Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 13/04/2019, 08:51 AM

Lão Cư sĩ Lê Đình Thám - Linh hồn của Phong trào Chấn hưng Phật giáo Trung kỳ

Lão cư sĩ Lê Đình Thám là ngọn đuốc tiên phong trong phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam do Tổ sư Lê Khánh Hòa (1877-1947) khởi xướng, hòa cùng nhịp với phong trào chấn hưng Phật giáo Trung Hoa và các quốc gia lân bang.

Trong số các vị đề xướng phong trào chấn hưng Phật giáo tại Trung Hoa, người đã có công đức và ảnh hưởng lớn nhất là Ngài Thái Hư Đại sư (1889-1947). Đại sư là một vị cao Tăng thạc đức uyên bác trong Phật học cũng như thế học, và rất hăng hái với việc hoằng dương chính pháp Phật đà. Ngài đó đây vân du khắp nơi trong nước và sang tận Hoa Kỳ để giới thiệu Đại thừa Phật giáo cho người Tây phương. Những hoạt động Phật sự của Đại sư không những chỉ gây ảnh hưởng Phật giáo Trung Hoa lại còn lan tỏa rộng khắp các quốc gia lâng bang như Việt Nam, Nhật Bản và cả đến Âu Mỹ.

Tổ sư Lê Khánh Hòa đánh hồi chuông cảnh tỉnh trong Phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam với phương châm:

1 - Chỉnh đốn Tăng già

2 - Kiến lập Phật học đường

3 - Diễn dịch và xuất bản kinh sách Việt ngữ

Riêng Ngài, trong lịch sử phôi thai của công cuộc chấn hưng Phật giáo đáng nhớ, đã nổi bật lên ba đức tính làm gương soi cho các thế hệ đi sau làm bài học tiến thủ không ngừng đó là:

1. Mỗi lần thất bại là mỗi lần cố gắng đứng lên, kiên tâm nhẫn nại, cương quyết như sắt đá, không hề thối chí nản lòng.

2. Suốt đời hy sinh, hiến thân cho đạo pháp, không nề gian lao, chẳng từ khó nhọc, hy sinh cả tài sản chùa mình để sung vào của công, góp phần chấn hưng, không màng danh lợi, quyền tước và danh vọng.

3.  Thân già nhiều bệnh nhưng chí hướng không già, lúc nào cũng tỏ ra hăng hái trước mọi việc, không chán nản với Phật sự.

Bài liên quan

Ngài vận động tổ chức Phật học viện và Thư xã Pháp Bảo phường, thành lập hội Nam kỳ Nghiên cứu Phật học.

Thành lập lâm thời vào năm 1930 (Canh Ngọ) đến năm 1931 (Tân Mùi) mới chính thức thành lập hội Nam kỳ Nghiên cứu Phật học và xuất bản tạp chí Từ Bi Âm (để truyền bá chính pháp Phật đà) phong trào này ảnh hưởng đến Trung kỳ.

Trưởng lão Hòa thượng Giác Tiên và Lão cư sĩ Lê Đình Thám pháp danh Tâm Minh (Médecin indochinois du cadre laté-ral) bao đầu khai đạo tràng Phật học tại ngôi già lam Trúc Lâm tự, cung thỉnh Quốc sư Phước Huệ, Phương trượng trụ trì Tổ đình Thập Tháp Di Đà ngôi vị Chủ giảng.

Đầu năm 1932 (Nhâm Thân), Lão cư sĩ Lê Đình Thám pháp danh Tâm Minh (1897-1969) làm chủ xướng và thảo điều lệ xin phép chính thức thành lập hội An Nam Phật học tên tiếng Pháp với tiêu đề của Hội: “Société d’étude et excercice de la Religion Bouddhique de l’Annam” (viết tắt là SEERBA) để xin phép Chính quyền Bảo hộ Pháp.

