Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 01/10/2020, 12:17 PM

Làm thế nào để thoát khỏi tình duyên ngang trái với người xuất gia?

Không nên có tình ý riêng với người xuất gia mà phải tự điều phục lấy thân tâm mình và hộ trì cho người xuất gia giữ đạo nghiêm thân, đó chính là việc đã gửi gắm tình cảm tín ngưỡng với người xuất gia.

Hỏi: Con rất muốn đi tu và từ lâu luôn hằng mong ước được sớm xuất gia vào cửa Phật. Vì thế, con thường xuyên đến chùa để làm công quả cũng như trò chuyện, nghe giảng dạy từ các bậc thầy tôn kính. Tuy nhiên, chẳng biết làm thế nào, con dần dần lại có cảm tình với một vị thầy ở chùa. Thầy vẫn đối xử với con như những Phật tử bình thường nhưng con cố gắng đến chùa chủ yếu để gặp thầy, các thời khóa tu hành bị chi phối. Hình như thầy cũng nhận ra và đã khuyên con cũng như cảnh tỉnh và thầy tránh mặt con. Điều này càng làm cho con buồn hơn vì nhớ thương thầy, người luôn trầm cảm. Con biết có tình cảm với người xuất gia là tội lỗi, con đã cố gắng kìm mình nhưng không thể nào thoát ra được. Bây giờ thật sự con không biết làm thế nào cho đúng. Con có nên tiếp tục đến chùa ấy hay đi đến chùa khác để tránh tạo duyên. Xin quý thầy cho con lời khuyên nên làm gì để định tâm cho mình và thoát khỏi duyên nghiệp này.

Đáp:

Duyên nghiệp của Bạn trình bày ở trên, chỉ có Bạn mới tháo gỡ duyên nghiệp của Bạn mà thôi:

Một là Bạn nghĩ đến Thầy là người thân ruột thịt, cha, anh, em của mình, đấy là phép tu từ bi quán, lâu ngày sẽ phôi pha “tình ý” với Thầy - Quán từ bi.

Hai là quán chiếu nhàm chán cảnh sanh tử luân hồi, thế gian là cảnh giả tạm, hòa hợp rồi ly tan, không thể sống chung mãi với người mình vừa ý được, khi nào thuần thục các nghiệp duyên sẽ không còn - Quán vô thường.

Ba là quán chiếu đến thân nầy là vô thường, khổ không vô ngã, sanh già bệnh chết luôn rình rập bên ta, lo tu giải thoát bến bờ khổ đau - Quán vô ngã.

Có nên yêu người xuất gia?

Một vị Thầy có tâm đạo, có hoài bão tu hành, có tâm bồ đề, có thanh danh, có sự ảnh hưởng lớn sẽ không thể nào ra đời theo bạn.

Một vị Thầy có tâm đạo, có hoài bão tu hành, có tâm bồ đề, có thanh danh, có sự ảnh hưởng lớn sẽ không thể nào ra đời theo bạn.

Câu chuyện Đức Phật giác ngộ Ma Đăng Già:   

Nghiệp duyên của Bạn làm cho Sư nhớ lại trong “Kinh Ma Đăng Già Nữ” thuộc kinh bộ Lăng Nghiêm, Phật dạy: “Xưa Ma Đăng già là người phụ nữ đẹp, thầm yêu trộm nhớ Tôn giả A nan là vị đệ tử thị giả Đức Phật, Phật dạy nàng phải về cạo tóc rồi Phật mới cho yêu A nan, Ma Đăng già nghe lời về nhà cạo tóc rồi đến bạch Phật: “Con đã cạo tóc xong, xin Ngài cho con được gần gũi Tôn giả A nan”.

Phật nói: “Người yêu A nan, vậy ngươi yêu chỗ nào?”

Nàng nói: “Con yêu đôi mắt A Nan, yêu lỗ mũi A Nan, yêu miệng A Nan, yêu tai A Nan, yêu giọng nói A Nan và yêu từng bước đi của A Nan”.

