Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 14/08/2019, 13:50 PM

Làm sao để trở thành người Phật tử chân chính?

Để trở thành người Phật tử chân chính là phải quy y Tam Bảo và giữ Ngũ Giới. Đó là nghi thức của nhà Phật và là điểm khởi đầu để những người có tín tâm bước vào ngôi nhà của từ bi, hỷ xả.

>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc 

Làm sao để trở thành người Phật tử chân chính (Ảnh minh họa).

Làm sao để trở thành người Phật tử chân chính (Ảnh minh họa).

Bài liên quan

Tín đồ tin và đi theo Phật giáo thường xuất phát từ 2 nguyên nhân chính: Một là do ảnh hưởng truyền thống của gia đình; Hai là do sự ngưỡng mộ giáo lý đúng đắn, hợp lý và vi diệu của nhà Phật. Ngày nay, Phật giáo gần như bị quy vào là một tôn giáo thông thường như những tôn giáo khác. Người đến với đạo Phật với mục đích vì muốn được ban phúc, cầu xin một điều gì đó trong cuộc sống như: tiền tài, tình duyên, công danh, sự nghiệp. Và Đức Phật vô tình trở thành một nhân vật thần quyền chỉ để ban phước giáng họa.

Chính vì thế, mặc dù số lượng người theo Phật giáo rất đông nhưng họ không phải chưa phải là người Phật tử chân chính, họ đến với Phật giáo không nhằm mục đích cao cảm vi diệu của Phật giáo là tìm đến con đường giải thoát, nương tựa vào giáo Pháp của Đức Như lai để chuyển hóa tâm tính, giải từ khổ đau, tìm ra Phật tính bị vô minh che lấp mà vì mục đích vụ lợi cá nhân, dần dần làm cho Phật giáo trở nên mê tín và mất đi ý nghĩa thiết thực của Phật giáo với hơn 25 thế kỷ trường tồn.

Đức Phật đã nói: “Tin ta mà không hiểu ta tức là đang phỉ báng ta”. Cho nên, là một người Phật Tử chân chính, trước hết phải hiểu về Đức Phật, hiểu về giáo pháp của Ngài, có niềm tin với Ngài, sau đó quy y Tam Bảo và thực hành, giữ gìn Ngũ giới đúng những lời Đức Phật dạy.

Nếu  niềm tin mà không có sự hiểu biết tận gốc thì dễ trở thành mê tín. Một người Phật Tử mê tín sẽ gây nguy hại rất lớn cho sự tồn vong của Phật giáo, vì mê tín làm mất đi giá trị chân thật nhà Phật (Ảnh minh họa).

Nếu  niềm tin mà không có sự hiểu biết tận gốc thì dễ trở thành mê tín. Một người Phật Tử mê tín sẽ gây nguy hại rất lớn cho sự tồn vong của Phật giáo, vì mê tín làm mất đi giá trị chân thật nhà Phật (Ảnh minh họa).

Bài liên quan

Niềm tin là khởi đầu của sự thành công. Và trong Phật giáo, niềm tin sẽ giúp con người trở nên tinh tấn, vững vàng hơn trên bước tu học. Đức Phật đã từng dạy trong kinh Tăng Chi Bộ: “Đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy từng được nghe nói đến, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy được quảng bá rộng rãi, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy do truyền thống để lại, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy được kinh điển truyền tụng, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy do một vị giáo chủ nói ra, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ do suy đoán, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ do suy luận, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì mình thấy điều đó có lý, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều đó phù hợp với thành kiến, quan điểm nhận thức của mình, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy do thầy mình nói ra. Nhưng chỉ khi nào tự mình biết rằng những điều đó là không đúng, những điều đó không chính đáng, những điều đó bị người hiền trí phê phán, và khi chấp nhận, khi thực hành sẽ đưa đến tai hại và khổ đau thì các ngươi hãy từ bỏ những điều đó. Khi nào chính các người biết rằng những điều đó là chân chính, những điều đó không bị chê trách, những điều đó được người hiền trí khen ngợi, những điều đó khi được chấp nhận và thực hành sẽ dẫn đến an lạc hạnh phúc, thì các người phải nỗ lực mà thực hành”.

