Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 06/01/2020, 06:59 AM

Lạy mẹ con đi

Mẹ đã cho phép con lên chùa tu, con cám ơn mẹ, nhưng mẹ ơi giờ con không muốn xa mẹ con muốn ở bên, chăm sóc cho mẹ. Vô thường ơi xin hãy chậm lại đừng bắt mẹ con đi. Dù tôi có kêu gào như thế nào thì thời gian cũng không thể dừng lại, mẹ đã vĩnh viễn ra đi.

 >>Tâm sự người xuất gia

Bài liên quan

“Cô Năm Điệu” cái biệt danh dễ thương nói lên một thời vàng son của mẹ tôi. Người phụ nữ Nam bộ hiền lành chất phác hết lòng vì gia đình, cả đời mẹ chỉ biết lo cho chồng và các con.

Mẹ với dáng người thon thon, không cao lắm, mái tóc đen huyền nhưng không dài và luôn buộc gọn gàng như tóc đuôi gà vậy. Trông mẹ lúc nào cũng trẻ trung như cô gái đôi mươi dù mẹ đã ngoài năm mươi tuổi.

Thời con gái mẹ cũng oanh liệt lắm, mẹ biết làm đẹp khi 15 – 16 tuổi, bên ngoại mẹ là người con thứ năm trong gia đình, vì là con gái út và lanh lợi hơn dì Hai nên ông bà ngoại cũng thương nhiều.

Rồi duyên nợ, mẹ về làm dâu cho gia đình nội ở thị trấn. Bà nội sống theo truyền thống nên cũng khó tính, đặc biệt những chuyện “se sua” làm đẹp là bà không ủng hộ. Thương chồng, mẹ đã cố sống hòa hợp theo ý bà nội, năm tháng dần trôi lần luợt 3 anh em chúng tôi ra đời.

Mẹ đã cho phép con lên chùa tu, con cám ơn mẹ, nhưng mẹ ơi giờ con không muốn xa mẹ con muốn ở bên, chăm sóc cho mẹ. Vô thường ơi xin hãy chậm lại đừng bắt mẹ con đi. Dù tôi có kêu gào như thế nào thì thời gian cũng không thể dừng lại, mẹ đã vĩnh viễn ra đi.

Mẹ đã cho phép con lên chùa tu, con cám ơn mẹ, nhưng mẹ ơi giờ con không muốn xa mẹ con muốn ở bên, chăm sóc cho mẹ. Vô thường ơi xin hãy chậm lại đừng bắt mẹ con đi. Dù tôi có kêu gào như thế nào thì thời gian cũng không thể dừng lại, mẹ đã vĩnh viễn ra đi.

Dòng đời cứ lặng lẽ qua, chúng tôi lớn lên trong vòng tay của mẹ. Ba không mang nặng đẻ đau như mẹ, nhưng chăm lo và thương chúng tôi dù không chu đáo bằng mẹ. Sau khi tốt nghiệp cấp ba, vì tương lai tôi đành xa gia đình, xa mẹ yêu dấu lên Sài Gòn học một nghề nào đó mong sao kiếm được nhiều tiền để giúp gia đình. Tôi nghĩ nên học ngành kinh tế chắc kiếm được nhiều tiền hơn, mặt dù lúc đó ngành sư phạm ở các tỉnh rất cần và học cũng không cần đóng học phí. Tôi quyết chọn ngành kế toán, đơn giản vì muốn kiếm thật nhiều tiền lo cho gia đình, phụ mẹ kinh tế trong nhà! Ngày đưa tôi, mẹ không nói gì chỉ nhắc nhở cố gắng học để sau này con có tương lai, mẹ chỉ dặn dò vậy và quay mặt đi vào nhà, và ba là ngươi đưa tôi lên  Sài Gòn. Từ lọt lòng mẹ tới giờ tôi có đi xa một mình đâu nên sợ lắm, Sài Gòn đường phố xe cộ tấp nập không như quê mình, bước ra đường cái gì cũng tiền.