Phật nói: “Trong mắt A Nan chỉ có nước mắt, mũi A Nan chỉ có nước mũi, trong miệng A Nan chỉ có nước miếng, trong tai A Nan chỉ có cáu bẩn, còn trong thân thì chỉ có phân và nước tiểu, toàn là những thứ bất tịnh, hôi thối. Cho dù có được làm chồng vợ của nhau đi nữa thì chỉ có phơi bày sự xấu xa. Trong sự phơi bày xấu xa ấy, con cái được sinh ra. Khi đã có con rồi thì có chết, đã có chết thì liền có sự khóc lóc. Thế thì thân nầy có ích gì đâu?”.

Ma Đăng già nghe Phật nói xong, liền tự ngẫm nghĩ về sự dơ xấu của thân thể, nàng giác ngộ, giữ thân mình chân chánh, giữ tâm mình thanh tịnh. Sau đó chứng được quả vô sanh A La Hán.

Phật biết nàng đã chứng quả A La Hán, liền bảo: “Thôi! Ngươi hãy đến chỗ A Nan đi!”.

Đức Phật giác ngộ Ma Đăng Già.

Đức Phật giác ngộ Ma Đăng Già.

Ý nghĩa thực tiễn của người xuất gia

Lúc đó Cô cảm thấy e thẹn, gục đầu xuống, quỳ trước Phật và bạch rằng: “Con trước đây thật ngu si nên có “tình ý” với Tôn giả A Nan. Hôm nay, tâm con đã được khai ngộ, giống như trong chốn tối tăm có đèn sáng, như người đi thuyền gặp lúc thuyền đắm được nương tựa vào bờ, như người mù được sự dìu dắt, như người già được gậy. Hôm nay, Đức Phật nói đạo lý vô thượng, khiến cho tâm con được tỏ ngộ”.

Xuất gia đầu Phật là cao quý, là nhơn duyên lành từ muôn vạn kiếp, người xưa nói: “Làm người xuất gia đệ tử Đức Phật, hiện thế làm Thầy của trời người, tương lai làm Phật tổ…”

Phật xưa độ cho người nữ xuất gia, người phụ nữ đầu tiên là thánh mẫu Ma ha Ba Xà Ba Đề, Bà phải đi bộ hằng trăm dặm đường, chân rướm máu đến với Phật để xin xuất gia, nhưng Phật vẫn không cho, Phật dạy: “Người nữ căn chướng sâu nghiệp nặng, nhạy cảm, yếu đuối, dễ hướng về ái dục, nên nếu cho nữ xuất gia Đạo của ta sẽ không tồn tại lâu trong đời”. Về sau do Đức A nan có lời cầu xin cho Thánh mẫu xuất gia và cho người nữ xuất gia. Thánh mẫu là vị Tỳ Kheo Ni đầu tiên và Giáo hội Ni có từ thời Đức Phật, tức là có Tăng bộ, Ni bộ.

Nhìn chung thì căn nam hay căn nữ cũng đều chướng sâu nghiệp nặng nơi bến tử sanh. Chỉ có điều chúng ta phải giác ngộ thật cao, có sự quyết tâm tu hành mới mong thoát khỏi ái dục. Theo Luật học, có hai cách tu hành làm cho Bạn thỏa nguyện chí mà không bị vướng vào việc tình cảm với quý Thầy:

Cách thứ nhất:

Theo truyền thống xưa nay thì Phật giáo Bắc tông chấp nhận cho nữ giới xuất gia, nhưng xuất gia với Bổn sư là Sư Ni, những vị có đạo hạnh và khả năng hành đạo, nhận đệ tử vào tu. Sống tập thể từ 100 đến 200 chúng Ni đối với các chùa, Thiền viện, Tu viện lớn, chắc chắn sẽ không xảy ra sự việc như Bạn “có tình ý” với một vị Thầy như trên. Trường hợp của Bạn hiện nay nên xuất gia với Thầy Bổn sư Ni thì mọi việc đều ổn, không có gì phải bận tâm nữa.

Lỡ yêu người tu, bạn không thể nào hào phóng nói lời yêu thương một cách quang minh chánh đại, cũng như không thể bộc bạch tâm tư của mình.

Lỡ yêu người tu, bạn không thể nào hào phóng nói lời yêu thương một cách quang minh chánh đại, cũng như không thể bộc bạch tâm tư của mình.

