Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Lễ Phật: Cách lễ, thái độ, khôi phục thân tâm

Cách lễ Phật chúng tôi giới thiệu ở đây về cơ bản là tuân theo cách thức do ân sư là Pháp sư thượng Sám hạ Vân truyền dạy tại Ðại Chuyên Học Sinh Trai Giới Học Hội, phối hợp những lời thuyết minh thô thiển theo nguyên tắc giải phẫu sinh vật

Audio

> Cách lạy Phật đúng tiêu trừ những chướng ngại sinh lý và tâm lý

CÓ NHIỀU CÁCH LỄ NGŨ THỂ ÐẦU ÐỊA KHÁC NHAU, NHƯNG MỖI CÁCH ÐỀU CÓ Ý NGHĨA SÂU XA

Trong các đạo tràng, chùa miếu của ta, phần nhiều dùng cách “Ngũ thể đầu địa” để lễ Phật. Tuy cùng gọi là “Ngũ thể đầu địa”, nhưng có nhiều cách thực hiện khác nhau:

1) Trước phải sau trái: Tại Ấn Ðộ, dùng phía phải tượng trưng cho Chánh Ðạo nên quỳ gối phải trước, theo thứ tự: Tay phải rồi tay trái chạm đất, biểu ý: Tôn trọng chánh pháp, nguyện cho chúng sanh đắc Giác Chánh Ðạo.

* Cách lạy: Ðứng ngay thẳng, chắp tay ngang trán (cánh tay hơi chạm theo mép áo). Trước hết là gối phải rồi đến gối trái, hai khủy tay lần lượt theo thứ tự chạm đất, rồi xòe hai tay ra, lòng bàn tay ngửa lên. Quán tưởng như đang chạm vào chân đối phương, dùng trán dập xuống đất một lạy (theo Phật Quang Ðại Từ Ðiển, điều 6.582).

2) Phải trái cùng lúc: Hai tay đối xứng đồng thời chạm đất, hai gối cũng đồng thời chạm đất. Cách lạy này dùng tả, hữu tượng trưng cho Chỉ - Quán, Ðịnh - Huệ, Quyền - Thật, Từ - Bi nên dùng trái phải cùng lúc, biểu thị các ý nghĩa: “Ðịnh Huệ Ðẳng Trì” (cùng bình đẳng gìn giữ Ðịnh lẫn Huệ), “Từ Bi Song Vận” (cùng vận dụng Từ và Bi), “Chỉ Quán Song Vận”...

Do hai cách lạy này, cách nào cũng có đạo lý, ý nghĩa sâu xa, chúng ta đều phải bình đẳng học tập, thâm nhập thể hội.

TINH THẦN, THÁI ÐỘ ÐÚNG ÐẮN TRONG VIỆC HỌC TẬP CÁCH LỄ PHẬT

Do những điều vừa nói trên, ta biết lễ Phật có nhiều cách khác nhau, trong mỗi đạo tràng lại quen dùng những cách thức lễ Phật khác nhau. Mỗi cách thức đều có điểm đặc sắc, ý nghĩa và ưu điểm khác nhau. Ðến mỗi nơi, chúng ta phải đặc biệt lưu tâm. Ðến trong đạo tràng nào để tham gia đoàn thể cộng tu, chúng ta đều phải tôn trọng sự chỉ dạy của người lãnh đạo, và cũng phải tôn trọng phương tiện và cách sắp đặt trật tự đoàn thể của họ, cần phải làm đúng theo nghi thức được sử dụng bởi đạo tràng ấy. Bởi lẽ, tôn trọng người khác cũng là biểu hiện sự lễ kính chư Phật, là thực tiễn để hòa thuận với chúng sanh.

Chúng ta phải bắt chước như hang núi trống rỗng hòng hấp thâu những điều sở trường của người khác thì mới có thể tự mình cải tiến không ngừng, sửa mình ngay thẳng. Như vậy mới là tu hành, mới là lễ Phật, mới là tinh thần học Phật khiêm kính, mới là thái độ đúng đắn. Những phương pháp lễ Phật chúng tôi giới thiệu ở đây chỉ là nhằm kính trình mọi người tham khảo mà thôi.

ÐỪNG KHỞI NHỮNG TÂM THÁI SAI TRÁI KHIẾN CHÍNH MÌNH BỊ CHƯỚNG NGẠI

Ngàn vạn phần chúng ta chớ vì người khác dùng cách thức lễ bái khác với cách mình đã học trước đây hoặc khác với tư thế mình quen dùng mà nảy sinh tâm lý kháng cự, chẳng chấp nhận, tự sanh lòng phiền não (chẳng những chỉ đối với việc lễ Phật như vậy mà đối với những điều khác cũng đều nên như vậy), hoặc lãng phí tinh thần vào những hoài nghi, không cách nào thâm nhập, lãnh hội những điểm hay của họ. Chớ vì một động tác nào ta không học được mà ngã lòng, chán nản. Hoặc vì gân cốt thiếu vận động, trở thành cứng cỏi chẳng thể thực hiện ngay được động tác ấy bèn chán nản.

Thậm chí phê bình mù quáng, sanh tâm khinh mạn thì là hoàn toàn chẳng phù hợp với nội dung của tinh thần lễ Phật, mà cũng là trái nghịch với mục đích của việc lễ Phật là khai phát Phật tánh, mỹ đức nơi tự tâm.