HT Thích Gia Quang thuyết trình bản tham luận tại Hội thảo Khoa học Cư sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám 2019 (Ảnh: Giác Ngộ)

HT Thích Gia Quang thuyết trình bản tham luận tại Hội thảo Khoa học Cư sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám 2019 (Ảnh: Giác Ngộ)

 Lập hội An Nam Phật học tại  ngôi già lam Trúc Lâm, Huế vì đường xa nên các Ngài mượn chùa Từ Quang làm trụ sở, Lão cư sĩ Lê Đình Thám lại xin phép với nhà cầm quyền bảo hộ Pháp xuất bản tờ Tạp chí Viên Âm nguyệt san vào ngày 30/06/1933 (08/05 nhuận/Quý Dậu) được Nghị định toàn quyền Đông dương chuẩn phê. Tạp chí Viên Âm nguyệt san số ra đời đầu tiên (số 1) vào ngày 01/12/1933 (14/10/Quý Dậu).

Lão cư sĩ Lê Đình Thám- Tâm Minh hiện thân cư sĩ Phật tử tại gia, nhưng công đức giáo dục đào tạo tăng tài để truyền bá chính pháp Phật đà thật cao cả, hậu thế mãi mãi tán dương công đức.

Lão cư sĩ Lê Đình Thám- Tâm Minh hiện thân cư sĩ Phật tử tại gia, nhưng công đức giáo dục đào tạo tăng tài để truyền bá chính pháp Phật đà thật cao cả, hậu thế mãi mãi tán dương công đức.

Lão cư sĩ Lê Đình Thám pháp-Tâm Minh được tập thể tăng già tôn vinh ngôi vị Chánh Hội trưởng hội An Nam Phật học và Chủ nhiệm, cung thỉnh Trưởng lão Hòa Thượng Thích Giác Nhiên (1878-1979 ngôi vị Chứng minh Đạo sư và Kiêm Giám đốc Phật học đường Tây Thiên, Huế.

Năm 1933, đầu tiên hội An Nam Phật học mượn chùa Vạn Phước để thiết lập trường và mở lớp Sơ đẳng Phật học cho học Tăng, do Pháp sư Thích Mật Khế (1904-1935) làm chủ giảng. Sau trường này dời về thiết lập tại mé bên phải sân chùa Báo Quốc, Huế. (1)

Sau khi Pháp sư Thích Mật Khế viên tịch, Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Độ (1894-1979) làm Đốc giáo giảng dạy cho đến cuối năm 1944 (Giáp Thân) tốt nghiệp lớp Cao đẳng Phật học.  Tháng 12 năm Giáp Thân, Trường Phật học dời về Chùa Kim Sơn, xã Lưu Bảo (đổi tên lại là Đại Tòng Lâm), các vị học tăng xuất thân từ trường Phật học này như các vị: Thích Trí Quang, Thích Thiện Minh-Trí Nghiễm (1921-1978), Thích Trí Tịnh (1917-2014), Thích Thiện Siêu-Trí Đức (1921-2001) . . .

Tăng già Phật giáo Trung Kỳ có Phật học viện Tây Thiên đầu tiên do các vị tăng sĩ Phật giáo và một nhóm thanh niên trong sơn môn tổ chức. Sau đó, giao lại cho toàn thể sơn môn quản cố. Quốc sư Thích Phước Huệ (1869-1945) giảng dạy tại Phật học viện Tây Thiên này nhiều năm cho đến năm 1938, Đức Quốc sư Thích Phước Huệ về Tổ đình Thập Tháp Di Đà, Bình Định. Sau đó, học Tăng trường này sang Phật học viện Báo Quốc, Huế như các vị: Hoàng Thơ, Trí Diệm. . .

So sánh trong hai Phật học viện kể trên (2), Phật học viện Tây Thiên (của sơn môn), Huế chỉ dạy Kinh, Luận theo lối xưa (từ Hán văn đọc cắt nghĩa sang tiếng Việt). Trong khi Phật học viện Báo Quốc, Hội An Nam Phật học dạy nhiều môn theo hiện đại, chẳng những được học Kinh, Luận mà còn học những môn khác như Việt ngữ, Hán văn, Nghệ thuật diễn giảng. . .