Bài liên quan

Mỗi tháng mẹ đều gởi cho tôi tiền để trả phí phòng trọ, tiền cơm v.v… được gần một năm. Bỗng một hôm, cô chủ nhà báo là có điện thoại, tôi biết ngay là mẹ, vì ngoài mẹ ra không ai gọi cho tôi cả. Tôi mừng lắm:

Alo! Dạ, con nghe nè mẹMẹ xin lỗi ….……

Tiền bạc chỉ là những tờ giấy do con người quy ước nên có giá trị quy đổi, nhưng trong cuộc sống không có chúng thì ta nghèo khổ và vất vả vô cùng. Qua điện thoại mẹ cho tôi biết gia đình đang gặp khó khăn, mẹ xin lỗi sợ không có khả năng lo cho tôi tiếp tục ăn học nữa, nhưng mẹ yên tâm con trai mẹ hôm nay đã lớn có khả năng tự lập rồi, con có thể vừa học vừa làm được, xin mẹ hãy yên tâm.

Khó khăn cũng qua, thật lòng chúng tôi xin cám ơn cuộc đời, có thăng có trầm để thử sức chịu đựng của con người, mong rằng sau này ra trường tôi có việc làm ổn định sẽ chăm sóc mẹ ở tuổi về chiều, lòng hiếu thảo của con trai là vậy.  Riêng mẹ, không mong ngồi hưởng sự an nhàn, còn sức mẹ vẫn ra chợ buôn bán với những bó nhang, bó hoa tươi cho người mua về cúng Phật, cúng ông bà, nuôi mạng sống bằng chánh mạng cũng là hạnh phúc lớn của mẹ.

Cha mẹ sinh ra tấm thân bằng xương thịt này (nhục thân); còn Thầy Bổn sư sinh ra thân chánh pháp (pháp thân). Cho nên sự biết ơn, nhớ ơn, đền ơn, cung kính tôn trọng và giữ tròn bổn phận của người đệ tử đối với Thầy là một việc cực kỳ quan trọng, không thể thiếu.

Cha mẹ sinh ra tấm thân bằng xương thịt này (nhục thân); còn Thầy Bổn sư sinh ra thân chánh pháp (pháp thân). Cho nên sự biết ơn, nhớ ơn, đền ơn, cung kính tôn trọng và giữ tròn bổn phận của người đệ tử đối với Thầy là một việc cực kỳ quan trọng, không thể thiếu.

Khi có việc làm ổn định tôi cũng thầm cám ơn trời Phật đã thương cho gia đình con. Khi có thời gian rảnh tôi cũng đi chùa lễ Phật, và cũng không biết căn duyên như thế nào khi đến chùa lòng tôi vô cùng an lạc. Hằng ngày khi ngắt một lá úa trên nhánh hoa tôi khuyên bà nên niệm một danh hiệu Phật, mẹ rất vui làm theo, mẹ còn phát tâm ăn chay nữa. Trong bữa ăn mẹ không cầu kỳ, mẹ chỉ ăn rất đơn giản, đôi khi chỉ cần rau luộc chấm nước tương, nước luộc rau làm canh sống qua ngày, nhưng tôi thấy mẹ rất hồng hào. Có lẽ, Phật gia hộ cho mẹ. Rồi ngày đẹp trời tôi quyết định nói ra ý nguyện của mình và xin mẹ:

Mẹ cho con đi tu nhe mẹ!

Bài liên quan

Bà chết lặng người không trả lời là cho hay không cho, nhưng tôi biết mẹ rất buồn dù biết rằng con đường tôi chọn là tốt, nhưng mẹ nói:

Con còn trẻ …. Để khi nào mẹ chết rồi con hãy đi.

Thường tình thế gian sanh con ra, cha mẹ nào cũng muốn con mình lớn lên xây dựng gia đình và sống thật hạnh phúc với mái ấm gia đình con cháu đầy đàn. Mẹ tôi cũng không ngoại lệ nên khi tôi nói xin đi tu là bà phản ứng như vậy, Thật không biết nên giận hay thương mẹ vì bà không ủng hộ tôi mà còn nói gở như vậy! Không được sự đồng tình của mẹ, tôi đã bỏ nhà lên chùa ở gần tuần lễ, lần đầu tiên tôi bỏ nhà đi không nói lời nào với ba, mẹ và rồi mẹ cho người gọi tôi về, tôi nghĩ bà đã thông cảm và bằng lòng cho tôi đi tu. Trước mặt ba và các em, mẹ vừa khóc vừa nói:

Tao sẽ tự giận chết ngay, nếu mày còn cứng đầu không nghe lời mẹ.

Mẹ, sao mẹ nói vậy! Tôi nói giọng nghẹn ngào.

Mẹ quá thương con nên không muốn cho con đi tu sớm xa mẹ. Ảnh minh họa.