ĐIỀU PHỤC THÂN TÂM, KHIÊM KÍNH, NHU NHUYỄN

Học tập lễ Phật thì điều đầu tiên là phải hàng phục thái độ kiêu căng, lười nhác, ngạo mạn của chính mình, điều hòa, làm dịu đi sự ngoan cố, bướng bỉnh, khẩn trương nơi thân tâm mình. Hễ tâm đã khoan hòa, rỗng rang, từ bi, dịu dàng thì thân cũng tự nhiên thong dong, đoan chánh, linh hoạt, khí huyết cũng thông suốt. Nếu như tâm căng thẳng, cố chấp vào một thói quen nào đó, thân sẽ tự nhiên trở nên cứng còng, mất đi tánh linh hoạt, dẻo dai, biến thành lão hóa, các công năng của thân bị thoái hóa, bệnh tật phát sanh.

LỄ PHẬT LÀ MỘT CÁCH VẬN ÐỘNG ÐỂ KHÔI PHỤC THÂN TÂM KHANG KIỆN

Phật là bậc giác ngộ. Ngài cũng là bậc Ðại Y Vương về thân và tâm. Lễ Phật là hình thức vận động phù hợp với những nguyên lý của y học, khiến cho nội tâm giao cảm với bậc Ðại Y Vương, khiến cho công năng chữa bệnh tự nhiên được phát khởi, có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, đề phòng bệnh tật, tự mình điều tiết, khiến cho thân, tâm và cả thế giới cùng điều hòa. Vì thế, lễ Phật tiêu trừ được nguyên nhân gây bệnh, chữa lành tật bệnh.

* Lời phụ:

Lễ Phật nên mặc y phục tề chỉnh, sạch sẽ.

Nếu là người xuất gia phải nên đắp y (y trơn tức là mạn y hoặc ca-sa). Nếu là cư sĩ tại gia thì phải nên mặc lễ sám y (tức là mạn y), hoặc mặc y phục thống nhất theo quy định của từng đoàn thể. Cố gắng tránh mặc y phục không tề chỉnh, đừng đội mũ, mặc quần áo quá ngắn hở lưng, hở đùi. Trong tập sách này, do phương tiện giúp cho người mới học hiểu rõ những điểm trọng yếu của từng động tác, nên [các người mẫu] không mặc quần áo rộng rãi. Vì thế, khi chụp hình, người lễ Phật không mặc áo tràng (hải thanh) hay đắp y (mạn y hay quải y), chỉ ăn mặc rất sơ sài như thế. Xin mọi người lúc tự tu, phải nên tận tâm lễ kính. Thập phần cung kính ắt thập phần lợi ích.

DO LỄ PHẬT LÀ TU TẬP VỀ MẶT SỰ MÀ KHẾ NHẬP LÝ SÂU

Cách lễ Phật chúng tôi giới thiệu ở đây về cơ bản là tuân theo cách thức do ân sư là Pháp sư thượng Sám hạ Vân truyền dạy tại Ðại Chuyên Học Sinh Trai Giới Học Hội, phối hợp những lời thuyết minh thô thiển theo nguyên tắc giải phẫu sinh vật. Chỉ mong mọi người lúc mới học cách lễ Phật, trước hết, trong từng động tác sẽ được lợi ích thân tâm mềm mại, dần dà sẽ nhập Lý sâu. Vì thế, bước đầu là phù hợp với những nguyên tắc của giải phẫu học, sinh lý học, vật lý học (hòng tránh khỏi những chướng ngại nơi thân nghiệp, nội tâm an định). Cao hơn là từ việc lễ Phật trên mặt sự tướng, sẽ khế nhập lý Thật Tướng.

Xin quý vị chớ vì cách thức mình lễ Phật không đúng, trái nghịch với những nguyên tắc sinh lý học, động tác gấp rút, mất sức khiến mình bị mệt mỏi, đau đớn mà ngã lòng.

Có người lại do đó quy tội cho việc lễ Phật. Ði đâu cũng bảo lễ Phật có những điều chẳng thoải mái như thế đó, tựa hồ Mười phương chư Phật xử tệ với họ. Ðấy chẳng những là chẳng hiểu rõ lý, mà thậm chí còn gây tạo khẩu nghiệp, khiến người khác lầm tưởng lễ Phật là chẳng thoải mái, rất khổ sở.

Kỳ thật, chỉ vì người ấy lầm lạc mà thôi!

(Trích cuốn sách Lễ Phật và Y học)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

"Ta bà thế giới" là gì?

Nghiên cứu 09:43 20/04/2024

Trong dân gian có cụm từ "đi ta bà thế giới", thường được hiểu là đi khắp nơi, song nhiều người không hiểu "ta bà" là gì.  

Câu chuyện có thật về sự chủ động tái sinh

Nghiên cứu 14:16 19/04/2024

Khoảng một ngàn năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, giáo pháp ngày càng phát triển trong giới trí thức Ấn Độ. Một trong những luận sư xuất sắc thời đó là Chandra, người vừa có cái thư thả của bậc giác ngộ, lại có cái tài hùng biện và lý luận sắc sảo của một người trí thức.

Phương thức niệm Phật đời Trần

Nghiên cứu 08:23 18/04/2024

Không phải ngẫu nhiên đến đời Trần, phương thức niệm Phật được Thiền phái Trúc Lâm chú trọng trong việc vận dụng vào đời sống thực nghiệm tâm linh trong các Thiền đường nước Đại Việt.

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Xem thêm