Vì Thượng nhân Thích Trí Độ, nguyên Đốc giáo, vị Giáo sư trưởng trường tỉnh Bình Định (năm 28 tuổi, Ngài đổ bằng tốt nghiệp làm giáo sư, 34 tuổi lại đổ bằng trợ giáo, về giáo lý Phật đà trước đây Ngài thụ giáo với Đức Quốc sư Thích Phước Huệ, Tổ đình Thập Tháp Di Đà, Bình Định. Thượng nhân Thích Trí Độ học và giảng dạy đủ phương pháp sư phạm và giáo lý rất căn bản.

Bác sĩ Lê Đình Thám (hàng ngồi trước, ngoài cùng, bên trái) chụp ảnh với Bác Hồ khi làm việc trong Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ảnh tư liệu

Bác sĩ Lê Đình Thám (hàng ngồi trước, ngoài cùng, bên trái) chụp ảnh với Bác Hồ khi làm việc trong Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ảnh tư liệu

Người chủ yếu là lão Cư sĩ Lê Đình Thám-Tâm Minh, nhà lãnh tụ về Phật giáo Trung Kỳ thời bấy giờ. Lão Cư sĩ Lê Đình Thám –Tâm Minh là người sáng lập Hội An Nam Phật học và Phật học viện Báo Quốc, là một nhân vật tân tiến, am hiểu hai nền văn hóa Á, Âu.

Lập trường của lão Cư sĩ Lê Đình Thám –Tâm Minh, khai giảng Phật học viện Báo Quốc để đào tạo tăng tài, truyền bá Phật pháp làm sao hợp với trào lưu tiến bộ. Nên mỗi buổi chiều thứ Bảy là có Lão cư sĩ hiện diện tại Phật học viện và các vị cư sĩ đạo hữu đương thời với Lão cư sĩ cũng đến dự nghe bài giảng của học tăng, để rồi phê bình, sửa chữa từng lỗi câu văn hình thức lẫn tinh thần, mặc dù Lão cư sĩ là vị quan Bác sĩ Tây Y, Quản đốc Bệnh viện bài lao ở Huế thời này, công việc của Lão cư sĩ rất bận rộn. Nhưng Lão cư sĩ vẫn không bỏ buổi giảng dạy nào, chẳng những bên học tăng, học đường, báo chí. . . mà còn bên cư sĩ Phật tử (và hội viên) Lão cư sĩ kết hợp lại tổ chức như: Đoàn Thanh niên Phật học Đức dục (3), Gia đình Phật hóa phổ (nay là Gia đình Phật tử Việt Nam), Đồng ấu Phật tử, Đoàn Phật học Đức dục tiêu biểu như các vị cư sĩ, Phạm Hữu Bình, Ngô Điền, Ngô Thừa, Bửu Côn, Đinh Văn Nam, Võ Đình Cường. . . được Lão cư sĩ dạy qua các vụ hè, Lão cư sĩ so sánh triết lý Đông Tây nhất là về yếu lý Đại thừa Phật giáo như các loại Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Thành Duy Thức Luận, Nhân Minh Luận, Quảng Bách Luận . . .

Những vị xuất thân từ Đoàn Phật học Đức dục như Đinh Văn Nam quý danh của Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu (1918-2012), Viện trưởng Đại học Vạn Hạnh, và Giáo sư Võ Đình Cường (1918-2008) Trưởng ban Hướng dẫn Gia đình Phật tử Trung ương Việt Nam.

Cư sĩ Phật tử nên xem gương Lão cư sĩ Lê Đình Thám- Tâm Minh (sau Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học 2 năm, rồi hưởng ứng theo làm rạng rỡ Phật giáo miền Trung ngày hôm nay vẫn còn dư âm Lão cư sĩ Lê Đình Thám- Tâm Minh

Cư sĩ Phật tử nên xem gương Lão cư sĩ Lê Đình Thám- Tâm Minh (sau Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học 2 năm, rồi hưởng ứng theo làm rạng rỡ Phật giáo miền Trung ngày hôm nay vẫn còn dư âm Lão cư sĩ Lê Đình Thám- Tâm Minh

