Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 12/05/2017, 08:49 AM

Lời Phật dạy muốn ít biết đủ (P.2)

Mục đích của cuộc sống không phải là giàu có, nhiều tiền của mới là hạnh phúc, mà chúng ta phải biết bằng lòng với những gì đang có trong hiện tại, không nên đua đòi bắt chước làm bằng người, khi ta không có khả năng và điều kiện.

Phật dạy tiền bạc làm con người hại nhau

Tiền bạc của cải là phương tiện trao đổi để sử dụng hữu ích trong mối quan hệ của đời sống như ăn uống, ngủ nghỉ là nhu cầu cần thiết của con người. Về cơ bản, con người là chúng sinh cõi dục, do dục mà được sinh ra và hiện hữu, con người cần có các nhu cầu ăn, mặc, ở, bệnh, nghỉ ngơi, giải trí, hoạt động đi lại, giao tiếp và thưởng thức các cảm xúc khoái lạc giác quan v.v…Con người không thể sống mà không ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi giải trí, thư giãn sau khi làm việc.

Tài sản của cải vật chất vốn là huyết mạch để bảo tồn sự sống cho tất cả mọi người. Mạch nhảy, máu lưu thông chạy khắp cơ thể nên con người mới sống và tồn tại. Tài là khả năng con người có được nhờ học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi, luyện tập và biết vận dụng phát huy vào trong đời sống để mưu cầu hạnh phúc.

Ở đời ai cũng có tài dù nhiều hay ít tùy theo khả năng mỗi người. Từ tài năng đó con người làm ra đồng tiền để nuôi sống bản thân, gia đình và góp phần xây dựng an vui, hạnh phúc cho xã hội. Tài sản nói chung bao gồm tất cả phương tiện vật chất liên quan đến đời sống con người, trong đó có vàng, bạc, tiền, nhà cửa và ruộng đất.

Ngày xưa, khi con người chưa biết xài tiền nên chỉ trao đổi hàng hóa bằng các phương tiện vật chất để đáp ứng nhu cầu sinh sống. Sau này con người văn minh, tiến bộ nên chế ra tiền để làm phương tiện cân bằng giá trị vật chất, tiền là đầu mối quan trọng làm con người đam mê phát huy tài năng để có được nhiều tiền.

Mặt phải, trái của sự giàu có

Ai cũng có ước mơ mình sau này trở nên giàu có, trừ những người đã đang sống trong những gia đình khá giả. Và ai cũng có thể ước mơ mình có khối tài sản khổng lồ, nhưng căn biệt thự với sân vườn đẹp mắt, có hồ bơi, các loại xe sang, máy may riêng để thỏa mãn những gì mình mong muốn.

Vậy, điều gì đã xảy ra với những người đã đạt được những gì họ tham vọng và mong muốn.

Tiền có thể mang lại những đổi thay trong cuộc sống, theo hai hướng tích cực và tiêu cực. Một gia đình khi làm ăn được lợi nhuận càng nhiều thì tham vọng càng lớn “ thuyền to sóng lớn”. Tuy nhiên có nhiều người rất ham thích tiền, mê tiền đến nỗi lãng quên trách nhiệm đối với gia đình, người thân.

Người có nhiều tiền của chỉ mang lại sự thoải mái về các phương diện vật chất, nhưng rất lo lắng và sợ hãi, cho nên họ hay tìm kiếm các thầy tướng số để chỉ bày cách gìn giữ của cải. Họ không biết rằng, hiện tại giàu có là do biết gieo trồng phước báo nhiều đời, nên ngày nay mới có được như vậy.

Sự thoải mái về vật chất đủ đầy, không tạo nên hạnh phúc hay sự mãn nguyện thậm chí có thể làm cho chúng ta rất nhiều kẻ ganh ghét, tật đố muốn hãm hại vì quy luật cạnh tranh để tồn tại. Sống thoải mái về mọi phương diện vật chất là điều tốt, nhưng cảm nhận được bình yên, hạnh phúc mới là lý tưởng sống lâu dài.

Sự giàu có cũng làm lộ ra bản chất của con người, nếu chúng ta là một người hiểm độc, việc trở nên giàu có sẽ khiến người đó trở nên mưu ma chước quỷ hơn. Ngược lại, nếu chúng ta là người nhân từ đức độ thì việc giàu có đó, sẽ đóng góp lợi ích thiết thực cho xã hội.

Sự giàu có cũng làm ảnh hưởng đến mối quan hệ với gia đình, bè bạn và xã hội. Một số người sẽ trông đợi sự giúp đỡ của chúng ta để được hưởng lợi ích, và ta cũng nên suy nghĩ những người này có quý mến mình thật sự không? “Hay họ chỉ đến vì tiền".

Phần lớn mọi người đều cho rằng sự giàu có mang lại nhiều lợi ích thiết thực hơn cho gia đình họ. Tuy nhiên có nhiều tiền vẫn tốt hơn, khi chúng ta bệnh tật phải cần có một số tiền lớn để giải phẫu, nhờ vậy có thể thoát được chết chóc đau thương. Có tiền để giúp đỡ gia đình người thân và rộng hơn nữa là để đóng góp lợi ích cho xã hội khi cần thiết.

Sự thoải mái trong đời sống vật chất với đầy đủ tiện nghi, không thể đem đến hạnh phúc thật sự hay sự mãn nguyện lâu dài, bởi vì lòng tham lam của con người như giếng sâu không đáy, nó sẽ làm cho ta bất an lo lắng và sợ bị hao hụt, mất mát.

Khi chúng ta đã quen với nếp sống cao sang quyền quý, mọi nhu cầu đều có người phục dịch, sẽ làm cho cái ngã của ta lớn thêm, bởi ta nghĩ rằng mình là trung tâm của vũ trụ, là thầy thiên hạ, là ta, là của ta….,nên ta càng cống cao ngã mạn chẳng coi ai ra gì.

Nếu ta biết sử dụng đồng tiền đúng chỗ thì sẽ đem lại lợi lạc cho chính mình, gia đình người thân và đóng góp lợi ích thiết thực cho xã hội. Chính vì thế, tiền là huyết mạch của sự sống để mọi người phấn đấu gầy dựng bằng tài năng của chính mình, qua sự làm việc đóng góp.

Có nhiều người nghĩ có tiền là hạnh phúc, thật ra tiền chỉ đem lại sự sung mãn về vật chất, nó không phải là yếu tố chính trong hạnh phúc. Tiền là vật vô tri do con người tạo ra, nhiều người không hiểu nên bị đồng tiền sai sử, chi phối mà làm những điều xấu ác.

Do nhu cầu sự sống, ai cũng cần phải có tiền để nuôi sống bản thân và gia đình, nhưng đồng tiền làm ra phải bằng mồ hôi, nước mắt của chính mình. Thật ra, ai cũng ước mơ đáng quý và trân trọng, lớn lên có một việc làm ổn định, có vợ hoặc chồng và có con để xây dựng hạnh phúc gia đình và góp phần an sinh đời sống cho xã hội.

Kinh Pháp Cú dạy:
 Dầu mưa bằng tiền vàng, 
 Các dục khó thỏa mãn.
 Dục đắng nhiều ngọt ít,
 Biết vậy là bậc trí.

Phật còn đưa ra một ví dụ khác: “Người đam mê đắm say chạy theo ngũ dục quá đáng thì chẳng khác gì người khát nước mà uống nước muối, càng uống càng thêm khát.

Chính vì vậy, Phật dạy chúng ta phải biết muốn ít, biết đủ để ngăn ngừa lòng tham lam của mình, khi nào chúng ta cảm thấy đủ thì sẽ an ổn, nhẹ nhàng. Nên Kinh dạy: “Ái dục là cội gốc của luân hồi sinh tử”. Hầu như tất cả những nỗi khổ niềm đau, tội ác trên thế gian này đều do ái dục và lòng tham muốn quá độ mà ra.

Một đời sống có ý nghĩa và giá trị, là một đời sống không quá lệ thuộc vào phương tiện vật chất, nhưng không thể không có tiền bạc và tài sản, vì nó là phương tiện để nuôi sống chúng ta. Để đảm bảo một đời sống tốt đẹp, hài hòa, Phật dạy người cư sĩ có quyền làm ra tiền bạc, của cải một cách chính đáng; nghĩa là từ sự tinh cần, siêng năng bằng đôi bàn tay và khối óc của mình để tạo dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bản thân, gia đình, người thân và đóng góp lợi ích thiết thực xã hội.

Tuy nhiên, sự giàu có về vật chất chỉ đáp ứng nhu cầu đầy đủ sự sung túc cho con người, hạnh phúc thật sự trong cuộc sống không phải là người có nhiều tài sản, tiền bạc, quyền uy, thế lực, nhà cao cửa rộng, mà chính là tự do không bị ràng buộc bởi tham lam, sân hận, và si mê. Đó là một thứ hạnh phúc chân thật lâu dài, dù chúng ta có nhiều tiền bạc vẫn không thể mua bán, đổi chát được.

Do đó, ngoài việc có nhiều tiền bạc, của cải để có cơ hội phục vụ tốt cho gia đình, đóng góp cho đời, chúng ta cần phải thăng hoa đời sống tinh thần, phát huy con người tâm linh, nên thường sống trong chánh niệm tỉnh giác, mở rộng tấm lòng từ bi thương xót muôn loài bằng tình người trong cuộc sống.

Nhờ vậy chúng ta biết vun bồi xây dựng tài sản tâm linh, nên các tâm tư mê muội không có cơ hội xen vào như toan tính, hơn thua, tranh chấp, hận thù, tàn sát giết hại lẫn nhau, làm tổn thương nhân loại.