Lời dạy này của Đức Phật cho thấy, đến với Phật giáo, đến với Đức Phật bằng niềm tin vẫn chưa đủ. Vì nếu niềm tin mà không có sự hiểu biết tận gốc thì dễ trở thành mê tín. Một người Phật Tử mê tín sẽ gây nguy hại rất lớn cho sự tồn vong của Phật giáo, vì mê tín làm mất đi giá trị chân thật nhà Phật.

Nghĩa vụ và bổn phận của người Phật tử tại gia hay xuất gia là hộ trì chánh pháp, phát triển Phật giáo trường tồn (Ảnh minh họa).

Nghĩa vụ và bổn phận của người Phật tử tại gia hay xuất gia là hộ trì chánh pháp, phát triển Phật giáo trường tồn (Ảnh minh họa).

Bài liên quan

Đức Phật không còn tại thế nhưng Giáo pháp của Ngài và chúng Tăng, Ni - đệ tử của Ngài sẽ giúp chúng ta hiểu về những lời dạy của Ngài sâu sắc. Hằng ngày tụng kinh là cách để học lời dạy của Bậc Toàn Giác đúng Chánh Pháp. Tìm đến những bậc chân tu để lĩnh hội, học hỏi những lời dạy đúng với giáo pháp của họ hoặc giải thích những điều chưa hiểu mà kinh điển đã nói.

Hiểu được Phật giáo, chúng ta mới hiểu được lòng tin của mình, mới củng cố được niềm tin với Đức Phật, từ đó mới có nghị lực và ý chí vững bước, tinh tấn tu học, để không bị những cám dỗ, nghịch duyên trong đời sống chi phối và làm mất đi niềm tin. Một người Phật tử chân chính phải là một người hiểu và có đức tin với Phật giáo. Bởi vì, nghĩa vụ và bổn phận của người Phật tử tại gia hay xuất gia là hộ trì chánh pháp, phát triển Phật giáo trường tồn. Tin và hiểu là cách để bảo vệ Phật giáo trước sự xâm hại của những tư tưởng ngoại đạo, có ý chống phá. Ngoài ra, đó còn là cách để chúng ta có thể hóa độ những người thân đang mất phương hướng trong cuộc sống, đang phải chịu nhiều đau khổ của cuộc sống, để họ có niềm tin đến giáo pháp, ngôi nhà của Như Lai.

Một người Phật tử chân chính sẽ góp phần làm cho Phật giáo trở nên tốt đẹp hơn,làm cho giáo pháp của Đức Phật đi xa hơn, sâu hơn đến những người chưa hiểu đạo, chưa tin đạo (Ảnh minh họa).

Một người Phật tử chân chính sẽ góp phần làm cho Phật giáo trở nên tốt đẹp hơn,làm cho giáo pháp của Đức Phật đi xa hơn, sâu hơn đến những người chưa hiểu đạo, chưa tin đạo (Ảnh minh họa).

Tin và hiểu Phật giáo sẽ được trọn vẹn hơn khi ta thực hành giáo pháp của Đức Phật. Đến chùa tụng kinh niệm Phật vẫn chưa đủ. Khi đã hiểu được giáo pháp của Như Lai, khi tin vào giáo Pháp của Như Lai thì cần phải đưa giáo pháp đó vào cuộc sống, phải sống và thực hành theo lời dạy của Ngài. Trong giáo pháp của ngài, con đường để chúng ta trở thành người Phật tử chân chính đó chính là Bát Chính Đạo:

Chính kiến: hiểu biết một cách chân chính về chân lý, quy luật của vũ trụ để nhìn nhận sự việc đúng chánh pháp, tránh sự mê tín thiếu căn cứ.

Chính tư duy: suy xét, suy nghĩ điều gì đó bằng trí tuệ sáng suốt để không bị thiên lệch bởi những định kiến không đúng đắn .