Năm 1938 (Mậu Dần), chùa Từ Đàm được sơn môn Huế nhường lại cho Hội An Nam Phật học (xưa tên là Quán Tông), Hội dời từ chùa Từ Quang về đây làm trụ sở vĩnh viễn. Cất thành Tỉnh hội Thừa Thiên (chùa Từ Đàm khởi điểm tranh đấu thời Pháp nạn 1963 (Quý Mão) dưới triều đại Ngô Đình Diệm). Đồng thời, Lão cư sĩ Lê Đình Thám- Tâm Minh vận động thành lập 18 Tỉnh hội Phật học toàn xứ Trung Kỳ (trên Tỉnh hội Phật học một cấp) để chỉ huy và lãnh đạo về mọi mặt, có thể cho lão cư sĩ Lê Đình Thám-Tâm Minh là linh hồn của phong trào chấn hưng Phật giáo Trung Kỳ. Đây là gương sáng muôn đời, hậu thế mãi mãi ghi ân. Lão cư sĩ Lê Đình Thám- Tâm Minh là hiện thân của vị Bồ tát tại gia.

Cư sĩ Lê Đình Thám-Tâm Minh là linh hồn của phong trào chấn hưng Phật giáo Trung Kỳ

Cư sĩ Lê Đình Thám-Tâm Minh là linh hồn của phong trào chấn hưng Phật giáo Trung Kỳ

Tóm lại, Tăng ni, Phật tử nên noi gương Tổ sư Lê Khánh Hòa đã chủ xướng sáng lập Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học, một hồi chuông đánh thức giấc ngủ nghìn năm của Phật giáo đồ Việt Nam. Cư sĩ Phật tử nên xem gương Lão cư sĩ Lê Đình Thám- Tâm Minh (sau Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học 2 năm, rồi hưởng ứng theo làm rạng rỡ Phật giáo miền Trung ngày hôm nay vẫn còn dư âm Lão cư sĩ Lê Đình Thám- Tâm Minh. Lão cư sĩ đã an nhiên trút hơi thở về cõi Phật, nhưng công đức của Lão cư sĩ đối với Phật giáo Trung Việt nghìn năm bất diệt!

Lão cư sĩ Lê Đình Thám- Tâm Minh hiện thân cư sĩ Phật tử tại gia, nhưng công đức giáo dục đào tạo tăng tài để truyền bá chính pháp Phật đà thật cao cả, hậu thế mãi mãi tán dương công đức.

Lãnh đạo chấn hưng Phật học Trung kỳ năm 1932, vào thời ấy, ngoài Lão cư sĩ Lê Đình Thám-Tâm Minh chưa có vị nào đủ duyên làm nên công hạnh vĩ đại như thế.

 ------------------------------------

Chú thích:

(1) Trường này do Pháp sư Thích Mật Khế (1904-1935) đảm trách giảng dạy lớp Sơ đẳng Phật học (lớp Tăng), đến ngày mồng 08 tháng 04 âm lịch năm Ất Hợi (10/05/1935) Pháp sư Thích Mật Khế an nhiên viên tịch, Hội An Nam Phật học cung thỉnh Thượng nhân Trí Độ giảng dạy trường Phật học này, sau đó dời về Tổ đình Báo Quốc, Huế, mượn liêu chùa cho tăng sinh lớp Sơ đẳng lưu trú, quá chật hẹp và vất vả.

Năm 1938 (Mậu Dần) Phật học viện tại Tổ đình Báo Quốc, Huế có 45 Tăng sinh, Hội An Nam Phật học chỉ cấp học bổng cho 15 Tăng sinh mỗi tháng 3 đồng 50 cắt. Mỗi tháng Hội An Nam Phật học tổn phí 72 đồng 50 cắt. Phật học viện Báo Quốc này do bốn vị tôn túc đảm trách: Các ngài Hải Đức, Vạn Phước, Từ Quang Báo Quốc đến  ngày 27/10/1938 (05/09/Mậu Dần).

Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Phật học viện Báo Quốc có sự hiện diện đầy đủ của chư Sơn thiền đức và cư sĩ Phật tử; Hội trưởng, lão Cư sĩ Nguyễn Đình Hòe Chủ tọa, lão cư sĩ Nguyễn Đăng Khoa, Phó Hội trưởng đọc diễn văn khai giảng và nêu rõ mục đích xây dựng Phật học viện Báo Quốc. . .

