Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 13/04/2013, 13:51 PM

Lễ Húy nhật lần thứ 985 năm đức Vua Lý Thái Tổ (1028 - 2013)

Để tưởng nhớ công đức cao dày của Vương Triều Lý, nhân ngày Húy nhật đức Vua Lý Thái Tổ - vị Vua anh minh có công với đất nước, với đạo pháp dân tộc và thủ đô Thăng Long - Hà Nội.

Ngày 12/4/2013 (nhằm ngày 03 tháng 3 năm Quý Tỵ), chùa Hoa Lâm Tam Bảo (xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Tp.Hà Nội) do Đại đức Thích Thanh Trung - Ủy viên Ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN làm trụ trì đã trang nghiêm tổ chức lễ Húy nhật lần thứ 985 năm Đức Vua Lý Thái Tổ.

Bắt đầu từ 9h00 sáng đại diện con cháu dòng họ và phật tử dâng hương  Đức Vua Lý Thái Tổ tại điện Kính Thiên khu di tích Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội. Đồng thời, tụng kinh cầu an và thả chim phóng sinh để cầu nguyện cho Quốc thái dân an, thế giới hòa bình.

Buổi chiều, tại chùa Hoa Lâm Tam Bảo (tức khu di tích Hoa Lâm Viên triều Lý) đã diễn ra khóa lễ tụng kinh cầu siêu, cầu an cho Vương triều Lý. Và buổi tối có chương trình văn nghệ với nhiều tiết mục đặc sắc do các Phật tử biểu diễn.

Dưới đây là chùm ảnh phatgiao.org.vn ghi nhận được:

 Cổng vào điện Kính Thiên khu di tích Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội
 Cờ đang trang trí trong khuôn viên điện Kính Thiên
 Ban thờ Vua Lý Thái Tổ tại điện Kính Thiên
 Đại đức Thích Thanh Trung đọc bản tấu sớ
 Chư Tăng và phật tử tụng kinh cầu an
 
 Bà Đặng Thị Bích Liên - Thứ trưởng Bộ TT, VH &DL đến dâng hương...
 và thả chim phóng sinh
 Đại đức Thích Thanh Trung chụp ảnh lưu niệm với tôn thất họ Lý
 Buổi chiều, chư Tăng và phật tử vân tập tại chùa Hoa Lâm Tam Bảo để tụng kinh cầu an, cầu siêu
 
 Chư Tăng và lãnh đạo sở, ban nghành ở TP.Hà Nội dâng hương trước ban thờ Vua Lý Thái Tổ
 và buổi tối diễn ra chương trình văn nghệ
 
 
 
 
 
 

                                                                Văn tưởng niệm vua Lý Thái Tổ

Đức vua Lý Thái Tổ, huý là Lý Công Uẩn, sinh năm Giáp Tuất (974), người làng Cổ Pháp, Bắc Giang, nay là Đình Bảng, huyện Tiên Du, Bắc Ninh.

Thân mẫu là Phạm Thị. Khi lên 3 tuổi, thân mẫu đem Ngài Lý Công Uẩn cho Thiền sư Lý Khánh Vân – Chùa Dâu (Pháp Vân) làm con nuôi. Năm lên 7 tuổi, Thiền sư Lý Khánh Vân đem gửi Ngài Lý Công Uẩn học đạo với Thiền sư Vạn Hạnh – chùa Lục Tổ (chùa Tiêu Sơn), huyện Tiên Du, Bắc Ninh.

Với bẩm tính thông minh, hiếu học, được hun đúc chốn cửa Thiền, Ngài Lý Công Uẩn được Thiền sư Vạn Hạnh cho học văn võ song toàn, chí khí cao thượng, trong cảnh đất nước vừa mới có độc lập tự chủ sau 1000 năm Bắc thuộc đang cần nền hòa bình phát triển đất nước, nhân dân được hạnh phúc phú cường mà tiền nhân các nhà lãnh đạo đương nhiệm, cũng như các vị Quốc sư, Thiền sư thầy của Lý Công Uẩn đang cố gắng thực hiện.

Chính những tác động ấy đã hun đúc ý chí yêu nước thương dân, sẽ góp phần xây dựng và phát triển đất nước của chàng trai nước Đại Việt họ Lý sau này.

Một điểm thuận lợi là các Thiền sư Vạn Hạnh, Khuông Việt, Pháp Thuận đều là những trụ cột của triều đình, là Tăng thống, Quốc sư, cố vấn cho triều đình nhà Đinh và Tiền Lê (968 - 1009). Do đó, khi Lý Công Uẩn trưởng thành, Ngài được Vạn Hạnh Thiền sư tiến cử vào kinh đô Hoa Lư làm tham chính triều Tiền Lê – Lê Đại Hành, chức vụ Tả thân vệ – Điện tiền chỉ huy sứ cho đến thời Lê Long Đỉnh (1005 - 1009).

Sau khi vua Lê Long Đỉnh băng hà (1009), Ngài được Chỉ Hầu Đào Cam Mộc, bá quan văn võ và sự ủng hộ của Đại sư Khuông Việt, Vạn Hạnh v.v… tôn Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Lý Thái Tổ, đổi niên hiệu năm Thuận Thiên thứ nhất (1009), kinh đô đặt tại Hoa Lư.

