Lợi ích giáo dục giới luật Phật giáo
Thực hành giới luật Phật giáo là việc rèn luyên nhân cách đạo đức qua 3 hành vi của thân khẩu ý, làm các việc thiện và hạn trừ các việc ác, hay nói đúng hơn là làm tốt, nói lời tốt và suy nghĩ điều tốt.
Giáo dục đạo đức xã hội
Giới luật căn bản của Phật giáo (Ngũ giới) áp dụng vào đời sống hàng ngày sẽ đem lại nhiều lợi ích cho đời sống sinh hoạt tâm linh cá nhân và ổn định kết cấu và trật tự xã hội, hài hòa và phát triển bền vững sinh tồn của nhân loại. Giới luật Phật giáo còn có đầy đủ tính phổ biến rộng rãi và quy phạm đạo đức cho mọi mọi trong mọi giai tầng xã hội. Giữ gìn và hành trì giới luật Phật giáo thúc đẩy việc bảo vệ hoàn cảnh môi trường và sinh tồn của con người và phát triển kinh nghiệm sống hữu ích, nâng cao tính cộng đồng tập thể và ổn định xã hội. Chính vì thế, giới luật Phật giáo không chỉ hạn hẹp trong phạm vi tu sĩ Phật giáo hay tín đồ Phật giáo mà còn là quy phạm đạo đức xã hội tính, phổ cập với mọi người trên toàn thế giới, không ngăn ngại tôn giáo, quan điểm chính trị và triết học.
Thực hành giới luật Phật giáo (Thập thiện giới) là việc rèn luyên nhân cách đạo đức qua 3 hành vi của thân khẩu ý, làm các việc thiện và hạn trừ các việc ác, hay nói đúng hơn là làm tốt, nói lời tốt và suy nghĩ điều tốt. Đây là một việc làm tích lũy được nhiều công đức mang tính xã hội phổ biến, tạo điều kiện giúp cho các nhân và xã hội hoàn thiện tốt đẹp.
Giới luật là nền tảng căn bản của Phật pháp
Giới Bồ tát là một là một quá trình rèn luyện nhân cách đạo đức cá nhân của một người tu tập hướng đến quả vị giải thoát; đồng thời là nguyên tắc đạo đức không tách rời với nhân quần xã hội (Tứ nhiếp, Lục độ). Bố thí: là san sẻ cho người khó khăn, người hiểu biết bày vẻ cho người chưa biết, đây là việc giáo hóa về đạo đức, do đó tập thể và cá nhân cùng nhau hỗ trợ, làm cho đời sống sinh hoạt tập thể hướng thượng viên mãn. Ái ngữ:cùng nhau nói lời hòa nhã làm cho tập thể xã hội, cộng đồng có nền móng sinh hoạt dung hòa. Lợi hành: nghĩ và làm việc chung, có nghĩa là phục vụ xã hội. Đồng sự: cá nhân hòa nhập vào tập thể, nghĩa là dựa vào nguyên tắc sinh hoạt của tập thể và hoạt động của tập thể, đây là một biểu hiện tập thể có sức mạnh và sức mạnh của tập thể. Bốn nhiếp pháp thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả nhất, có một đặc thù sung mãn cho việc bảo vệ sinh tồn của xã hội và khắc phục tình huống khó khăn của xã hội, làm hài hòa cuộc sống quan hệ giữa người với người, và giữa người với môi trường sống, hòa giải các mâu thuẩn con người và xã hội, ổn định xã hội loạn lạc.
Lục độ cũng là một trong những tinh thần giới luật của Phật giáo. Chúng sanh luân hồi là do chúng sanh ấy suy đồi đạo đức. Tu Lục độ vạn hạnh là chuyển hóa suy đồi đạo đức tiến đến giải thoát, tạo cho xã hội hoàn thiện đạo đức. Bố thí trì giới nhẫn nhục là chuẩn tắc đạo đức của Phật giáo Đại thừa, là nguyên tắc sống của người Phật tử tại gia và xuất gia trong đời sống cộng đồng xã hội; tinh tấn, thiền định và trí huệ là phương pháp thực tiễn tu hành của Phật giáo, là nguyên tắc tu dưỡng đạo đức của Phật giáo.
Giới luật Phật giáo cũng không ngoài tinh thần từ bi và trí huệ; bi và trí là hai nền tảng cơ bản và tinh túy của tiến trình tu tập trong Phật giáo. Một mặt là thực tiễn dẹp trừ ích kỉ, phục vụ xã hội; một mặt là nhìn nhận hiểu biết thông suốt thực tướng của nhân sinh và vũ trụ, để giúp mọi người và chính mình đạt đến cảnh giới tâm linh cao cả, lợi đạo ích đời.
Giới luật Phật giáo là những nguyên tắc đạo đức thể hiện ở chính con người, tư tưởng phục vụ xã hội cộng đồng, thích ứng với sự sinh tồn và phát triển căn bản và thiết thực của con người; để thiết lập một xã hội đạo đức hoàn thiện và phát triển ổn định bền vững về cả vật chất và lí tưởng của con người.
Giới luật công truyền hay bí truyền
Phát huy lòng từ bi
Bản chất của Phật giáo là bình đẳng thương yêu tất cả mọi chúng sinh, và mong muốn cứu họ ra khỏi biển khổ trầm luân sanh tử. Tôn trọng sự sống, tha thứ và cứu giúp kẻ khác là trách nhiệm của hàng đệ tử đấng Giác ngộ, đó là ý nghĩa của câu “phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật”.