(2) Phật học viện Tây Thiên: Niên hiệu Bảo Đại thứ 10 (1935) mới mở lớp Sơ đẳng Phật học, cuối năm này mới mở lớp Cao đẳng và Đại học Phật giáo do Đức Quốc sư Thích Phước Huệ  giảng dạy mãi cho đến năm 1938, thì Đức Quốc sư Thích Phước Huệ  nghỉ dạy và về Tổ đình Thập Tháp, Bình Định.

(3) Khái lược việc Thành lập Gia đình Phật tử

Nguyên thủy của Gia đình Phật tử là vào ngày Phật Đản theo truyền thống, mồng 08 tháng 04 năm Ất Hợi (10/05/1935), Hội Phật học Huế họp với Sơn môn Huế tổ chức ngày Phật Đản đầu tiên, thỉnh Thánh tượng Phật Bổn Sư Thích Ca sơ sinh từ Tổ đình Báo Quốc về Quốc Tự Diệu Đế, Đông Ba, tràng phan, bảo cái, đèn lồng, đàn lỗ bộ, Nhạc trỗi bác âm di hai hàng từ 19 giờ tối bắt đầu khởi hành từ Tổ đình Báo Quốc rước về  Quốc Tự Diệu Đế đến 22 giờ đêm. Kế đến rước Lưỡng Tôn Cung (Tiên cung và Thánh cung) và đương kim Hoàng đế Bảo Đại có đàn kỵ mã đi trước hộ giá. Khi rước Lưỡng Tôn cung và Hoàng đế Bảo Đại, đoàn Đồng ấu Phật tử của Hội An Nam Phật học gồm 52 em nam lẫn nữ (đồng nhi nam mặc áo lam, đồng nhi nữ mặc áo mùi) đồng hòa âm hát bài “Kính mừng Đức Phật Đản sinh” và các em đồng ấu Phật tử múa hát có thổi nhạc bác âm đón rước, Lưỡng Tôn cung ban cho các em Đồng ấu Phật tử 50 đồng.

Đến kỷ niệm ngày Phật Thành đạo mồng 08 tháng 12 năm Canh Thìn (05/01/1941), Hội An Nam Phật học nghị định lập một ban Thanh niên Phật tử để truyền bá ánh sáng từ bi trí tuệ Phật pháp trong nước, làm lễ Tuyên thệ vào ngày nêu trên.

Đến kỷ niệm ngày Phật Thành đạo mồng 08 tháng 12 năm Canh Thìn (05/01/1941), Hội An Nam Phật học nghị định lập một ban Thanh niên Phật tử để truyền bá ánh sáng từ bi trí tuệ Phật pháp trong nước, làm lễ Tuyên thệ vào ngày nêu trên.

Nguyên do các gia đình Phật tử Hóa phổ từ đây. Đến kỷ niệm ngày Phật Thành đạo mồng 08 tháng 12 năm Canh Thìn (05/01/1941), Hội An Nam Phật học nghị định lập một ban Thanh niên Phật tử để truyền bá ánh sáng từ bi trí tuệ Phật pháp trong nước, làm lễ Tuyên thệ vào ngày nêu trên.

Hội An Nam Phật học đã có sẳn 9 đoàn viên. Đoàn Thanh niên Phật tử để truyền bá ánh sáng từ bi trí tuệ của Đạo Phật, mệnh danh là: Đoàn Phật học Đức dục, trong đoàn này xuất sắc nhất là Cư sĩ Đinh Văn Nam (sau khi xuất gia, Hòa thượng Thích Minh Châu, nguyên Viện trưởng Đại học Vạn Hạnh, cư sĩ Võ Đình Cường, nguyên Trưởng ban Hướng dẫn Gia đình Phật tử Việt Nam.

Từ thập niên 1941 về sau các Hội đoàn Phật tử này bị gián đoạn một thời gian bởi thời cuộc chiến tranh 1945-1947 mới tổ chức lại với danh xưng: Hướng Thiện Lạc Thiện.

Năm 1951 (Tân Mão), mới đổi danh xưng Phật Hóa Phổ thành Gia đình Phật tử Việt Nam . 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Học Phật giản đơn

Kiến thức 08:00 22/11/2024

Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.

Xem thêm