Thứ tư, 12/06/2024, 17:00 PM

Làm thế nào để vãng sanh?

Hỏi: Dạo này càng ngày tôi càng ngộ ra cuộc đời lắm đau khổ, nên tôi muốn cầu vãng sinh Tịnh Độ mà không cầu hết bệnh nữa, nguyện mong Đức Phật tiếp dẫn vãng sinh càng sớm càng tốt. Vậy tôi cần làm như thế nào?

Làm thế nào để vãng sanh? 1

Rộng tu các công đức và hồi hướng quả vãng sanh

Đáp: 

Tịnh Độ là một pháp môn tu hành hết sức phổ biến thời nay, là một trong 3 tông phái lớn nhất trong Phật Giáo, không thể qua loa đại khái mà hiểu được, nên bạn cần nghiêm túc nghiên cứu, tìm hiểu rất nhiều trước khi bước vào tu tập chuyện sâu. Quang Tử sẽ chỉ nói sơ qua phần cơ bản, sau đó giới thiệu bạn với những kinh - sách cần thiết.

Pháp môn Tịnh Độ có 3 điều cần và đủ để vãng sinh: 

1. Tín (Niềm tin)

Bạn cần có niềm tin sâu chắc về Tịnh Độ. Tin chắc chắn có A Di Đà Phật, có cõi Tây Phương Cực Lạc, và có thể tu tập để sinh về đó.

2. Nguyện (Phát nguyện) 

Bạn cần khởi lên ý nguyện mạnh mẽ, NGUYỆN sinh về cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà. Sau đây là một trong rất nhiều cách phát nguyện vãng sinh:

Phát nguyện vãng sinh

“Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật! Con xin đem hết tâm thành nguyện được sinh về cõi Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà! Xin Phật từ bi tiếp dẫn!”

3. Hạnh (Công đức)

Bạn cần niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” và làm thật nhiêu công đức, phước báo, dù là niệm danh hiệu Phật, danh hiệu Bồ Tát, bố thí, trì giới, tụng kinh, ấn tống, phóng sinh, hay công đức gì cũng được, rồi hồi hướng công đức đó cầu sinh về Cực Lạc.

Cụ thể là mỗi ngày bạn niệm Phật thật nhiều, hoặc làm các công đức lành khác…cách tạo công đức trong đạo Phật rất nhiều, niệm Phật, lạy Phật, tụng kinh, trì chú, sám hối, phát nguyện, phóng sinh, ấn tống, làm phước, bố thí, cứu người, xây chùa, đúc tượng .v.v…dù sai khác như vậy xong tất cả đều là Phật dạy, đều tạo ra những công đức.

Vì rằng hoàn cảnh mỗi người khác nhau, căn cơ khác nhau, sở thích khác nhau, nên chia ra nhiều cách thức khác nhau, để mỗi người tự lựa chọn lấy cách thức phù hợp nhất với mình mà áp dụng.

Được bao nhiêu phước đức, đều hồi hướng để sinh về Cực Lạc với Phật A Di Đà.

Nhiều người máy móc cho rằng, chỉ có niệm Nam Mô A Di Đà Phật mới có thể vãng sinh được. Thực ra không phải, bên cạnh việc niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”, mọi loại công đức đều có thể hồi hướng vãng sinh Cực Lạc.

Trong kinh Hoa Nghiêm, Bồ Tát Phổ Hiền dạy rằng phát 10 nguyện Phổ Hiền cũng sẽ được Vãng Sinh Cực Lạc.

Trong kinh Đại Bi Tâm Đà Ra Ni, Quán Thế Âm Bồ Tát dạy, trì chú Đại Bi cũng sẽ được Vãng Sinh, không chỉ được sinh lên cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà, mà muốn sinh về cõi Tịnh Độ của Đức Phật nào cũng được.

Trong kinh Vô Lượng Thọ, phẩm thứ 24 – Ba Bậc Vãng Sinh, Đức Phật dạy :

“Này A Nan! Chư thiên, nhân dân ở mười phương thế giới chí tâm nguyện sinh về cõi ấy có ba hạng:

Bậc thượng phẩm là những người xuất gia, lìa tham dục làm sa môn, phát tâm Bồ đề, chuyên tâm niệm Phật A Di Đà, làm các công đức, nguyện sinh về cõi đó. 

Những chúng sinh này khi mạng chung, đức Phật A Di Đà cùng Thánh chúng hiện đến trước mặt, liền theo đức Phật sinh về cõi đó, tự nhiên hóa sinh trong hoa sen bảy báu, trí huệ dõng mãnh, thần thông tự tại.

