Làm thế nào để chuyển hóa mẹ?
Hỏi: Mẹ tôi là một nhà giáo đã về hưu. Thuở bằng tuổi tôi, mẹ cũng từng đi chùa đều đặn. Thế nhưng, có lẽ mẹ không có đủ duyên lành nên chưa gặp được một môi trường tốt. Những ấn tượng ban đầu đó in sâu vào trong tâm mẹ còn đến bây giờ.
Bậc tu hành đắc đạo trong đời này còn thấy mình khổ đau nữa không?
Tôi rất đau khổ vì đã là một Phật tử nhưng không biết cách nào để chuyển hóa mẹ của mình. Hiện tại, tôi cũng khuyên mẹ trì kinh, bái sám và lý giả một vài việc khả dĩ nhưng thật lòng, đành bó tay trước những định kiến sâu dày của mẹ. Tôi biết rằng, không còn bao lâu nữa thì mẹ sẽ xa chúng tôi mãi mãi. Nếu như chưa giải tỏa cho mẹ những khúc mắc, những nhận thức sai lầm ấy thì sẽ rất khó tìm ra con đường lành. Tôi rất đau khổ và lo lắng hằng đêm. Xin chỉ cho tôi một cách thức nào đó để mẹ của tôi xả bỏ những nhận thức sai lầm.
Đáp: Sự hiểu biết là một món quà tặng vô giá mà cuộc đời đã hào hiệp ban cho mỗi con người kể từ lúc sinh ra. Mong muốn và tìm cầu sự hiểu biết dường như là một thói quen, một thuộc tính riêng có của con người. Ngay như cả những người khiếm khuyết một vài bộ phận của thân thể nhưng trong họ vẫn dạt dào một khát vọng vô bờ: được hiểu biết - thông thường được chuyển đổi qua những giác quan còn lại. Cho nên, được sinh ra làm người, có đầy đủ sáu căn, có khả năng cảm nhận và tiếp thu tri thức từ trong các mặt cuộc sống là một hạnh phúc trong cuộc sống này.
Tuy nhiên, tri thức hay sự hiểu biết tự bản thân chưa chứa đựng bất kỳ một giá trị nào. Một nhận thức, một tri thức thu được một chuỗi nhận thức hay do thu được từ sự ghi nhận từ những hiện tượng, biểu hiện rời rạc khác nhau, sở dĩ có giá trị vì nhận thức ấy đúng với chân lý. Thế nhưng, mấy ai có được diễm phúc nhận thức đúng chân lý, nhất là đối với những hiện tượng, những biểu hiện diễn ra trong các mối quan hệ thường ngày. Hiểu lầm, hiểu không đúng dường như là điều thường xảy ra trong các mối quan hệ bè bạn, gia đình. Mẹ của bạn đã có một nhận thức về một số hiện tượng khi đến chùa, nhưng theo thư của bạn, chúng tôi quyết chắc rằng đó là những nhận thức không đúng với thực của vấn đề.
Vì lẽ, thói quen cố hữu của một con người là ưu nhìn, ưa phát hiện ra cái xấu, cái khiếm khuyết của một ai đó, nhưng thực sự phải nỗ lực, phải cố gắng nhiều mới có thể nhận ra mặt tốt, hoàn thiện của một con người. Mẹ của bạn cũng là một con người bình thường thôi - chưa hẳn là nặng nghiệp hay thiếu phước - cho nên những nhận thức sơ khai đó hiện diện trong suy nghĩ của Người cũng là điều khó tránh khỏi. Đặc biệt nhất, đó là những hiện tượng ban đầu khi đến chàu nên đã gieo vào trong suy nghĩ mẹ của bạn và đọng lại trong đó một thời gian dài. Cho nên việc chuyển hóa chúng đòi hỏi phải có thời gian và lắm nỗ lực của riêng bạn và mẹ của bạn nữa.
Theo chúng tôi, trước hết bạn cần nên đưa mẹ đến chùa vào những khi bạn rảnh rỗi. Đưa mẹ đi thăm một số ngôi chùa trong và ngoài thành phố có không gian thoáng mát, yên tĩnh, có môi trường tu học nghiêm túc. Đặc biệt nhất là đưa mẹ đến những cơ sở hoạt động của Phật giáo như sản xuất, từ thiện xã hội, văn hóa...Nếu điều kiện cho phép, bạn cần phải tạo cơ hội để mẹ tiếp xúc với một vài chư tôn đức có thiện duyên với Phật tử nói chung. Trong các cuộc gặp gỡ này - nếu cần - bạn phải trình bày trường hợp riêng của mẹ cho vị tôn tức đó nghe và chúng tôi tin chắc rằng sẽ có một chuyển biến khả quan trong suy nghĩ của mẹ bạn.
Cách chuyển hóa vận hạn theo lời Phật dạy để có được cuộc sống bình an, hạnh phúc!
Tùy theo từng trường hợp mà bạn cần linh động trong cách thức xử trí. Theo thư mà bạn trình bày thì mẹ của bạn có cảm nhận sai về việc vận dụng tiền bạc của "nhà chùa". Việc này, bạn cần nên chỉ cho mẹ thấy rằng, đã có những khoản chi tiêu lớn từ phía "nhà chú". Chẳng hạn như, kiến thiết, trùng tu cơ sở vật chất, xây dựng những quỹ phúc lợi xã hội, chi phí đào tạo cho đội ngũ Tăng, Ni sinh...Thử đưa mẹ đi viếng thắng một cơ sở đào tạ Tăng tài, một chuyến đi cứu trợ đồng bài bị thiên tại, một trại nuôi dạy trẻ em khuyết tật của Giáo hội...và có sự lý giải thêm từ bạn thì chúng tôi tin rằng mẹ của bạn sẽ nhận ra nhiều hiệu quả thiết thực, khả quan từ việc vận dụng tiền bạc của nhà chùa.
Có những nhận thức sai lầm cần phải được thay đổi bằng nhận thức mới, đúng đắn. Nếu như những nhận thức sai lầm xưa cũ thường được rút ra từ những hiện tượng rời rạc, hời hợt bên ngoài thì cần phải thay đổi nhận thức bằng cách tìm hiểu những gì ẩn giấu bên trong sâu kín, mang tính bản chất. Trước đây, mẹ bạn khi đến chùa và đã nhìn nhận một vài biểu hiện chưa đúng với bản chất; hôm nay, cũng bằng con đường ấy, nhưng phải chỉ ra cho mẹ thấy đâu là thực chất của những hiện tượng. Việc này, bạn cần tiến hành lâu dài và kiên nhẫn, cộng với việc trì kinh, bái sám như bạn đã hướng dẫn mẹ thực hành; chúng tôi tin chắc rằng trong một thời gian rất gần, mẹ bạn sẽ thay đổi nhận thức và kiên định với niềm tin Chánh pháp vững bền. Chúc bạn thành công trong bước đường trở thành một người con hiếu đạo đúng mực.
(Theo Phật pháp bách vấn, tập I)
Huyền Ngu - Quảng Tánh
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cầu an có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 15:05 22/11/2024Hỏi: Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi muốn hỏi là cầu an có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có thì xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy trong những kinh nào?
Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?
Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?
Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?
Tượng Phật có từ bao giờ?
Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.
Xem thêm