Làm sao tâm được yên để cho việc tu hành có kết quả?

Chủ trương của tôi là dồn hết sức để tu. Người lớn tuổi đã gần theo Phật rồi, phải quý tiếc thời gian của mình. Người nhỏ tuổi cũng đem hết tâm lực tu học, làm sao khi rời khỏi thiền viện, mình trở thành người có tài có đức để làm Phật sự. Như vậy mới không cô phụ chí nguyện xuất gia ban đầu.

Thiền viện tạo đủ duyên cho tất cả chúng yên tu, vì vậy tăng ni ở đây phải dồn hết tâm lực tu hành, không nên phí thời gian đọc sách báo bên ngoài, vì những thứ đó hiện tại không cần thiết. Chừng nào quý vị ra làm Phật sự, cái gì cần biết hãy đọc. Bây giờ đọc những thứ sách báo ấy dễ làm tán tâm động niệm, khó tu.

Chủ trương của tôi là dồn hết sức để tu. Người lớn tuổi đã gần theo Phật rồi, phải quý tiếc thời gian của mình. Người nhỏ tuổi cũng đem hết tâm lực tu học, làm sao khi rời khỏi thiền viện, mình trở thành người có tài có đức để làm Phật sự. Như vậy mới không cô phụ chí nguyện xuất gia ban đầu.

Người đời tranh hơn tranh thua, tranh phải tranh quấy là chuyện của họ, không phải chuyện của mình. Chuyện của mình là chỉ một bề đem hết tâm tư để tu học thôi. Vì muốn dồn hết thời gian tu học nên không cho đọc báo chí, sách vở bên ngoài. Chỉ nên tiếp thu những kinh sách chuyên tu theo đường lối chủ trương ở đây, đem ra ứng dụng thực hành.

Trong tâm chúng ta còn chứa đầy những thứ suy nghĩ hơn thua, phải quấy, được mất... Bây giờ muốn phủi bỏ cho sạch thì đừng thấy, đừng nghe, đừng thêm gì nữa. Được như vậy tâm dễ yên. Tâm yên thì tu hành mới có kết quả, nếu tâm không yên sự tu sẽ không đi tới đâu. Tất cả thời gian dồn vào việc tu học thì dù ở thiền viện ba năm, năm năm vẫn có giá trị.

Ngược lại, người không dồn hết tâm sức vào việc tu học, dù thiền viện mười năm, hai mươi năm cũng không ra gì, uổng phí thời gian quý báu của tuổi trẻ trôi qua, không lấy lại được cũng không có chút lợi lạc nào.

Cho nên mỗi người phải có trách nhiệm với mình, đừng ngồi tu ở đây mà tính chuyện đâu đâu. Những chuyện đó đâu có cứu được mình. Phải hiểu thời gian tu của chúng ta là vàng ngọc, chứ không phải thường. Những vị tìm báo mới, báo cũ đem ra đọc tin tức rồi bàn tán, chẳng những uổng phí thời gian quý của mình, mà còn làm trong chúng lộn xộn không yên.

Chúng ta chuyên tu, chuyện quan trọng là giải quyết việc lớn sanh tử, cố gắng tu cho tiến, cho thấy đạo. Nếu một lúc làm năm bảy việc thì không bao giờ có kết quả. Từ đây về sau, nếu Thầy bắt gặp hoặc trong chúng có người bắt gặp vị nào đọc sách báo bên ngoài, Thầy sẽ xử phạt nặng vì không có tâm quyết tu, có thể những vị ấy hoặc được ở, hoặc không được ở tùy theo mức độ nặng nhẹ. Đó là điều thứ nhất Thầy nhắc toàn chúng.

Điều thứ hai, trong chúng có những vị tu tiến, đó là điều đáng mừng. Nhưng phải nhớ, thấy biết những gì hay lạ, chỉ nên trình với người hướng dẫn mình thôi, không nên nói ra ngoài nhiều. Nói ra ngoài nhiều là có ý khoe khoang, như vậy phạm lỗi lớn. Trong quyển

Pháp Yếu Tu Tập Tọa Thiền Chỉ Quán kể: Có vị tăng tên Pháp Tế, tự khoe mình được thiên định, tình cơ gập đại sư Trí Khải, tăng nằm dựa ghề hỏi:

- Có một người ở trong định, nghe đất núi rúng động, biết có vị tăng đang quán lý vô thường. Đây là định gì vậy?

