Làm thế nào để báo hiếu cha mẹ một cách thiết thực nhất?
Đức Phật dạy: Trong tứ trọng ân của nhà Phật, ân Cha Mẹ là một trong những ân quan trọng nhất mà ai trong chúng ta dù có là Phật tử hay không cũng phải báo đáp kể cả Đức Phật. Không có Cha Mẹ thì không có sự tồn tại của chúng ta ngày hôm nay.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách để thể hiện lòng biết ơn của mình. Chúng ta phải làm thế nào để báo hiếu cha mẹ một cách thiết thực nhất?
Tập nói yêu thương Cha Mẹ mỗi ngày
Tại sao chúng ta có thể nói lời yêu thương với bạn trai hay bạn gái của mình mỗi ngày mà người sinh thành và nuôi dưỡng ta lại không được nghe những từ hạnh phúc đó? Như vậy có phải bất công lắm không? Chúng ta rất khó để có thể mở lời nói: “con yêu Mẹ, con thương Cha”, nhưng Cha Mẹ sẽ rất hạnh phúc khi nghe những lời nói đó từ chính những người con của mình. Hãy tập nói những lời yêu thương với Cha Mẹ mỗi ngày, không có gì là ngại ngùng khi bày tỏ yêu thương và mang niềm vui đến cho Cha Mẹ mình.
Dành thời gian trò chuyện, hỏi thăm Cha Mẹ
Cha Mẹ càng có tuổi, nhu cầu được quan tâm, trò chuyện càng cao. Đó là tâm lý chung của con người khi tuổi về già. Hãy thăm hỏi những câu đơn giản như “Hôm nay Cha/Mẹ ăn món gì? Có thấy ngon miệng không? Cha/Mẹ ngủ ngon không? Cha/Mẹ có thấy đau nhức ở đau không? …” Có rất nhiều thứ để quan tâm và khuyến khích Cha Mẹ nói ra những suy nghĩ trong lòng cũng như giúp Cha Mẹ cảm nhận tình yêu thương chúng ta. Đừng viện lý do bận bịu với công việc xã hội mà quên đi ngày xưa chính Cha Mẹ cũng vừa làm vừa chăm sóc ta thật tốt.
Bày tỏ lòng biết ơn Cha Mẹ trong ngày sinh nhật của ta
Đây là điều hiển nhiên phải làm nhưng rất ít người quan tâm đến. Khi mang thai chín tháng mười ngày, Mẹ phải hy sinh rất nhiều thứ để mang đến cho ta sức khỏe tốt nhất. Còn Cha thì làm việc chăm chỉ và luôn túc trực bên Mẹ để đảm bảo kinh tế cũng như mọi thứ mà Mẹ cần cho ta sắp chào đờ. Ân tình sâu nặng biết sao mà trả hết, cho nên để tri ân cho khoảng thời gian Cha Mẹ yêu thương, nuôi nấng và đặc biệt là Mẹ đã trải qua cơn đau thập tử nhất sinh để ta có mặt trong cuộc sống này, hãy ôm Mẹ và Cha trong ngày sinh nhật và nói bằng cả tấm lòng rằng bạn biết ơn và hạnh phúc biết bao khi ta có Cha có Mẹ.
Khuyến khích Cha Mẹ đến chùa nghe Pháp, niệm Phật
Tâm an lành thì sức khỏe mới tốt, mới sống thọ được với con cháu. Chúng ta không nên để Cha Mẹ ở nhà mà nên khuyến khích Cha Mẹ tham gia các khóa tu học tại các chùa giúp cho Cha Mẹ cởi mở, hòa nhập, đặc biệt chống được căn bệnh trầm cảm tuổi về già. Bên cạnh đó, hãy giúp Cha Mẹ niệm Phật, ngồi thiền tại gia để tăng phúc báu, an lạc cho đời hiện tại. Thường xuyên, nói chuyện và phân tích về “sự sống sau cái chết “với Cha Mẹ. Điều này giúp Cha Mẹ có kiến thức rõ ràng và loại bỏ tâm lý hoang mang, lo sợ về “cái chết “mà bất cứ người cao tuổi nào cũng mắc phải.
Kiên nhẫn, ôn hòa với Cha Mẹ
Chúng ta thường phàn nàn Cha mẹ hay cằn nhằn. Nhưng có bao giờ ta nghĩ rằng, nếu ta không thương và lo lắng cho một người thì ta có cần quan tâm và nói đến họ không? Cha Mẹ cũng như thế, vì quá yêu thương nên hay nhắc nhở, la mắng. Thay vì khó chịu, ta nên cảm thấy may mắn, vì dù lớn đến đâu thì khi về nhà bạn vẫn rất bé bỏng trong lòng Cha Mẹ:
“Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”
Hay:
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con”.
Cha Mẹ muốn làm điểm tựa vững chắc để bảo vệ ta. Hãy kiên nhẫn, hòa nhã, lắng nghe và học hỏi những kinh nghiệm sống từ cuộc đời Cha Mẹ ta. Chắc chắn một điều rằng đến một lúc nào đó ta sẽ thấy những câu chuyện với Cha Mẹ thật vô giá và ý nghĩa với cuộc sống của ta.
Sống thật tốt để Cha Mẹ không lo lắng cho mình
Ta không cần phải thật giàu có mới có thể báo hiếu Cha Mẹ. Cách báo hiếu tốt nhất là hãy trở thành người có đạo đức, biết yêu thương, tôn trọng mọi người trong cuộc sống này. Hãy để Cha Mẹ tự hào khi trong mắt mọi người ta luôn là người biết đạo nghĩa, biết kính trên nhường dưới, và luôn biết nổ lực trong cuộc sống này.
Để một việc nào đó trở thành thói quen, ta phải luôn suy tư và đặt mình vào việc đó. Kể cả việc yêu thương và bày tỏ tình yêu của mình với người thân, đặc biệt là đối với người đã sinh thành và nuôi dưỡng mình.
Xin đừng ngại ngùng mà thể hiện tình cảm với Cha Mẹ, vì đến một ngày nào đó, ta cũng sẽ trở thành Cha, thành Mẹ, chắc chắn rằng lúc đó ta cũng rất mong muốn con cái của mình nói yêu thương và quan tâm mình. Có phải chăng?
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi
Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...
Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây
Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.
Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên
Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.
Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh
Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...
Xem thêm