Mẹ quá thương con nên không muốn cho con đi tu sớm xa mẹ. Ảnh minh họa.

Xin mẹ đừng uy hiếp con, mẹ không hiểu con gì hết, kể từ đó dù không nói ra lời oán trách mẹ, nhưng tình thương tôi dành cho mẹ không còn như trước, khoảng cách giữa hai mẹ con cũng xa hơn. Xa tới nổi khi mẹ bảo tôi chở bà đi khám bệnh tôi cũng chỉ hứa cho qua loa, nhưng mẹ vẫn chờ tôi, mặt dù các em cũng có thể chở mẹ đi khám bệnh được, chứ đâu phải chỉ có tôi mới biết chỗ bác sĩ.

Bài liên quan

Và sức khỏe mẹ ngày càng yếu đi vì máu trong người mẹ ra nhiều quá! Tôi cũng không hiểu cái gọi là bệnh phụ nữ, “sanh đặng con tinh huyết dầm dề, ví như thọc huyết trâu dê, nhất sanh thập tử nhiều bề gian nan”trong kinh Vu Lan  đức Phật nói như vậy. Rồi tôi dẫn mẹ đi Sài Gòn để điều trị. Khi nghe cô y tá hỏi ai là người thân của bà Cúc, tôi thật sự chết lặng khi nghe bác sĩ báo cho tôi biết là mẹ đã bị ung thư (bệnh phụ khoa), bệnh đã ở giai đoạn cuối rồi, trời đất như sụp đổ nhưng tôi vẫn cố giữ bình tĩnh bước ra ngoài và nói với mẹ là bệnh mẹ không sao, uống thuốc từ từ sẽ khỏi bệnh.

Thật không còn nỗi khổ nào hơn khi biết về căn bệnh, mẹ không còn cơ hội để điều trị, mẹ sắp xa chúng tôi thật rồi, tôi phải làm sao đây??? Nhiều câu hỏi dồn về tôi thật sự không biết rồi đây sẽ ra sao, chỉ biết gượng cười và nói láo với mẹ là bệnh tình mẹ không sao. Và tôi cũng không dám báo cho Ba và các em biết nữa vì thật lòng tôi không thể chấp nhận được sự thật này, tôi nghĩ là không nói với ai thì cũng như không có chuyện gì, mẹ đâu có bệnh gì đâu. Nhưng sự thật vẫn là sự thật, không thể nào che giấu được, biết được bệnh tình của mẹ, cả ba và các em như cuống cuồng vì lo cho mẹ, nhưng tôi xin được gần gũi chăm sóc cho mẹ để chuộc lại lỗi lầm mà trước đó con đã vô tâm với mẹ, không sớm lo cho bệnh tình của mẹ. Mẹ ơi, con ngàn lần xin mẹ tha thứ cho con.

Thường tình thế gian sanh con ra, cha mẹ nào cũng muốn con mình lớn lên xây dựng gia đình và sống thật hạnh phúc với mái ấm gia đình con cháu đầy đàn.

Thường tình thế gian sanh con ra, cha mẹ nào cũng muốn con mình lớn lên xây dựng gia đình và sống thật hạnh phúc với mái ấm gia đình con cháu đầy đàn.

Bài liên quan

Trong bệnh viện, cơn bệnh hành hạ mẹ từng cơn, mẹ bị chuyển qua khoa này rồi khoa kia, để bác sĩ khám, rồi chuẩn đoán thế này thế kia, thật sự tôi đã biết ung thư giai đoạn cuối rồi thì chỉ còn có phép lạ xảy ra thì may ra còn hy vọng. Tôi vẫn biết vậy nhưng còn nước còn tát, mẹ sống một ngày tôi chăm sóc mẹ một ngày. Tôi an ủi mẹ cố gắng lên, bệnh mẹ không sao đâu bác sĩ sẽ chữa cho mẹ mau lành thôi.

Mẹ biết được sức khỏe của mình, dù gia đình không ai nói ra nhưng trong tâm ai cũng biết ngày chia tay cũng đã sắp đến rồi, thật đau đớn thay, nhìn mẹ một ngày một gầy đi vì mẹ có ăn uống gì được đâu, miếng cháo, miếng sữa đưa vào cơ thể đều nôn ra ngoài hết.