Hạng trung là những người tuy không làm sa môn, nhưng làm nhiều công đức, phát tâm Vô thượng Bồ Đề, chuyên tâm niệm Phật A Di Đà. Tuy đã làm nhiều công đức, giữ gìn trai giới, xây dựng tháp tượng, cúng dường, treo phan đốt đèn dâng cúng hoa hương… Tất cả đều phải hồi hướng nguyện sinh về Cực Lạc. 

Khi mạng chung hóa thân đức Phật A Di Đà hiện ra đầy đủ tướng tốt quang minh như chính đức Phật cùng với đại chúng vây quanh hiện trước người đó, nhiếp thọ tiếp dẫn, liền theo hóa Phật sinh về cõi Cực Lạc, ở bậc bất thối chuyển vô thượng Bồ đề, công đức trí huệ kế bậc thượng phẩm.

Hạng hạ phẩm là những người giả sử không hay làm các công đức, mà đã phát tâm vô thượng Bồ đề, chuyên tâm niệm Phật A Di Đà, vui mừng tin sâu không chút nghi ngờ, hết lòng nguyện sinh về cõi Cực Lạc, người này mạng chung mộng thấy đức Phật cũng được vãng sinh, công đức trí huệ kế bậc trung…”

Như vậy, ta thấy Phật không nói rằng “chỉ có niệm Nam Mô A Di Đà Phật mới được vãng sinh”. Người chỉ “chuyên tâm niệm Phật A Di Đà, vui mừng tin sâu không chút nghi ngờ, hết lòng nguyện sinh về cõi Cực Lạc” mới là bậc Hạ phẩm.

Còn bậc Trung phẩm đến Thượng Phẩm, bên cạnh việc niệm Phật, còn phải làm nhiều công đức rồi hồi hướng nguyện sinh cõi Cực Lạc.

Và còn một điểm cần lưu ý, là cả 3 bậc Thượng - Trung - Hạ phẩm, Đức Phật đều có nhắc đến, cần phải phát tâm vô thượng Bồ đề. 

Như thế nào là Tâm Vô Thượng Bồ Đề? Đó là trên nguyện thành Phật, dưới nguyện hóa độ tất cả chúng sinh.

Cuối cùng là đem tất cả công đức niệm Phật, phát Tâm Vô Thượng Bồ Đề, các công đức khác hồi hướng vãng sinh. 

Sau đây là một trong nhiều cách khác nhau để hồi hướng vãng sinh:

“Con xin hồi hướng công đức...này, cầu cho con sớm dứt trừ mọi duyên nghiệp với cõi trần, mau vãng sinh lên cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà, mau viên thành Phật Quả Vô Thượng Chánh Đẳng Giác, quảng độ tất cả chúng sinh thoát khỏi biển khổ sinh tử này.”

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Lần thứ hai Ma Vương tìm cách phá hoại Bồ Tát Sĩ Đạt Ta ra sao?

Hỏi - Đáp 10:59 12/02/2025

Hỏi: Lần thứ hai Ma Vương đã tìm cách phá hoại Bồ Tát Sĩ Đạt Ta ra sao?

Bản kinh ngắn, dễ hiểu dành cho Phật tử tụng kinh cầu an đầu năm

Hỏi - Đáp 07:45 29/01/2025

Hỏi: Tôi muốn tụng kinh cầu an đầu năm tại tư gia để cầu nguyện gia đạo an lành. Tuy nhiên vì không có nhiều thời gian cũng như không rành rẽ các pháp thức kinh kệ nên tôi chỉ muốn tụng đọc bình thường những bản kinh ngắn, dễ hiểu, dễ thực hành.

Vì sao đầu năm cầu an cần tụng kinh, niệm Phật Dược Sư?

Hỏi - Đáp 09:30 28/01/2025

Vì sao đầu năm các chùa thường tụng kinh Dược Sư để cầu an? Tôi muốn trì niệm danh hiệu Phật Dược Sư để được gia hộ. Xin cho biết nên trì niệm danh hiệu nào vì Phật Dược Sư có nhiều danh hiệu và ý nghĩa của danh hiệu cùng công năng của việc trì niệm Phật Dược Sư.

Vào chùa nên đi lối nào và đứng ở đâu để khấn nguyện?

Hỏi - Đáp 10:07 25/01/2025

Vấn: Xin thầy cho con biết vào chùa con nên quỳ hoặc đứng ở đâu là đúng nhất khi thắp nhang và khấn nguyện? Vào chùa con nên đi cửa nào vào là đúng? Có bạn bảo là không được đi bằng cửa chính vì chỉ dành cho các thầy hay để cử hành lễ nhưng nếu chùa có một cửa thì phải làm sao?

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo