Thứ năm, 19/09/2013, 12:20 PM

Lê Cát Trọng Lý hát như "thiền"

Mới ngoài tuổi 20 nhưng Lê Cát Trọng Lý được biết đến như một hiện tượng âm nhạc Việt Nam thời gian gần đây, với chất giọng nhẹ nhàng, giản dị, tự nhiên.

Nếu mới nghe Trọng Lý hát lần đầu thường người nghe chưa cảm nhận được hết chiều sâu trong ca từ cũng như giai điệu của Trọng Lý. Chỉ với âm thanh của cây Guitar thùng và chất giọng mộc mạc đó, lần đầu tiên cô gái ngoài 20 tuổi lúc bấy giờ, đã dành được giải cao nhất trong chương trình Bài hát của năm 2008, với bài hát Chênh vênh.
 Lê Cát Trọng Lý hát như có vẻ...Thiền

Vượt ra khỏi dòng nhạc thị trường khá bão hoà tại Việt Nam, Lê Cát Trọng Lý đã chọn cho mình một hướng đi riêng, vừa sáng tác và vừa hát ca khúc của chính mình. Tháng 3/2013, Lê Cát Trọng Lý đã kết thúc chuyến lưu diễn xuyên Việt mang tên "Vui" hết sức ấn tượng và độc đáo.

Nghe những ca khúc của Trọng Lý, khán thính giả không phân biệt được âm nhạc của Trọng Lý hướng vào đối tượng nào. Và trên thực tế, những ca khúc Trọng Lý biểu diễn chúng ta đều thấy từ con nít, người già, thanh niên,... rất thích nghe Trọng Lý hát. Không chỉ bởi giọng hát hay hoặc ý nghĩa của mỗi ca từ mà trong âm nhạc của Trọng Lý còn có cả chất Thiền nữa.

Về vấn đề "chất Thiền" trong mỗi ca khúc của mình, trả lời trước báo chí, Trọng Lý chia sẻ: "Lý làm nhạc, Lý cũng không nghĩ gì nhiều, cứ làm những gì hợp với tự nhiên của mình. Tại vì Lý thích Phật giáo Tây Tạng, cho nên mình hát lên vậy thôi, Lý cũng không nghĩ quá nhiều về Thiền hay tính chất tôn giáo trong âm nhạc. Sáng tạo là vô tận. Vừa làm việc, vừa tận hưởng tiến trình phát triển tự nhiên thì nó rất là thú vị. Động lực để mình làm việc hay sáng tạo là vô tận, nó không còn bị giới hạn về động lực sáng tạo"

Qua những ca khúc của Lê Cát Trọng Lý, tôi cảm nhận được trong Trọng Lý có một tình yêu đối với đức Phật, với âm nhạc Phật giáo. Bởi những lời lẽ trong những ca khúc mà Trọng Lý biểu diễn thấm nhuần tinh thần đạo Phật, cộng thêm ngoại nhìn hiện nay khiến cho tôi có cảm giác như đang nghe một sư cô hát chứ không phải là một ca sĩ nữa. Nhìn Lý thật thánh thiện và trong sáng, đầy chất Thiền.

“… Ngoài âm nhạc, tôi hâm mộ đức Phật. Lòng tôi luôn tin rằng, nếu như có một tình yêu thật sự thì đó là chính là tình yêu của Đức Phật dành cho con người. Tôi hâm mộ đức Phật ở trí tuệ và sự từ bi”.  Đó là một đoạn trả lời phỏng vấn của nhạc sĩ Lê Cát Trọng Lý trên tờ VnExpress khi được phóng viên Thoại Hà hỏi: “Mỗi khi bế tắc trong cuộc sống, ngoài âm nhạc, chị thường tìm đến điều gì?”. Cũng trong bài phỏng vấn này Lê Cát Trọng Lý cho biết: “Tôi rất thích nhạc thần chú Tây Tạng. Tôi thấy loại âm nhạc này cực kỳ hay, dù tôi không hiểu gì, chỉ thấy thích thôi”.
 Lê Cát Trọng Lý mới cắt tóc ngắn, nhìn thánh thiện và trong sáng (ảnh: Internet)

Khi xem Trọng Lý biểu diễn, tôi thường để ý Trọng Lý hay hỏi khán giả nhạc của Lý có làm mọi người chán không, buồn ngủ không. Vì sao Lý lại quan tâm đến khán giả của mình như vậy? Và tôi cũng đặt câu hỏi: có phải âm nhạc của Lý đã nói hộ tâm trạng nhiều người?...

Chia sẻ với độc giả trên báo laodong.com, Trọng Lý cho biết: "Khán giả là nền tảng để tôi làm việc, không có khán giả thì không có tôi luôn. Sáng tác của tôi là dành cho tôi, nhưng biểu diễn là dành cho khán giả. Biểu diễn có khán giả khác với chơi nhạc một mình trong phòng. Việc chia sẻ, quan tâm đến tâm trạng của mọi người là một phần trong công việc. Nếu không phù hợp thì tôi sẽ điều chỉnh. Ai cũng có nỗi buồn, sự cô đơn trống trải, mất mát trong lòng. Tôi không nói hộ, tôi chỉ nói sự thật. Họ cảm thấy là vì họ có sẵn điều đó."

Một số hình ảnh (*) về Lê Cát Trọng Lý với mái tóc ngắn mới:
 
 
 
 
 
 
 
 
LÝ LICH TRÍCH NGANG

Họ và tên đầy đủ: Lê Cát Trọng Lý
Sinh năm 1987
Sinh ra và lớn lên ở Đà Nẵng, trong một gia đình có bố là ca sĩ, mẹ là giáo viên dạy văn.

2002 (Lớp 9): Giải III môn Sử toàn Tp. Đà Nẵng
2004 – 2005 (Lớp 11, 12): Tham gia đội tuyển Olympic Sử, đoạt giải Khuyến Khích toàn Tp. Đà Nẵng
2005: Thi đỗ khoa tiếng Nga – ĐH Đà Nẵng.
2006:
• Bỏ ngang ĐH Đà Nẵng. Quyết định “Nam tiến”, thi vào Nhạc Viện Tp. HCM, quyết tâm thành nhạc sỹ Violin.
• Học Viola ở khoa Violon. Bắt đầu sáng tác ca khúc.

2008: Đạt giải III cuộc thi Hát Cho Niềm Đam Mê.

2009:
• Đoạt giải cao nhất Giải thưởng Bài hát Việt 2008 do Hội đồng nghệ thuật bình chọn cho ca khúc Chênh Vênh, đồng thời nhận giải "Nhạc sỹ trẻ triển vọng".

• Thôi học Nhạc viện để theo đuổi ước mơ trở thành Nhà sản xuất âm nhạc

Từ Hậu

TIN, BÀI LIÊN QUAN

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ám áp bên Thầy ngày Nhà giáo Việt Nam

Văn hóa 16:57 20/11/2018

Sáng ngày 20/11/2018 (14/10/Mậu Tuất), phật tử đạo tràng BQT chùa Đức Hòa và Thiên Bửu đã vân tập về Tổ đình Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa) để chúc mừng Hòa thượng viện chủ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

Phật

Văn hóa 12:28 14/11/2018

Phật ngồi trên sườn núi,/Nhìn xuống đường bụi mù,/Phật đang nghĩ gì thế nhỉ!/Thương con người ngược xuôi?

Tọa đàm về tác giả bài thơ bất hủ “Em đi chùa Hương”

Văn hóa 12:18 14/11/2018

Sáng ngày 9/11/2018, Nhà xuất bản Phụ nữ và Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức tọa đàm “Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp” về sự nghiệp văn chương, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày mất của nhà thơ tài hoa bạc mệnh.

An lành

Văn hóa 10:12 13/11/2018

Xin cầu thấu rõ chân diệu pháp/Hiện tượng vạn vật luôn biến đổi/Muôn sự hết thảy nương nhau thành/Để tâm tịch lặng an lành nhất/An lành như thế thật an lành!

Xem thêm