Đến chùa... thương cây
Có duyên được đi nhiều chùa, từ Bắc - Trung - Nam, ngoài thích không gian tĩnh mịch đặc trưng, giúp lòng mình lắng đọng thì còn vì màu xanh nơi cửa thiền.
Chùa nào cũng có góc sân với cây xanh hiện diện, chùa nhỏ thì để những chậu cây khiêm tốn, nhưng luôn được chăm chút một cách kỹ lưỡng với cách tạo dáng đẹp, khiến du khách thấy vị thầy trong chùa cũng là một nghệ nhân.
Có lần về chùa Huế, ghé Thiên Mụ rồi qua Từ Đàm, sang Từ Hiếu..., kiểng chùa nào cũng có những màu xanh và cây cảnh thật đẹp. Có những cỏ cây là chứng tích của tiền nhân, là nơi những chú điệu xưa chơi đùa dưới bóng mát đó, nay đã trưởng thành, làm Phật sự, cống hiến cho đời.
Cây cũng như người, cũng có tình, vì lẽ đó mà, nhà có người vừa mất, điều đầu tiên là buộc khăn tang cho cây. Cái tình của cây trong chùa không chỉ là nơi để chú tiểu được... có cơ hội thực tập quét lá, mà còn dưỡng nuôi tâm hồn chú qua những buổi ê-a kinh kệ lần đầu. Và chắc cũng đôi lần, sư phụ dạy chú về sức kiên nhẫn của cây, về vòng luân hồi sanh tử của lá qua hình ảnh vàng rơi nằm lại dưới gốc để tiếp tục cống hiến.
Cây cũng như người nên cây trong chùa hẳn đã có... phước hơn nhiều cây rừng ngoài kia, được “nghe” kệ kinh mỗi ngày và còn được dưỡng nuôi từ bao thế hệ. Cây nơi mé rừng có khi dễ dàng bị người ta đốn hạ, còn cây chùa được mặc định là... linh thiêng nên có kiêng cữ, giữ gìn. Cây ở gần người tu còn có phước như thế, huống nữa là người!
Lại nhớ những tàng cây cao như một vạt rừng của các ngôi chùa Nam tông Khmer vùng miền Tây xa ngái, nhớ cả các thiền viện của hệ thống Trúc Lâm thiền viện ở nhiều địa phương: rộng và nhiều cây. Ngồi giữa không gian mát rượi ấy bao giờ cũng khiến lòng thanh tịnh hẳn ra. Có người bảo, các chùa Khmer trồng cây nhiều để tạo không gian cho... chư Thiên về ngự trên ngọn cây nghe trùng tuyên kinh điển; rồi đó cũng là nơi làm cho không khí trong lành, thích hợp cho người tu hành thiền. Và dẫn chứng, Đức Phật ngày xưa cũng ngồi dưới gốc cây mà tọa thiền, rồi chứng đạo Bồ-đề. Cây chở che và minh chứng!
Tôi không biết đó có phải là ý nghĩa của những mảng xanh rậm mát từ những ngôi chùa tu thiền mình qua không, nhưng thấy chùa trồng nhiều cây, nằm giữa những tàng cây cao lớn, lại thấy lòng mát mẻ, lại thấy thương cây vì hạnh nguyện chở che của mình! Và tin, đôi khi người ta tới chùa ngoài sự thanh tịnh qua lời kệ kinh, qua tiếng đại hồng chung ngân lên còn có bóng cây trong vườn chùa hay chỉ là nơi góc sân chật hẹp của chùa phố, luôn sẵn dành cho cây một thế đứng đầy yêu thương...
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà
Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.
Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn
Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.
Tôi tin nhân quả
Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.
Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…
Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.
Xem thêm