'Lễ Phật và Y Học': Cuốn sách quý cho người học Phật
Người Phật tử chúng ta ít nhiều đã biết đến công đức thù thắng của phương pháp lễ Phật, trong Kinh Nghiệp Báo Sai Biệt cũng từng nhắc đến 10 công đức của việc Lễ Phật. Nhưng lễ Phật như thế nào cho đúng? Có bao nhiêu phương pháp lễ Phật?
Ý nghĩa lạy hồng danh Pháp Hoa
Cổ đức từng dạy:
“Niệm Phật một câu phước sinh vô lượng,
lạy Phật một lạy tội diệt hà sa”.
Lạy Phật chính là phương pháp tu tập đơn giản, dễ thực hành, phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi không gian, giúp con người có cơ hội quán chiếu nội tâm, buông bỏ ngã chấp, chuyển hoá nghiệp lực, tạo khởi nhiều công đức thù thắng, đặc biệt giúp lưu thông khí huyết, tác động hiệu quả vào cơ thể làm khôi phục chức năng của hệ thống miễn dịch, từ đó tự bản thân điều chỉnh được nhiều bệnh tật... Do vậy, làm thay đổi nhận thức, suy nghĩ và cách sinh hoạt trong đời sống thường nhật của con người được trọn vẹn và hiệu quả hơn.
Người Phật tử chúng ta ít nhiều đã biết đến công đức thù thắng của phương pháp lễ Phật, trong Kinh Nghiệp Báo Sai Biệt cũng từng nhắc đến 10 công đức của việc Lễ Phật. Nhưng lễ Phật như thế nào cho đúng? Có bao nhiêu phương pháp lễ Phật? Tại sao phải chắp tay, cúi đầu, quỳ gối xuống đất, ngửa bàn tay ra khi lễ Phật? Tại sao đầu gối vừa chạm đất, tay phải lập tức buông lỏng? Lễ Phật như thế nào mới hoá giải được bệnh tật?... thì rất ít người biết, hoặc biết nhưng chưa đủ.
Những câu trả lời này đã có trong món quà pháp bảo “Lễ Phật và Y học” do Pháp Sư Đạo Chứng biên soạn. Nay được Trung tâm Biên phiên dịch Tư liệu Phật giáo Quốc tế Vĩnh Nghiêm Tùng Thư ấn hành với bản dịch Việt ngữ do dịch giả Tịnh Tâm thực hiện, trung tâm đã kết hợp với các chuyên gia y học hiệu đính, nhằm giúp mọi người có cơ hội tiếp cận với phương pháp lễ Phật đúng đắn và hiệu quả nhất.
Pháp Sư Đạo Chứng (1956 - 2003), từng là bác sĩ Tây y với thế danh Quách Huệ Trân, được sinh ra tại Đài Trung, Đài Loan trong một gia đình có truyền thống y học. Năm 1987, sau khi mắc bệnh nan y, nhờ lòng tín tâm với Tam Bảo, bà rũ sạch vạn duyên xuất gia với pháp danh Đạo Chứng. Sau khi xuất gia, Pháp Sư đã chuyên tâm tu tập, nghiên cứu Phật pháp, thực hành lạy Phật đồng thời tìm phương pháp hoá giải bệnh tật để cứu giúp chính mình và nhân sinh.
Pháp Sư Đạo Chứng đã có một số ấn phẩm được xuất bản như: Nhân duyên vẽ hình Phật, Sâu róm hoá bướm, Lễ Phật và Y học, Hành hương xứ Phật…
Trong đó, ấn phẩm Lễ Phật và Y học được Pháp Sư biên soạn bằng chính sự hiểu biết về Y học kết hợp với khả năng Phật học của mình, cùng kinh nghiệm thực tế của bản thân trong việc nghiên cứu, thực hành lễ Phật nhằm hoá giải bệnh tật và hướng tới cảnh giới tối thượng trong việc tu tập.
Ấn phẩm Việt ngữ “Lễ Phật và Y Học” do Dịch giả Thượng toạ Tiến sĩ Thích Tâm Tịnh biên dịch được chia làm các phần, cung cấp đầy đủ thông tin, hướng dẫn và giải quyết những vướng mắc phổ biến của Phật tử khi thực hành phương pháp lễ Phật xoay quanh các vấn đề:
- Khái quát về phương pháp lễ Phật;
- Phương pháp lễ Phật và Quán tưởng;
- Phân tích các động tác lễ Phật dựa trên phương diện Phật pháp và giải phẫu sinh lý;
- Bảng giải thích các hình: Chỉ rõ đúng và sai tư thế.
Sự mầu nhiệm không ngờ và lợi ích của việc lạy Phật đúng cách và thường xuyên
Đặc biệt, tác phẩm còn được bổ sung phần Phụ lục của biên dịch Tịnh Tâm về phương pháp lễ Phật đơn giản nhưng đúng cách được lược viết dựa theo phương pháp chỉ dẫn trong quyển Lễ Phật và Y học của Pháp Sư Đạo Chứng.
Sứ mệnh quan trọng của quyển sách này được ví như linh đơn quý, cứu giúp bao người vượt qua được những bức bách về bệnh tật do tư thế sai lầm hàng ngày tạo áp lực trực tiếp lên từng đốt xương sống, nâng cao tính hiệu quả của phương pháp lạy Phật đúng cách đối với sức khoẻ của con người, đồng thời kết duyên cho người thực hành lạy Phật tăng trưởng niềm tin nơi Tam Bảo. Đây thật sự là cuốn sách gối đầu giường mà mỗi người đệ tử Phật cần có. Xin mời quý độc giả cùng tìm đọc hoặc tìm nghe với từ khoá “Lễ Phật và Y Học” trên Youtube của kênh “Sách nói pháp âm Vĩnh Nghiêm”.
Những điều Phật tử cần biết về sám hối, tụng Kinh, niệm Phật
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cuốn sách sáng tỏ những đóng góp của Phật giáo với dân tộc
Sách Phật giáo 17:16 18/12/2024Cuốn sách “Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay” do Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành, đã khái quát vai trò của Phật giáo thời Lý, đồng thời khẳng định những giá trị của Phật giáo.
Tu không phải để thành tiên, thành Phật
Sách Phật giáo 09:31 12/12/2024Sách “Con đường chuyển hóa” tập trung vào cách để mọi người tu tâm và tu trí - hai mục đích cốt lõi của người tu theo đạo Phật.
Thiền như một Phật tử
Sách Phật giáo 10:07 11/12/2024Vì sao những doanh nhân, người nổi tiếng gần đây lựa chọn thiền? Họ không nhất thiết là tín đồ Phật giáo, thiền vẫn tuôn chảy vào cuộc sống, giúp họ quét sạch tâm trí và cân bằng cảm xúc.
Thượng toạ Thích Đức Thiện đồng chủ biên sách về Phật giáo
Sách Phật giáo 09:31 08/12/2024Sách "Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay" do Thượng toạ Thích Đức Thiện và thạc sĩ Nguyễn Thái Bình đồng chủ biên, góp phần đánh giá những đóng góp của Phật giáo với sự phát triển dân tộc từ thời nhà Lý.
Xem thêm