Tiền bạc, của cải có thể giúp ta giải quyết nhiều thứ trong cuộc đời, nên trước tiên ai muốn bảo tồn sự sống là cần phải có tiền. Nhưng tiền bạc, của cải khi có thì ta phải biết sử dụng như thế nào cho hợp lý? Một người công dân muốn sống an vui, hạnh phúc thì phải biết sử dụng bốn yếu tố căn bản sau đây:

Có công ăn việc làm ổn định nuôi sống bản thân và luôn thường xuyên trau dồi công việc nghề nghiệp được tốt đẹp. Tiền bạc làm ra bằng nghề nghiệp chân chính và phải biết cách gìn giữ không để thất thoát. Phải biết chi tiêu cân đối, hài hòa, không nên hoang phí quá mức, tiền làm ra ít mà muốn xài nhiều; hoặc tiền bạc làm ra nhiều mà không dám xài vào việc có lợi ích, thành ra bỏn sẻn.

Tiền bạc và tài sản là phương tiện để con người sinh sống, phục vụ cho cá nhân có nhu cầu ăn, mặc, ở hằng ngày. Muốn vậy, trước hết ta phải có một việc làm ổn định về lâu về dài, nhưng nghề nghiệp mình chọn không làm tổn hại cho nhân loại. Các nghề nên tránh như mua bán vũ khí, nô lệ, phụ nữ; các chất gây say, gây nghiện như rượu, xì ke, ma túy; chế tạo thuốc độc hoặc trực tiếp sát sinh hại vật bằng nhiều hình thức…

Có nhiều người vì sĩ diện bản ngã muốn chứng tỏ đẳng cấp giàu sang bằng người hoặc hơn người, nên đã vay nợ xây dựng nhà cửa khang trang dù nhu cầu không cần thiết, do đó lún sâu vào nợ nần, dẫn đến tán gia bại sản bởi họ không biết bằng lòng với hiện tại.

Đa số chúng ta ai cũng nghĩ có thật nhiều tiền bạc và của cải là hạnh phúc, đó là điều lầm lẫn quá lớn của nhân loại, nên khi có quyền lực trong tay thì tìm cách vơ vét, gom góp về cho riêng mình, nhưng tiền bạc làm ra từ sự phi pháp đó rất khó mà tồn tại lâu dài.

Khi có nhiều tiền thì phải hưởng thụ, vui chơi trác táng, dễ dẫn đến sa đọa làm mình và người khổ đau, làm mất hạnh phúc gia đình và tác hại xấu đến xã hội. Tiền làm ra không bằng mồ hôi, nước mắt của chính mình thường bị năm nhà cuốn trôi. Nhà lũ lụt, nhà hỏa hoạn, nhà trộm cướp, nhà vua quan tịch thâu, nhà con cái bất hiếu, phá sản và các tai nạn bất ngờ khác.

Chính vì để thỏa mãn lòng tham dục thì con người phải lao đầu vào gian khổ để tranh giành được mất, hơn thua mà tạo thêm nghiệp si mê không có ngày thôi dứt. Ví dụ, như trước đây chúng ta có một chiếc xe máy, rồi chúng ta ước mơ muốn có xe hơi, khi được xe hơi rồi lại muốn xe siêu sang hiện đại. Con người ta sẽ khó dừng lại khi mình không chịu bằng lòng với hiện tại, vì lòng tham con người như giếng sâu không đáy.

Nói như vậy, không phải để chúng ta bi quan mà không chịu cố gắng siêng năng làm ăn nữa. Chúng ta vẫn làm việc phục vụ, nhưng bằng cả khối óc và con tim, bằng mồ hôi xương máu của mình, để không làm tổn hại người khác.

Hơn nữa, tiền của tuy cần thiết cho cuộc sống nhưng đâu phải lúc nào nó cũng mang lại hạnh phúc và an lạc cho chúng ta đâu? Thực tế cho thấy, có những gia đình lúc còn nghèo khó thì mọi người sống rất hoà thuận, vui vẻ với nhau, nhưng đến khi giàu có rồi thì tình cảm vợ chồng, con cái, anh em lại bị sức mẻ và đổ vỡ, bởi lòng tham quá độ.

Vì lòng tham lam quá đáng mà con người ta có thể nhẫn tâm làm tổn hại người khác, để có tiền nhanh chóng. Một số người đã tán tận lương tâm làm ăn phi pháp như mua bán vũ khí, mua bán phụ nữ, mua bán xì ke, ma túy vì lợi nhuận quá cao, tạo ra nhiều băng nhóm tội phạm gây hiểm họa cho loài người, dẫn đến sự thiệt hại lớn lao của nhân loại, về mặt vật chất lẫn tinh thần.

Người phật tử chân chính vì lòng từ bi thương xót chúng sinh nên không được kinh doanh, mua bán các loại chết người đó. Tiền bạc tài sản nếu sử dụng không đúng mục đích thì trở thành rắn độc, nhưng thiếu nó lấy gì để chúng ta sinh sống mà dấn thân phục vụ, hoằng pháp lợi sinh.

Mục đích của cuộc sống không phải là giàu có, nhiều tiền của mới là hạnh phúc, mà chúng ta phải biết bằng lòng với những gì đang có trong hiện tại, không nên đua đòi bắt chước làm bằng người, khi ta không có khả năng và điều kiện.

