Lần đầu sau 30 năm, người Ấn Độ nhìn thấy dãy Himalaya từ miền bắc
Nhiều khu vực ở Ấn Độ có thể quan sát được dãy Himalaya lần đầu tiên trong 30 năm sau khi ô nhiễm giảm do phong tỏa ngăn ngừa COVID-19, thậm chí từ khoảng cách 200km, Independent đưa tin.
Trái đất bớt ‘run rẩy’ nhờ con người cách ly xã hội chống dịch Covid-19
Từ khi nhiều nước hạn chế người dân ra đường và phần lớn hoạt động sản xuất, kinh doanh ngừng lại vì lệnh phong tỏa chống COVID-19 thì tiếng động địa chấn, tức là âm thanh phát ra từ sự di chuyển của vỏ Trái đất, đã giảm hẳn.
Tại các khu vực của bang Punjab, miền bắc Ấn Độ, người dân hào hứng đăng tải những bức ảnh chụp dãy núi Himalaya ở khoảng cách xa khoảng 200km sau khi không khí trong lành hơn.
Trước đó để ngăn dịch COVID-19 lây lan, Ấn Độ ra lệnh giới nghiêm 21 ngày, theo đó yêu cầu tạm dừng nhiều doanh nghiệp sản xuất, cấm tụ họp, hạn chế xe cộ… Những biện pháp này ngoài giảm nguy cơ lây lan virus corona còn giúp chất lượng không khí cải thiện đáng kể.
Cựu vận động viên cricket Ấn Độ Harbhajan Singh, đã đăng trên mạng xã hội Twitter một bức ảnh dãy Dhauladhar, một phần của Himalaya từ trên sân thượng nhà riêng ở Jalandhar.
“Không bao giờ có thể hình dung ra điều này là có thể. Chỉ báo rõ ràng cho thấy tác động của ô nhiễm mà chúng ta đã gây ra với Mẹ Trái đất” – anh viết.
Xu hướng thành phố không rác thải
Một người dùng có tên Manjit K Kang viết trên Twitter: "Đây là cảnh tôi nhìn được từ nóc nhà mình ở Punjab, Ấn Độ. Lần đầu tiên sau gần 30 năm, tôi có thể thấy rõ dãy Hymalaya khi lệnh phong tỏa làm sạch không khí bị ô nhiễm. Thật sự kì diệu".
Ủy ban Kiểm soát ô nhiễm trung ương Ấn Độ xác nhận lệnh phong tỏa đã làm giảm tình trạng ô nhiễm không khí. Trong khi đó, bộ phận tình báo của tờ India Today nhận thấy chất lượng không khí được cải thiện tới 33% trong khoảng thời gian từ 16 đến 27/3.
Ấn Độ có hơn 1,3 tỷ người và Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố khoảng 1,5 triệu người trong số họ chết vì ô nhiễm không khí vào năm 2012. Chỉ số ô nhiễm không khí của Ấn Độ cao hơn giới hạn an toàn của WHO tới 5 lần.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Người nắm giữ bí quyết trà-tỳ kể chuyện làm đài hỏa thiêu nhị vị Đại lão Hòa thượng
Môi trường 10:58 25/11/2024Từ công nghệ và kỹ thuật làm nghề đúc đồng gia truyền ở Phường Đúc xứ Huế, cha con nghệ nhân Nguyễn Văn Sính đã được mời chế tác đài hỏa thiêu làm lễ trà-tỳ (nghi thức hỏa thiêu đối với một vị Phật hay cao tăng) cho đại lão hòa thượng Thích Trí Quang và thiền sư Thích Nhất Hạnh.
‘Báo động đỏ’ ở hồ lớn nhất thế giới
Môi trường 16:58 20/11/2024Mực nước tại biển Caspi sụt giảm nghiêm trọng khiến nơi được xem là hồ nước lớn nhất thế giới đứng trước nguy cơ trở thành vùng đất khô cằn.
Tin mới nhất về bão số 9: Cường độ cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km
Môi trường 10:09 19/11/2024Bão số 9 Man-yi mạnh cấp 9, giật cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km và đang suy yếu. Dự báo, khoảng ngày mai (20/11), bão thành vùng áp thấp trên vùng biển ngoài khơi Trung Trung Bộ.
Bão Man-yi trở thành siêu bão, hướng vào vùng biển miền Trung
Môi trường 17:04 16/11/2024Siêu bão Man-yi càng áp sát đất liền Philippines càng mạnh lên, dự báo ngày 18/11 siêu bão sẽ đi qua đảo Luzon của nước này rồi đi vào Biển Đông, trở thành bão số 10 năm 2024.
Xem thêm