng đều là hoa cả và những người cắm hoa giỏi không cần phải đi ra mua hoa ở chợ. Trong đoạn kinh này, ta nghe nói tới hoa, tới nhạc, tới chuyện đi thăm các vị Bụt để cúng dường, tới chuyện ăn cơm trưa và đi kinh hành, chúng ta tự hỏi: Ai nấu cơm? Nếu ăn cơm thì thế nào tám giờ sau cũng phải đi cầu. Ở Tịnh Độ có cầu tiêu hay không? Đólà những câu hỏi rất thực tế. Chùa Bảo Liên ở Hương Cảng ngày xưa có treo bốn câu thơ:

“Hữu độ tức phi tịnh

Ngôn thuyên hà sở vi?

Phật thuyết nguyên vô ngã

Thiền sư vấn thị thùy?”

Theo giáo lý của kinh A Di Đà, những người thường trú ở thế giới Cực Lạc cũng thực tập niệm Bụt, niệm Pháp và niệm Tăng. Niệm Bụt, niệm Pháp và niệm Tăng là để tiếp xúc được với Tam Bảo và khi tiếp xúc được với năng lượng của Tam Bảo thì ta được sống trong sự an ninh, vững chãi và thảnh thơi.

Theo giáo lý của kinh A Di Đà, những người thường trú ở thế giới Cực Lạc cũng thực tập niệm Bụt, niệm Pháp và niệm Tăng. Niệm Bụt, niệm Pháp và niệm Tăng là để tiếp xúc được với Tam Bảo và khi tiếp xúc được với năng lượng của Tam Bảo thì ta được sống trong sự an ninh, vững chãi và thảnh thơi.

Ứng phú đạo tràng là gì?

Hữu độ tức phi tịnh tức là nếu đã có một cõi nước thì làm sao mà cõi nước đó tịnh được? Hễ có ăn cơmthì thế nào cũng phải đi đại tiện, có uống nước thì thế nào cũng có đi tiểu tiện. Trên Tịnh Độ cũng cóphân và rác, nghĩa là không tịnh theo cách ta đã tưởng tượng.

“Hữu độ tức phi tịnh

Ngôn thuyên hà sở vi”

Dịch là:

Có độ là không tịnh

Lời nói dùng làm gì?

Sự diễn tả của lời nói là để làm gì? Hễ nói tới cõi nước thì không thể có tịnh được. Có cõi thì thế nào cũng có người, có người thì thế nào cũng có sự tiêu thụ, có sự tiêu thụ thì thế nào cũng có phân rác, thành ra không thể nào có độ mà không có bất tịnh. Có độ là không có tịnh. Lời nói của mình được dùng để làm gì? Mở miệng ra là bị mắc kẹt:

"Phật thuyết ngôn vô ngã

Thiền sư vấn thị thùy?’’

Dịch là:

Bụt đã dạy vô ngã

Thiền sư là ai kia? 

Bụt đã dạy rằng chúng ta vốn không có ngã. Vậy thì người được gọi là thiền sư đó là ai vậy? Tại sao đãvô ngã rồi mà còn có cái ông gọi là thiền sư? Thiền sư đó có phải là một cái ngã không? Ngôn từ ta nói ra là có thể bị mắc kẹt. Đứng về phương diện Tịnh cũng vậy, mà đứng về phương diện Thiền cũng vậy. Ta đang còn kẹt vào ngôn từ. Hễ nói tới độ là không nói tới tịnh được, hễ nói tới vô ngã thì từ ngữ thiền sư không thể nêu lên. Thiền sư là một cái ngã. Do đó, khi đọc kinh ta phải quán chiếu. Có thể ta phảiăn cơm, uống nước, đi đại tiện, đi tiểu tiện, nấu cơm và rửa bát. Ăn cơm thì phải dùng bát đĩa, có bát đĩa thì thế nào cũng phải rửa bát đĩa. Mà rửa bát đĩa có dùng tới xà phòng không? Và thức ăn ở trên Tịnh Độ có dầu mỡ hay không? Tịnh hay không tịnh là tùy theo nhận thức của chúng ta. Ban đầu chúng ta đã nói tới tịnh là sự vắng mặt của ô nhiễm. Ô nhiễm của sự bận rộn, của tiền bạc, của quyền hành, của sự ganh tỵ, của sự lo lắng hay của sự sợ hãi. Ô nhiễm là những cái phân rác. Nếu biết cách chúng ta sẽ chuyển được phân rác thành ra hoa quả và rau trái để sử dụng hàng ngày. Vì vậy tịnh ở đây có nghĩa là không bị ô nhiễm bởi phiền não và danh lợi chứ không phải là vì có cầu tiêu, nhà tắm, có nấu ăn và chén bát cần rửa.

Trì niệm là một pháp môn thực tập có từ hồi Bụt còn tại thế.

Trì niệm là một pháp môn thực tập có từ hồi Bụt còn tại thế.

Ở đạo tràng Mai thôn, chúng ta phải đặt những câu hỏi như vậy. Đạo tràng Mai thôn có phải là một cõi Tịnh Độ hay không? Nếu sống trong một khung cảnh mà ta thấy có an ninh, có hiểu biết, có thương yêu và có khả năng chuyển hóa được những khổ đau, sợ hãi và vướng mắc thì ta biết rằng đó là khung cảnh của Tịnh Độ. Còn nếu ta không thấy những yếu tố an ninh, thương yêu, hạnh phúc và hòa điệu trong đó thì ta biết rằng đó không phải là một cõi Tịnh Độ mà là một Uế độ. Ta cũng thấy rằng ta cókhả năng đóng góp hay phá hoại khung cảnh đó. Tịnh Độ là một nhu yếu rất lớn của tất cả mọi người trong xã hội chúng ta. Vì vậy, đọc kinh A Di Đà là một cơ hội để quán chiếu nhu yếu ấy và khám phá ra khả năng tạo dựng Tịnh Độ của mỗi chúng ta. Tại vì mỗi chúng ta đều là một vị Bụt A Di Đà tương lai, mỗi chúng ta đều có hoài bão muốn thiết lập Tịnh Độ cho chính ta và những người thân cận với ta.

"Này nữa, Xá Lợi Phất! Ở nước Cực Lạc kia, thường có nhiều loại chim đủ màu rất kỳ diệu như Hạc trắng, Khổng tước, Anh vũ, Xá lợi, Ca lăng tần già và Cọng mạng... Những con chim ấy, sáu buổi mỗi ngày, thường hót lên những thanh âm hòa nhã: trong giọng hót của chúng,người ta nghe được tiếng diễn xướng các pháp môn ngũ căn, ngũ lực, thất bồ đề phần, bát thánh đạo phần... Dân chúng trong nước nghe được những pháp âm như thế đều nhiếp tâm trởvề thực tập niệm Bụt, niệm Pháp và niệm Tăng.’’

Trong đoạn văn này chúng ta thấy Bụt nhắc lại pháp môn trì niệm. Trì niệm là một pháp môn thực tập có từ hồi Bụt còn tại thế. Niệm Bụt, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thí và niệm Thiên. Theo giáo lý của kinh A Di Đà, những người thường trú ở thế giới Cực Lạc cũng thực tập niệm Bụt, niệm Pháp và niệm Tăng. Niệm Bụt, niệm Pháp và niệm Tăng là để tiếp xúc được với Tam Bảo và khi tiếp xúc được với năng lượng của Tam Bảo thì ta được sống trong sự an ninh, vững chãi và thảnh thơi. Thử tưởng tượng những người ở trong cõi Cực Lạc mà không thực tập niệm Bụt, niệm Pháp và niệm Tăng: cõi Cực Lạc sẽ không còn là cõi Cực Lạc nữa. Tại sao? Tại vì ở đó sẽ không còn sự an ninh, vững chãi và thảnh thơi.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Lễ nghi căn bản khi vào tự viện 

Kiến thức 23:12 28/03/2024

Người Việt Nam ta có thói quen vào các ngày: rằm, mùng một, ngày vía, tết nguyên đán...Dù không phải là Phật tử, đôi khi cũng tìm đến chùa lễ bái chư Phật, Bồ tát, Thánh hiền, phát nguyện tu nhân tích đức, gieo duyên lành vào thửa ruộng Tam Bảo.

Đức tướng Tăng Ni 

Kiến thức 22:53 28/03/2024

Người muốn phát tâm vào cửa Phật, đầu tiên là cạo tóc, chỉ có cạo tóc mới gọi là người xuất gia, đệ tử Phật, căn cứ theo lời Phật dạy, cạo tóc, đắp y, thọ giới đó là điều kiện tất yếu để thành tư cách của Tăng. 

Hải đảo tự thân

Kiến thức 15:07 28/03/2024

Khi bước vào ngôi nhà của mình, ta có thể thư giãn, trở về với chính mình. Ta cảm thấy ấm cúng, thoải mái, an toàn và hạnh phúc. Nhưng thực sự thì ngôi nhà đích thực của ta ở đâu?

Buông xả là trí tuệ

Kiến thức 15:00 28/03/2024

Ta học xả vì ta biết có cố chấp nắm giữ cũng không thể nào được. Ta xả vì ta biết rằng đó là cách duy nhất làm cho cuộc sống của ta và người thân được an vui hạnh phúc.

Xem thêm