Tiền bạc chính là người đầy tớ tốt khi ta biết làm chủ đồng tiền, sử dụng vào việc chi tiêu hằng ngày tùy theo hoàn cảnh của mỗi cá nhân và gia đình. Sức mạnh của đồng tiền thật ghê gớm, nó có thể làm cho con người say mê, điên đảo bất chấp mọi thủ đoạn.

Người có tiền nếu biết sử dụng đúng cách vẫn đỡ hơn người không có tiền, như khi có bệnh hoặc giải quyết một số vấn đề cấp thiết. Người có tiền có bệnh không, có già không, có chết không? Nếu có thì phải có khổ. Tuy nhiên, người có tiền, có phước vẫn đỡ hơn người nghèo khó, bất hạnh ở chỗ sung túc, đầy đủ về vật chất.

Người tham muốn quá đáng dù tiền kho bạc đống, nhà ngang dãy dọc, đất ruộng cò bay thẳng cánh, cũng chưa cho là vừa, mà vẫn còn mong muốn được nhiều hơn nữa. 

Tài sản vốn là huyết mạch mạng sống của hầu hết mọi người. Mạch nhảy, máu lưu thông chạy khắp cơ thể nên con người mới sống và tồn tại. Tài là khả năng con người có được nhờ học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi, luyện tập và biết vận dụng, phát huy để làm cuộc sống tốt đẹp hơn.

Ở đời ai cũng có tài dù nhiều hay ít tùy theo khả năng mỗi người. Từ tài năng đó con người làm ra đồng tiền để nuôi sống bản thân, gia đình và góp phần xây dựng an vui, hạnh phúc cho xã hội.

Tài sản nói chung bao gồm tất cả phương tiện vật chất liên quan đến đời sống con người, trong đó có vàng, bạc và tiền. Ngày xưa, khi con người chưa biết xài tiền nên chỉ trao đổi hàng hóa bằng các phương tiện vật chất để đáp ứng nhu cầu sinh sống.

Sau này con người văn minh, tiến bộ nên chế ra tiền để làm phương tiện cân bằng giá trị vật chất, tiền là đầu mối quan trọng làm con người đam mê phát huy tài năng để có nhiều tiền. Chính vì thế, tiền là huyết mạch của sự sống để mọi người phấn đấu gầy dựng bằng tài năng của chính mình.

Có nhiều người nghĩ có tiền là hạnh phúc, thật ra tiền chỉ đem lại sự sung mãn về vật chất, nó không phải là yếu tố chính trong hạnh phúc. Tiền là vật vô tri do con người tạo ra, nhiều người không hiểu nên bị đồng tiền sai sử, chi phối làm những điều xấu ác. Do nhu cầu sự sống cần phải có tiền để nuôi sống bản thân và gia đình, nhưng đồng tiền làm ra phải bằng mồ hôi, nước mắt của chính mình.

Thật ra, ai cũng ước mơ đáng quý và trân trọng, lớn lên có một việc làm ổn định, có vợ hoặc chồng và có con để xây dựng hạnh phúc gia đình và đóng góp lợi ích thiết thực cho xã hội.

Tiền bạc nói cho cùng cũng chỉ là phương tiện để trao đổi hài hòa các nhu cầu cần thiết trong xã hội. Nếu ta không biết dùng tiền đúng chỗ, đúng nơi, hoang phí một cách vô bổ để phục vụ cho cá nhân và cộng đồng xã hội thì tiền bạc đó trở thành vô nghĩa.

Tiền bạc làm ra mục đích để cải thiện đời sống cho chính mình, đem đến an vui cho cha mẹ và vợ con sung túc, đủ đầy về vật chất, tạo dựng hạnh phúc gia đình cơm no áo ấm và còn chia vui, sớt khổ đến với nhân loại. Chính vì thế, đồng tiền làm ra phải chân chánh, nếu không thì vô cửa trước lòn cửa sau; hoặc có mà không đóng góp vào việc lợi ích cho mọi người nên dù có cũng như không.

Con người cần có tiền nuôi sống bản thân và gia đình, nhưng chúng ta phải sử dụng đồng tiền như thế nào cho phù hợp với giá trị của nó. Có nhiều người vì một chút tiền mà phải bán con, vì tiền mà phải giết người, vì tiền mà phải làm điều phi pháp, vì tiền mà phải tự tử, vì tiền mà phải khổ lụy cả đời.

Tiền biết sử dụng đúng chỗ, đúng nơi và làm ra bằng mồ hôi nước mắt của chính mình với việc làm lương thiện, chân chánh thì hạnh phúc biết bao. Vì sử dụng đồng tiền không đúng nên nó là đầu mối của nhiều tội ác. Tiền theo lời Phật dạy được chia ra làm năm phần. Hai phần duy trì góp vốn vào công việc kinh doanh; một phần chu cấp gia đình, quân bình đời sống; một phần thủ hậu về sau bệnh hoạn, đau yếu, thuốc men; một phần bố thí, cúng dường hoặc giúp đỡ, chia sẻ khi gặp người bất hạnh, khó khăn.