Đạo hạnh của người xuất gia, một nét đẹp trong văn hóa Phật giáo

Cách thứ hai:

Hoặc có thể tu tại gia: Đệ tử Đức Phật có 4 bậc: Một là xuất gia nam, hai là xuất gia nữ, ba là tại gia nam, bốn là tại gia nữ, mỗi bậc đều có giới riêng của mình, sự giới hạn của giới sẽ làm cho người đệ tử Phật sống tu hành thoải mái hơn, có trách nhiệm với sứ mệnh cao cả hơn, tu hành cũng hiệu quả, đạt đến cứu cánh theo giới của mình, giải thoát theo tâm lượng của mình khi đã thọ giới, đắc giới và giữ giới.

Bạn không nên “có tình ý riêng” với quý Thầy Bạn ạ. Bạn phải tự điều phục lấy thân tâm mình và hộ trì cho quý Thầy giữ đạo nghiêm thân, chính là Bạn đã gởi gắm tình cảm tín ngưỡng với quý Thầy rồi đó.

Điều cuối cùng tốt hơn hết là Bạn tu tại gia, giữ năm giới tức là giới tu tại gia được phép lập gia đình, điều nầy Đức Phật cho phép giới tu tại gia được có chồng vợ. Khi đã có gia đình sẽ không còn nghĩ suy đến người khác nữa.

Ở Quan Âm tu viện, có Tăng bộ, Ni bộ rất đông lên tới 237 tu sĩ; tất cả đều vì giới luật Phật và thể thống của Tu viện, Sư Bà và Hòa Thượng rất nghiêm khắc trong việc tiếp xúc giữa Tăng Ni. Nhằm để tránh tình trạng xảy ra sự việc không phù hợp trong Tu viện, trường hợp nếu có Tăng hay Ni “không tu được” thì xin xả giới hoàn tục lập gia đình như mọi người Phật tử tốt khác, Thầy sẽ cho phép và hộ trì.

Sư giới thiệu những pháp tu cơ bản dễ chấp nhận, tùy Bạn lựa chọn cho mình một pháp tu theo từng giới cho phù hợp với tâm ý và môi trường sống của Bạn hiện nay để tránh những tình cảm riêng như giữa Bạn và quý Thầy Bạn nhé.

Mời quý Phật tử xem thêm video: "Tu thân theo lời Phật dạy":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Làm sao con chuyển hóa được niềm đau trong con thành sự an lạc và tĩnh lặng?

Hỏi - Đáp 15:00 26/04/2024

Hỏi: Thưa Thầy, khi con nhìn thấy Thầy, con cảm nhận được sự định tĩnh và niềm an lạc nơi Thầy, nhưng đồng thời con lại thấy một niềm đau trong con…Con muốn được như Thầy. Làm sao con có thể chuyển hóa niềm đau trong con thành niềm vui, sự an lạc và tĩnh lặng như Thầy?

Sinh viên ở trọ có thể tu tập như thế nào?

Hỏi - Đáp 12:10 26/04/2024

Sau những khóa tu dành cho học sinh – sinh viên, bước đầu chập chững học Phật có rất nhiều bạn sinh viên băn khoăn về hoàn cảnh ở trọ, ở tập thể rất đông đúc và ồn ào…Như vậy tâm muốn hướng về Phật, muốn ăn chay, đọc kinh, tu hành nhưng làm sao để hòa hợp với hoàn cảnh sống?

Siêu độ là gì? Người đã vãng sanh có cần lập bài vị siêu độ không?

Hỏi - Đáp 09:30 26/04/2024

Hỏi: Ý nghĩa siêu độ là gì? Người có thoại tướng, cứ cho là đã vãng sanh, sau này còn phải lập bài vị siêu độ cho họ nữa không ạ?

Làm sao để giữ giới không sát sanh?

Hỏi - Đáp 17:30 24/04/2024

Hỏi: Tôi là một Phật tử tại gia, tốt nghiệp đại học Nông nghiệp và hiện công tác tại trạm bảo vệ thực vật huyện (chuyên phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng). Tôi cảm thấy rất mâu thuẫn và bất an bởi công việc mình đang làm phạm vào giới sát (vì hàng ngày hướng dẫn nông dân diệt trừ sâu bọ).

Xem thêm