Với tầm nhìn chiến lược và lâu dài, có liên quan đến điều kiện phát triển địa lý, văn hóa, xã hội, kinh tế, quốc phòng … cho nên, vua Lý Thái Tổ khi lên ngôi được 10 tháng, đến tháng 8 năm Canh Tuất (1010), Ngài quyết định dời đô về thành Đại La. Nội dung Chiếu Dời đô có đoạn:

“…. Thành Đại La ở vào nơi trung tâm của trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi, tiện hướng nhìn sông tựa núi, địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Đại Việt ta, chỉ nơi đây là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”.

Khi thuyền ngự cập bến sông Hồng, thấy rồng vàng thăng thiên, do đó Ngài đổi tên Đại La thành Thăng Long (Hà Nội ngày nay). Định đô tại Thăng Long, Ngài lập tức đổi tên cố đô Hoa Lư thành phủ Tràng An, Châu Cổ Pháp quê nhà thành phủ Thiên Đức (Bắc Ninh), cho xây cung điện, lâu đài …. Xứng đáng là Kinh đô của Nước Việt, đất nước ngàn năm văn hiến, trái tim của Tổ quốc Việt Nam muôn đời.

Bên cạnh đó, Ngài đã nhiều lần ban chiếu xây dựng chùa chiền trong nội, ngoại thành Thăng Long và quê hương Cổ Pháp như: Hưng Thiện, Vạn Tuế, Thắng Nghiêm, Đại Giác, Chân Giáo, Thiên Quang, Thiên Đức, Thiên Vương, Cẩm Y, Hưng Long, Thắng Thọ. Năm 1014, vua cho mở Đại Giới đàn tại chùa Vạn Tuế, thành Nội để độ chúng Tăng xuất gia, thọ giới tu học hàng ngàn người.

Năm 1014 – 1019, vua Lý Thái Tổ chỉ đạo cho Tăng thống Thẩm Văn Uyển độ hơn 4000 Tăng xuất gia và cấp độ điệp làm Tăng, thỉnh cử Ngài Phí Trí làm Tăng thống lãnh đạo Phật giáo cả nước. Kế tiếp có Ngài Hữu Nhai Tăng thống Thẩm Văn Uyển, rồi đến Tăng thống Huệ Sinh, Tăng thống Khánh Hỷ lãnh đạo Phật giáo thống nhất triều Lý (1010 - 1225).

Năm 1018, Ngài cho phái bộ Nguyễn Đạo Thành, Phạm Hạc sang nhà Tống thỉnh Đại Tạng Kinh. Cho xây nhà Tàng Kinh Trấn Phúc để tôn trí Đại Tạng.

Năm 1024, cho xây chùa Chân Giáo trong thành để Nhà Vua dễ đến đọc tụng kinh, bái sám, hành lễ; thỉnh chư Tăng giảng kinh thuyết pháp, cho văn võ bá quan và dân chúng thuận lợi nghe pháp, đượm nhuần ân pháp vũ.

Năm 1027, cho sao chép Đại Tạng Kinh làm nhiều bản để phổ biến cho dân chúng nghiên cứu, tu học và tôn trí tại Tàng kinh các Bát Giác, Đại Hưng và những ngôi chùa trọng yếu trong thành Thăng Long.

Ngài đã coi giáo lý đạo Phật làm nền tảng đạo đức căn bản, tổ chức trích yếu những lời dạy của Đức Phật qua Đại Tạng kinh và những lời khai thị, kệ ngôn, huấn thị của các Thiền sư, bấy giờ chùa vừa là nơi đào tạo con người, vừa là nhà trường tốt nhất để giáo dục đào tạo nên những con người có tài đức, như cư sĩ Tô Hiến Thành, Ngô Hòa Nghĩa, Lý Thường Kiệt, Lương Nhiệm Văn, Nguyễn Đạo Thành.

Đặc biệt, đời Lý Nhân Tông thành lập Trường Quốc Tử Giám (1076) – Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam, làm Lễ tắm Phật (Phật đản), Đại lễ Vu lan được tổ chức vào năm 1072; Hội đèn Quảng Chiếu tổ chức vào các năm 1110, 1116, 1120, 1128 dưới đời Lý Nhân Tông v.v… Với nền giáo dục nhân bản, từ bi, trí tuệ và rộng mở, có thể nói trình độ tri thức dân chúng được nâng cao, làm nền tảng cho mọi học thuật và kiến trúc Phật giáo thời Lý, dẫn đến đời Trần (1225 - 1400).
 


Bùi Hiền

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Người dân một số quốc gia Đông Nam Á đi chùa, cầu an dịp Tết cổ truyền

Ảnh 19:42 15/04/2024

Không khí lễ hội đón tết cổ truyền 2024 đang diễn ra sôi nổi tại nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Ngắm những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo của người Khmer tại Sóc Trăng

Ảnh 13:16 05/04/2024

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất cả nước, vì thế cũng là nơi lưu giữ những bản sắc văn hóa độc đáo của người Khmer, đặc biệt là kiến trúc tại các ngôi chùa.

Khai mạc triển lãm tưởng niệm 10 năm ngày Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh viên tịch

Ảnh 18:30 01/04/2024

Chiều 31-3, triển lãm về cuộc đời và đạo nghiệp của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014), Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã được khai mạc tại chùa Vạn Đức (TP.Thủ Đức).

Xuất gia báo hiếu, nghi lễ quan trọng nhất đời người ở Myanmar

Ảnh 11:00 17/03/2024

Hầu hết người dân ở Myanmar đều một lần trải qua nghi lễ Shin Pyu để lên chùa tu tập, báo hiếu cha mẹ.

Xem thêm