Tiền nếu được sử dụng đúng như vậy thì làm sao bị phá sản. Nhiều người không hiểu nên để kiếm tiền nhanh chóng họ đã tán tận lương tâm làm ăn bất chánh, mua bán vũ khí giết người, mua bán ma túy, mua bán phụ nữ, trẻ em.

Các băng nhóm tội phạm cấu kết làm lủng đoạn nền kinh tế nhiều quốc gia, làm băng hoại đạo đức con người. Người phật tử chân chính có quyền làm giàu bằng mồ hôi, nước mắt của chính mình với đôi bàn tay và khối óc, góp phần xây dựng dân giàu nước mạnh để đem lại an vui, hạnh phúc cho mọi người.

Do đó, người giàu hay kẻ nghèo đều phải biết tu tâm dưỡng tính thì sẽ chuyển hóa được bất hạnh, khổ đau trở thành an vui, hạnh phúc, ngay tại đây và bây giờ. Tiền bạc nói cho cùng, cũng chỉ là phương tiện để trao đổi hài hòa các nhu cầu cần thiết trong xã hội. Nếu ta không biết dùng tiền đúng chỗ, đúng nơi, hoang phí một cách vô bổ để phục vụ cho cá nhân và cộng đồng xã hội thì tiền bạc đó trở thành vô nghĩa.

Chính vì thế, đồng tiền làm ra phải chân chính, nếu không thì vô cửa trước lòn cửa sau hoặc có mà không đóng góp vào việc lợi ích cho mọi người, thì ta sẽ trở thành kẻ tham lam bỏn sẻn, keo kiết.

Chúng ta có thể sống an lạc, hạnh phúc khi biết đủ và sẵn sàng làm lợi ích cho nhiều người. Ông bà chúng ta cũng thường dạy hãy nên gieo nhân tốt giúp người cứu vật, để lại phước đức cho con cháu sau này: 

“Bởi chưng kiếp trước khéo tu,
Ngày nay con cháu võng dù thênh thang.”

Một đời sống có ý nghĩa và giá trị là một đời sống không quá lệ thuộc vào phương tiện vật chất, nhưng không thể không có tiền bạc và tài sản, vì nó là phương tiện để nuôi sống chúng ta.

Để đảm bảo một đời sống tốt đẹp, hài hòa, Phật dạy người cư sĩ có quyền làm ra tiền bạc, của cải một cách chính đáng; nghĩa là từ sự tinh cần, siêng năng bằng đôi bàn tay và khối óc của mình để tạo dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bản thân, gia đình, người thân và đóng góp lợi ích thiết thực xã hội.

Tuy nhiên, sự giàu có về vật chất chỉ đáp ứng nhu cầu đầy đủ sự sung túc cho con người, hạnh phúc thật sự trong cuộc sống không phải là người có nhiều tài sản, tiền bạc, quyền uy, thế lực, nhà cao cửa rộng, mà chính là tự do không bị ràng buộc bởi tham lam, sân hận, si mê. Đó là một thứ hạnh phúc chân thật lâu dài, tiền bạc không thể mua bán, đổi chát được.

Do đó, ngoài việc có nhiều tiền bạc, của cải để có cơ hội phục vụ tốt cho gia đình, đóng góp cho đời, chúng ta cần phải thăng hoa đời sống tinh thần, phát huy con người tâm linh, nên thường sống trong chánh niệm tỉnh giác, mở rộng tấm lòng từ bi thương xót muôn loài bằng tình người trong cuộc sống.

Nhờ vậy chúng ta biết vun bồi xây dựng tài sản tâm linh, nên các tâm tư mê muội không có cơ hội xen vào như toan tính, hơn thua, tranh chấp, hận thù, tàn sát, giết hại lẫn nhau, làm tổn thương nhân loại.

Xã hội ngày nay con người đang trên đà tiến bộ văn minh, phát triển mạnh mẽ nền kinh tế thị trường, nên tiền bạc và tài sản là núm ruột của con người, không thể thiếu trong đời sống hiện tại. Tiền bạc, của cải có thể giúp ta giải quyết nhiều thứ trong cuộc đời, nên điều đầu tiên ai muốn bảo tồn sự sống là cần phải có tiền. Nhưng tiền bạc, của cải khi có thì ta phải biết sử dụng như thế nào cho hợp lý?

Một người công dân muốn sống an vui, hạnh phúc thì phải biết sử dụng bốn yếu tố căn bản sau đây:

- Có công ăn việc làm ổn định nuôi sống bản thân và luôn thường xuyên trau dồi công việc được tốt đẹp.

- Tiền bạc làm ra bằng nghề nghiệp chân chánh và phải biết cách gìn giữ không để thất thoát.

- Phải biết chi tiêu cân đối, hài hòa, không nên hoang phí quá mức, tiền làm ra ít mà muốn xài nhiều; hoặc tiền bạc làm ra nhiều mà không dám xài vào việc có lợi ích, thành ra bỏn sẻn.