Đại sư đáp:

- Là biên định chưa sâu, là tà chứng ám nhập, hoặc chấp hoặc nói, định mất không nghi.

Pháp Tế kinh hãi đứng dậy thưa với Sư:

- Tôi thường được định mà vì nói cho người khác nghe, định này liền mất.

Vị tăng này tu quán vô thường, nhập định thấy cả quả địa cầu đều rung rinh. Thấy quán vô thường của mình đã thành công tốt đẹp, vị tăng đem việc ấy khoe với người này người kia. Từ đó về sau, khi quán không còn hiệu quả như lúc trước nữa. Vị tăng này ngạc nhiên, không hiểu lý do. Sau gặp đại sư Trí Khải chỉ dạy, do cái lỗi khoe với người nên mất công phu.

Những vị nhập thất tu, nếu có thấy cái gì hay hoặc dở, chỉ nên trình với người hướng dẫn, người có trách nhiệm, nhờ quyết nghi đúng hay sai để mình biết tiến hoặc lùi, không nên nói với người này người kia. Nói ra nhiều, bàn tán nhiều thì công phu mất đi, đó là điều cần phải dè dặt trong công phu.

Ở đây, Thầy không chấp nhận việc mở khiếu huyệt. Tu như vậy là theo ngoại đạo. Chúng ta phải tu một cách chân chánh, đúng như đường hướng của Phật tổ chỉ dạy, không nên học lóm của ai rồi tu sai lệch. Nếu có chuyện gì xảy ra, ai chịu trách nhiệm? Cho nên quý vị khéo suy nghĩ kỹ, sự tu hành cần phải chín chắn, nghiêm túc.

Những điều mình học từ lời Phật dạy, được quý thầy hướng dẫn ứng dụng tu. Nếu hiện tại chưa có kết quả thì cũng không có lỗi gì, còn có kết quả thì đúng với đạo lý. Nếu mình lượm lặt của người này kẻ nọ, tu có kết quả thì kết quả đó cũng của ngoại đạo. Tu sai lầm có thể bị điên cuồng. Đó là tai họa lớn. Vậy quý vị phải cẩn thận, tu thì đi đúng đường, đúng chánh pháp Phật dạy để sau này lợi mình lợi người. Đó là điều thiết yếu, tôi nhắc nhở toàn chúng ghi nhớ, đừng làm sai về sau hối hận không kịp.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

"Không cần làm gì cả tức đang thiền rồi đó"

Phật giáo thường thức 22:24 11/12/2024

Kính thưa Thầy, Thầy dạy rằng Thiền là dễ nhất vì khỏi cần làm gì cả. Tuy nhiên con nhận thấy là tham sân si hầu như luôn có mặt đối với những người chưa giác ngộ một cách tự động, trong khi hầu như mọi người đều không muốn mình như vậy.

Nghề nấu ăn có chánh mạng?

Phật giáo thường thức 17:00 11/12/2024

Hỏi: Tôi là Phật tử, kinh doanh dịch vụ nấu ăn phục vụ tiệc cưới nhà hàng có đúng với tinh thần chánh mạng của nhà Phật không?

Tâm từ hóa giải đố kỵ, ghét ganh

Phật giáo thường thức 14:22 11/12/2024

Ganh ghét, đố kỵ là tật xấu cố hữu của chúng sinh. Không vui trước sự thành công của người, bực tức khi thấy người khác hơn mình… là những điều thường xảy ra xung quanh chúng ta.

Tu học dưới ánh sáng trí tuệ của đức Phật

Phật giáo thường thức 13:57 11/12/2024

Không tu sửa rèn luyện thì khó có thể có sống an vui hạnh phúc và thành tựu gì trong cuộc đời vốn nhiều rắm rối bất an. Tu là sống có ích cho đời, cho đạo, không nô lệ cho tính ích kỷ cá nhân.

Xem thêm