Trong bối cảnh thế giới đang diễn ra nhiều sự xung đột, sự sát sanh đối với động vật đến lúc báo động, chiến tranh vẫn diễn ra trên một số quốc gia, việc áp dụng và tuyên truyền rộng rãi giới luật Phật giáo cho xã hội là rất cần thiết. Người thực hành giới luật phát huy lòng từ bi, không những thương tưởng chỉ con người mà còn phổ cập đến cả muôn loài qua giới "không sát sinh", bằng cả tâm giới đó là không giết, không bảo giết và thấy vật bị giết mà vui, mới thể hiện trọn vẹn lòng từ bi đối với vạn loại sinh linh. Lòng từ bi còn đối với cả sự sống của cỏ cây hoa lá, thân thiện môi trường.
Giữ giới và thực hành theo giới luật là một phương pháp giáo dục tích cực nhất trong mọi thời đại, nhằm cải thiện đời sống khắt nghiệt của sự xung đột tư tưởng, chủ nghĩa quốc gia và bè phái. Trong cuộc sống đời thường việc giữ giới còn mang nhiều ý nghĩa khác trong việc bảo vệ môi trường, cải tạo điều kiện sống, và lương thực cho những nước khó khăn. Hạn chế ăn thức ăn động vật là góp phần bảo vệ sinh thái, ăn chay vừa thể hiện lòng từ bi đối với chúng sanh, không tạo ác nghiệp mà còn giúp con người sống lương thiện, xã hội càng ổn định hòa bình.
Việc an cư theo giới luật được tiến hành như thế nào?
Thực hiện nếp sống thanh cao
Tăng sĩ phải tuân thủ những giới luật, sống thiểu dục tri túc. Tóm lại, người xuất gia còn phải tuân thủ phương châm "Tam thường bất túc", nghĩa là ba sự ăn, mặc và ngủ không được quá thừa thãi, sung túc. Nói như thế không có nghĩa là đạo Phật chủ trương trở về cuộc sống lạc hậu. Phật giáo không bao giờ phủ nhận những giá trị của các phương tiện văn minh vật chất, nhưng đối với một người tu học thì không thể hưởng thụ thái quá, làm tăng trưởng xấu ác.
Trước nhu cầu văn minh vật chất ồ ạt, đời sống cải thiện, thức ăn vật mặc sang trọng, thế nhưng đây là điều đáng lo ngại. Của cải vật chất được làm ra cũng phải sử dụng đến nguồn khai thác, đến một ngày nào đó nguồn khai thác thiếu hụt, thiên nhiên bị tàn phá, đất dai thu hẹp và hoang hóa, thì lúc đó thiên tai, đói kém lại diễn ra. Vì vậy, sống theo tinh thần giới luật là cuộc sống tiếc kiệm, mà trong nhà chùa gọi là tích phước.
Sống biết tích phước thì kiếp sau khỏi bị đói kém nghèo khổ, sống hoang phí sẽ bị quả báo cùng cực. Xã hội văn mình, vật chất dồi dào, người Phật tử cũng phải cần tích phước, tiếc kiệm, nhất là đối với những vấn đề về năng lượng và nguồn trử lượng. Nếu sống hoang phí hưởng thụ là trái với đạo đức Phật giáo, hoặc sống khổ hạnh ép xác cũng trái với đạo đức Phật giáo, cần phải tránh xa hai cực đoan này mới có thể thành tựu được tuệ giác. Gìn giữ giới luật cũng là thực hành Pháp trung đạo, vừa kiểm thúc thiện căn, vừa tăng trưởng huệ căn; sống theo giới luật cũng là tích góp phước đức, cũng gia tăng phước huệ.
Ngăn ngừa tội lỗi quá khứ, hiện tại và tương lai
Đối với Phật giáo, thời gian mở rộng cả 3 thời quá khứ, hiện tại và tương lại. Nhờ vào thực hành giới luật mà người tu học thấy được tội lỗi quá khứ và tu chỉnh hành vi hiện tại và kết quả của tương lai. Đó là tổng hợp của nội lực tu tập, nhất là đối với tuổi trẻ. Trong Toàn Tập Tâm Như Trí Thủ cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ đã dạy rõ, một người hành trì giới luật có thể chuyển nghiệp bất thiện quá khứ để có một cuộc sống hiện tại an lạc, nhờ hiện tại tích lũy được nhân tốt đẹp mà tương lai sẽ được quả báo tốt đẹp và tiến gần đến với mục đích giải thoát.
Vậy giới luật vượt không gian và thời gian, ai cũng có thể làm được, không phân biệt quốc gia, chức tước và tuổi tác. Giới luật Phật giáo thành tựu ở tất cả mọi hoàn cảnh. Ai thực hành được bao nhiêu thì giải thoát được bấy nhiêu. Hành trì giới luật là một chuỗi nhân quả xuyên suốt ba đời, nhân của thiện căn phước đức, quả thành tựu tuệ giác.
>Xem thêm video: "Vong linh trong quan niệm Phật giáo":
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà
Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.
Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn
Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.
Tôi tin nhân quả
Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.
Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…
Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.
Xem thêm