- Tiền bạc và tài sản là phương tiện để con người sinh sống, phục vụ cho cá nhân có nhu cầu ăn, mặc, ở hằng ngày. Muốn vậy, trước hết ta phải có một việc làm ổn định về lâu về dài, nhưng nghề nghiệp mình chọn không làm tổn hại cho nhân loại. Các nghề nên tránh như mua bán vũ khí, nô lệ, phụ nữ; các chất gây say, gây nghiện như rượu, xì ke, ma túy; chế tạo thuốc độc hoặc trực tiếp sát sanh…

Kinh doanh, mua bán là một trong những nghề nghiệp đem lại kinh tế cao, nhưng chúng ta phải biết tránh những nghề trên, vì nó làm tổn hại cho người và vật, gây khổ đau trong hiện tại và mai sau. Mua bán có thể làm giàu nhanh chóng và cũng dễ dàng nhận lấy hậu quả thất bại, vì sự cạnh tranh quyết liệt của kinh tế thị trường, chỉ cần chậm trễ một chút có thể tán gia bại sản, nếu chúng ta biết nắm bắt kịp thời thì giàu lên trong chốc lát.

Trên đời này không có gì mau giàu bằng mua bán và cũng dễ dàng trắng tay nếu không phù hợp với thị hiếu của con người. Có hai nhà kinh doanh đối diện nhau cùng bán một nghề, nên hai bên muốn cạnh tranh phát triển và mở mang để thu hút khách hàng.

Nhà ông A lợi thế hơn vì có mặt bằng một trệt, hai lầu. Nhà ông B chỉ một trệt, một lầu nên lượng khách ít hơn. Chính vì muốn lượng khách của mình nhiều hơn nên ông B đã xây mới ba lầu, một trệt, có bản vẻ đúng quy định. Gia đình ông A tức quá mới kêu thợ xây thêm hai tầng nữa mà không đổ móng thêm. Kết quả thật thảm thương, căn nhà mới bốn tầng, một trệt bị sập đè lên nhà ông B. Cuối cùng, hai bên đều bị thiệt hại nặng nề.

Vì lòng tham mà con người ta có thể nhẫn tâm làm tổn hại cho nhau để có tiền nhanh chóng. Một số người đã tán tận lương tâm làm ăn phi pháp như mua bán vũ khí, mua bán phụ nữ, mua bán xì ke, ma túy vì lợi nhuận quá cao, tạo ra nhiều băng nhóm tội phạm gây hiểm họa cho loài người, dẫn đến sự thiệt hại lớn lao của nhân loại.

Người phật tử chân chánh vì lòng từ bi thương xót chúng sinh nên không được kinh doanh, mua bán các loại chết người đó. Tiền bạc tài sản nếu sử dụng không đúng mục đích thì trở thành rắn độc, nhưng thiếu nó lấy gì để ta sống mà dấn thân phục vụ, hoằng pháp lợi sinh.

Mục đích của cuộc sống không phải là giàu có, nhiều tiền của mới là hạnh phúc, mà chúng ta phải biết hài lòng với hiện tại, không nên đứng núi này trong núi nọ, hoặc đua đòi bắt chước làm bằng người trong khi ta không có điều kiện và khả năng. Có nhiều người vì sĩ diện bản ngã muốn chứng tỏ đẳng cấp bằng người hoặc hơn người, nên vay nợ xây dựng nhà cửa khang trang dù nhu cầu không cần thiết, do đó lún sâu vào nợ nần, dẫn đến tán gia bại sản bởi họ không biết bằng lòng với hiện tại.

Đa số chúng ta ai cũng nghĩ có thật nhiều tiền bạc và của cải là hạnh phúc, đó là điều lầm lẫn quá lớn của nhân loại, nên khi có quyền lực trong tay thì tìm cách vơ vét, gom góp về cho riêng mình, nhưng tiền bạc làm ra từ sự phi pháp rất khó mà tồn tại. Khi có nhiều tiền thì phải hưởng thụ, vui chơi trác táng, dễ dẫn đến sa đọa làm mình và người khổ đau, làm mất hạnh phúc gia đình và tác hại xấu đến xã hội.

Tiền làm ra không bằng mồ hôi, nước mắt của chính mình thường bị năm nhà cuốn trôi. Nhà lũ lụt, nhà hỏa hoạn, nhà trộm cướp, nhà vua quan tịch thâu, nhà con cái bất hiếu, phá sản và các tai nạn bất ngờ khác. Thường con người hay nói “đồng tiền đi liền khúc ruột”, nếu chúng ta chi ra một số tiền nhỏ vào một việc có ích nhưng vẫn xót xa, đau lòng vì ta chưa biết mở rộng tấm lòng nhân ái. Nếu dè sẻn, không dám chi tiền vào việc có ích, ta sẽ trở thành con ma ích kỷ, tham lam, lâu ngày ta bị đồng tiền sai sử không dám chi tiêu vào việc cần thiết.