Chính ngữ: nói những điều tốt đẹp, chân thật và không giả dối. Lời nói có sức mạnh vô cùng to lớn và không rút lại nước. Vì thế trước khi nói điều gì phải suy nghĩ kỹ lưỡng để không gây phiền não cho người khác.

Chính nghiệp: là những hành động phải đúng với lẽ phải, nguyên tắc để không hại cho mình và người.

Chính mạng: nghĩa là đời sống phải chân chính. Không sống bằng những nghề nghiệp bất lương, thiếu đạo đức mà xã hội không chấp nhận hoặc nghề nghiệp đó đưa chúng ta đi vào tội lỗi.

Chính tinh tấn: siêng năng, cần cù để  đạt được mục tiêu đã để ra và hoàn thành con đường Phật đạo. Không ngừng trau dồi việc tu tập và học hỏi để có những bước tiến vững chắc trên đường tu.

Chính niệm: luôn nghĩ nhớ đến Đức Phật, đến những giáo lý và việc thiện lành để khai trừ những vọng tưởng cũng như những ý niệm bất thiện luôn tồn tại trong mỗi chúng ta.

Chính định: lắng động tâm tư để tự thân quán xét lại những hành động đã làm và khắc phục. Chính định là cách để kiểm soát thân khẩu ý, những phiền muộn mà chúng ta thường bị chúng chi phối hằng ngày.

Bài liên quan

Tin hiểu và thực hành theo Bát Chánh Đạo sẽ giúp Phật tử giữ vững niềm tin, tinh tấn trên bước đường tu học đạo, đưa giáo pháp của Đức Phật vào cuộc sống để cải thiện bản thân và mang đến lợi ích thiết thực cho người khác. Nếu chúng ta không làm được như vậy rất dễ bị dao động niềm tin, thân tâm trước những thử thách bên ngoài và không vững vàng, tinh tấn trên con đường tu học.

Một người Phật tử chân chính sẽ góp phần làm cho Phật giáo trở nên tốt đẹp hơn, làm cho giáo pháp của Đức Phật đi xa hơn, sâu hơn đến những người chưa hiểu đạo, chưa tin đạo. Người Phật tử chân chính sẽ tự biết hóa giải muộn phiền trong thân tâm và có cuộc sống an lạc. Cho nên, chúng ta cần phải trau dồi những đức tính cần thiết để trở thành một Phật tử thuần hành và chân chính, đúng theo tinh thần của Đức Phật. Làm cho Phật giáo mãi mãi trường tồn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Niệm Phật chính là tích đức

Kiến thức 09:21 24/11/2024

Tích đức bằng cách nào? Niệm Phật chính là tích đức. Tích đức lớn, tích đức lớn lao viên mãn, tích đức lớn của thế xuất thế gian, không thể không biết điều này, ngày đêm không được gián đoạn.

Diệt trừ phiền giận

Kiến thức 22:19 23/11/2024

Đức Phật dạy, với tất cả các hạng người ở đời, nếu tiếp cận với thái độ tích cực, chúng ta đều có thể trải tâm từ đến tất cả, dù người ấy còn nhiều vụng về, chưa dễ thương về hành động, lời nói hay tâm ý, ta vẫn có thể thương được.

Tam học giới định tuệ là cốt lõi của Phật giáo

Kiến thức 19:00 23/11/2024

Tam học, còn được gọi là Tam vô lậu học ý muốn nói ba môn học này rất cao thượng hoàn mỹ, trọn vẹn, không có khiếm khuyết, không có sơ hở giúp hành giả thành tựu các thánh quả giác ngộ không còn rơi rớt trong ba đường ác, trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi chịu khổ vô cùng.

Kinh Phật nói ân nặng cha mẹ khó báo đáp

Kiến thức 09:36 23/11/2024

Hiếu thuận không chỉ có một đời, duy chỉ có siêng năng thực hành bố thí giúp người, tu tạo nhiều công đức hồi hướng cho song thân, như thế cha mẹ mới hưởng được tư lương phước tuệ vĩnh hằng, như thế mới được xưng là đại hiếu của con cái!

Xem thêm