Mằm trên giường bệnh, mẹ cũng ung dung như không có chuyện gì, tôi vừa chăm sóc mẹ vừa gượng hỏi mẹ mà trong lòng như tan nát:

 Mẹ có sợ chết không mẹ! Ai mà không chết, mẹ không sợ chết đâu!

Nghe mẹ nói vậy tôi muốn òa lên khóc, nhưng tôi cố ra vẻ như không có chuyện gì và hỏi tiếp:

Vậy rồi mẹ sẽ đi đâu khi xa tụi con?

Thì mẹ về với Phật chứ đi đâu!

Mẹ kêu tôi lại gần và khẽ nói:

Con thu xếp công việc đi, rồi qua tết về chùa…

Dù rằng Phật dạy có hợp thì phải có tan, nhưng mẹ ơi, cảnh âm dương cách biệt sao mà đớn đau quá, suốt đời mẹ vì gia đình, vì chúng con, đến hơi thở cuối cùng mẹ vẫn còn lo cho con, tình mẹ là bao la vô bờ bến mà con không biết còn hờn trách mẹ là không thương.

Dù rằng Phật dạy có hợp thì phải có tan, nhưng mẹ ơi, cảnh âm dương cách biệt sao mà đớn đau quá, suốt đời mẹ vì gia đình, vì chúng con, đến hơi thở cuối cùng mẹ vẫn còn lo cho con, tình mẹ là bao la vô bờ bến mà con không biết còn hờn trách mẹ là không thương.

Bài liên quan

Mẹ giờ này không còn ngăn cản con đi tu nữa mà mẹ cho phép con lên chùa tu, con cám ơn mẹ đã hiểu và cho phép con, nhưng mẹ ơi giờ con không muốn xa mẹ con muốn ở bên mẹ chăm sóc cho mẹ. Vô thường ơi xin hãy chậm lại đừng bắt mẹ con đi. Dù tôi có kêu gào thảm thiết như thế nào thì thời gian cũng không thể dừng lại, đời người đã tận, mẹ đã vĩnh viễn ra đi.

Dù rằng Phật dạy có hợp thì phải có tan, nhưng mẹ ơi, cảnh âm dương cách biệt sao mà đớn đau quá, suốt đời mẹ vì gia đình, vì chúng con, đến hơi thở cuối cùng mẹ vẫn còn lo cho con, tình mẹ là bao la vô bờ bến mà con không biết còn hờn trách mẹ là không thương. Mẹ quá thương con nên không muốn cho con đi tu sớm xa mẹ. Tình mẹ là thế đó, giờ con đã hiểu xin mẹ tha thứ cho con. Hôm nay, ngày cúng một trăm ngày của mẹ đã xong trước bàn thờ mẹ, con trai dập đầu LẠY MẸ CON ĐI.

Xuất gia, xuất giá cũng đồng đi

Hai nẻo khác nhau mới lạ kỳ

Lối đạo trở về nơi chân lý

Đường đời đưa đến chốn sầu bi.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nhờ Bồ tát Quan Thế Âm gia hộ, bé gái bị dị tật bẩm sinh được lành bệnh

Phật giáo và người trẻ 12:55 18/04/2024

Tôi lập gia đình năm 25 tuổi. Cuối năm, tôi sinh được một bé gái. Năm năm sau, vợ chồng tôi quyết định sinh đứa thứ hai. Chồng tôi rất thích đứa con thứ hai này là con trai, nhưng rủi thay lần mang thai này tôi lại sinh ba bé gái.

Phật pháp nhiệm mầu: Một cầu thủ bóng đá nổi tiếng thế phát, hành thiền

Phật giáo và người trẻ 09:46 17/04/2024

“Tôi đã tự hỏi, ý nghĩa và mục đích của cuộc đời mình là gì...” - Kevin Lidin trải lòng.

Diễn viên Quỳnh Lam sẽ kinh doanh quán chay

Phật giáo và người trẻ 11:33 13/04/2024

"Nữ hoàng phim xưa" Quỳnh Lam vừa chia sẻ với báo giới kế hoạch tương lai - sẽ kinh doanh quán chay - khi có tin chia tay bạn trai sau 13 năm gắn bó.

Phật pháp nhiệm mầu: Giác ngộ chỉ trong tích tắc

Phật giáo và người trẻ 19:43 12/04/2024

Melania Babaian đến từ đất nước Armenia xinh đẹp. Nhưng chúng tôi hay gọi tắt tên cô là Mela thân thương mỗi khi trò chuyện.

Xem thêm