Tiền bạc chính là người đầy tớ tốt khi ta biết làm chủ đồng tiền, sử dụng vào việc chi tiêu hằng ngày tùy theo hoàn cảnh của mỗi cá nhân và gia đình, biết san sẻ, mở rộng tấm lòng nhân ái để giúp ích cho mọi người khi cần thiết; nhưng có nhiều người bị sức mạnh của đồng tiền chi phối, nên nhẫn tâm làm các điều tội lỗi để mưu cầu lợi ích cho cá nhân mình.

Sức mạnh của đồng tiền thật ghê gớm, nó có thể làm cho con người say mê, điên đảo, nên tục ngữ có câu “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”, và người ta quan niệm rằng “có tiền mua tiên cũng được”; nhưng có phải vậy không?

Tuy nhiên, người có tiền nếu biết sử dụng đúng cách vẫn đỡ hơn người không có tiền, như khi có bệnh hoặc giải quyết một số vấn đề cấp thiết. Nếu nói theo kiểu “có tiền mua tiên cũng được” thì e rằng không hợp lý chút nào.

Hổ dữ không nỡ ăn thịt con

Hổ dữ không ăn thịt con là câu thành ngữ đã khẳng định kẻ ác cách mấy cũng không nỡ giết con. Hổ là loài chuyên ăn thịt sống và dã man nhất trong các loài thú, chúng không từ nan bất kỳ loài nào miễn có mồi ăn là được, vậy mà chúng cũng không nỡ ăn thịt con khi đói khát. Câu này ý nói không có người mẹ nào nỡ nhẫn tâm hại con hay giết con. Ấy thế mà cách nay vài tháng, trong báo pháp luật và cuộc sống có đăng tin người mẹ giết con mới 2 tháng tuổi bằng cách bỏ con xuống giếng. Ai đọc báo cũng đều oán hận người phụ nữ ấy.

Một cô gái 22 tuổi sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo khổ, học chưa hết lớp 5 đã phải nghỉ học để ở nhà phụ giúp gia đình. Nhà nghèo lại đông anh em, cả nhà sống nhờ vào miếng ruộng nhỏ nên vì thiếu ăn, thiếu ngủ mà cô xanh xao, gầy đét, nhỏ thó, trông thật đáng thương. Lớn lên một chút cô cũng phải mắt chàng trai xã kế và xa gia đình về làm dâu nhà người. Nhà bên chồng cũng chẳng giàu có gì, cũng thiếu trước hụt sau nên chồng cô phải làm thuê phương xa, lâu lâu mới về. Một năm sau ngày cưới, đứa con đầu lòng chào đời cũng không có mặt người cha, chồng làm xa ít khi về thăm vợ, nhưng mỗi lần về là rượu chè bê tha, hành hạ, mắng nhiếc vợ không tiếc lời. Đứa con ốm o gầy mòn, èo uộc khó nuôi vì suy dinh dưỡng. Người chồng không quan tâm đến vợ cũng chẳng đoái hoài đến con, anh quá thờ ơ, lạnh nhạt, dẫn đến nhiều xung đột xảy ra khi về thăm nhà, cô vợ cố ý muốn ly hôn mà không được. Vài tiếng trước khi bỏ con xuống giếng, nhiều lần cô đem bỏ con ngoài trời lạnh buốt giữa đông để ai thấy thương đem về nuôi, nhưng nghe tiếng con khóc ré cô không nỡ nhẫn tâm, đành ẵm lại vô nhà. Bị ức chế về tinh thần nên không làm chủ bản thân, cô cứ nghĩ đứa con là đầu mối đem đến đau khổ. Từ khi lấy chồng đến giờ chẳng có một ngày cô thật sự hạnh phúc mà luôn sống trong dằn vặc, khổ đau. Thiếu thốn vật chất đã đành, tinh thần lại luôn hoảng loạn, lo lắng và sợ hãi. Mù quáng, nông nỗi, điên cuồng sau gần một đêm thức trắng, người mẹ ấy đành đoạn liệng con xuống giếng. Đứa bé 2 tháng tuổi có biết gì đâu, tại sao người mẹ lại tàn nhẫn vô lương tâm đến thế?

Trên đời này không có gì thiêng liêng và cao quý bằng tình yêu thương của mẹ đối với con. Từ thuở mới lọt lòng mẹ đã cho con bú móm, đến khi biết ăn mẹ phải móm cơm cho con, lớn lên một chút mẹ cho con đi học và bắt đầu nuôi nấng, dạy dỗ, chỉ bảo cho con biết được điều hay lẽ phải, chẳng quản gian lao, nhọc nhằn, khổ sở, miễn sao con trẻ ấm no là mẹ vui lòng. Mẹ nuôi con khôn lớn cho đến khi trưởng thành và dựng vợ gả chồng, chia gia tài cho con; ấy thế mà người mẹ này đành đoạn nhẫn tâm giết con như vậy. Nghèo khổ, thất học, bị ngược đãi trong gia đình, chồng thường xuyên không quan tâm, lo lắng và chẳng đoái hoài đến con, lại hay bê tha cờ bạc, rượu chè, lăng nhăng đàn điếm; tưởng lấy chồng được hạnh phúc và thoát khỏi cảnh nghèo khổ, nào ngờ cuộc sống càng thêm khó khăn và khốn khổ vô cùng; trong lúc quẫn trí không làm chủ bản thân, chị đành lòng vứt tình mẹ con dưới giếng sâu. Sau chị vào nhà giả vờ hỏi chồng, “em mới ra ngoài một chút, con mình đâu anh? Anh chồng thẫn thờ chẳng biết gì. Đến sáng cô ra giếng múc nước nhưng khựng cả người, xác đứa bé phập phềnh nổi dưới giếng sâu, cả gia đình không ai nghĩ cô là thủ phạm. Một ngày sau đó, người mẹ trẻ không qua được mắt pháp luật nên đành cúi đầu khai nhận tất cả. Trên đời này hiếm có người mẹ nào đành lòng nhẫn tâm giết con như vậy; họa chăng nếu nuôi không nổi hoặc vì hoàn cảnh khó khăn, họ chỉ bỏ con nhờ người khác nuôi, ít ai đủ can đảm giết con kiểu này, ngoài trừ trường hợp bất đắc dĩ. Bản án 12 năm tù đối với chị là một bài học cảnh báo về nạn bạo hành trong gia đình. Do hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn về mọi mặt và ít khi được chồng quan tâm, lại còn nỗi ấm ức chồng có bồ nhí nên vì ghen tuông, cuồng dại mà mất bình tĩnh, dẫn đến hành động mù quáng. Nghèo khổ thất học, không được giáo dục về sự hiểu biết cũng là nguyên nhân dẫn đến vòng lao lý. Bởi cuộc sống quá khó khăn và chịu nhiều áp lực nên tinh thần chị bất ổn, không đủ khả năng để hóa giải những nỗi khổ, niềm đau mà gây nên cớ sự.

Giáo dục đời sống hạnh phúc gia đình là điều cần thiết quan trọng, nếu không việc bạo hành trong gia đình ngày càng tăng sẽ làm ảnh hưởng xấu đến cộng đồng xã hội. Chuyện con giết cha vì hành hạ mẹ, vợ giết chồng để đi theo tiếng gọi tình yêu, mẹ bán con để được lòng người tình trẻ, người trong gia đình tán gia bại sản vì tranh chấp đất đai, nhà cửa. Cuộc sống ngày nay đã đến hồi báo động cấp bách vì con người không tin sâu nhân quả, cứ nghĩ chết là hết, không có luân hồi tái sanh nên vô tình gây nhiều tội lỗi. Một vụ bạo hành đứa con vừa mới 9 tháng tuổi mà người gây ra chính là mẹ ruột, cha ghẻ và ông bà ngoại chỉ vì mê tín dị đoan, nghe theo lời thằng con rể bất nhân bất nghĩa; còn biết bao chuyện nhân tình thế thái ngược đãi với nhau chỉ vì chút lợi ích riêng tư. Chuyện người vợ trẻ giết con thật sự khó tin nhưng lại là sự thật. Tại sao chị ta có những suy nghĩ và hành động lạ lùng hơn những bà mẹ khác? Vì nghĩ con mình là đầu mối của sự ràng buộc khổ đau, là nguyên nhân của bao điều tai họa mà chị đành đọan nhẫn tâm giết con không thương tiếc. Người vợ trẻ sinh trưởng từ một gia đình nông dân thiếu trước hụt sau, nhà nghèo lại anh em đông nên phải bỏ học khi còn nhỏ để phụ giúp gia đình, lớn lên muốn thoát khỏi cảnh nghèo chị ôm hy vọng khi lấy chồng đời mình sẽ thay đổi. Do suy nghĩ đó nên chị không cần tìm hiểu chín chắn, hai người chỉ quen 1 tháng rồi lấy nhau. Đã nghèo lại mắc cái eo, thay vì có hiểu biết thì không nên sanh con quá sớm khi còn thiếu thốn, khó khăn; đến lúc có thai người vợ trẻ phải chịu nhiều cay đắng và đau khổ tận đến lúc sanh con, sức khỏe xuống cấp trầm trọng, cuộc sống thiếu hụt trước sau, tinh thần mệt mỏi trong cô đơn buồn tủi, không một ai cùng giải bày tâm sự. Từ những tâm niệm bất an đó khiến người vợ trẻ mang chứng bệnh trầm cảm, dẫn đến suy nghĩ, hành động không sáng suốt và cuối cùng đã giết con.

Mặc cảm, buồn tủi, khổ đau, uất ức cứ chất chứa trong lòng, lâu ngày dồn nén phát sinh tư tưởng hoang đường, sợ hãi. Phiên tòa hôm đó chỉ có hai người là bị cáo và mẹ bị cáo; với dáng người nhỏ thó, mặt mày hốc hác trông rất thảm sầu, chị ta cứ ấp a ấp úng không trả lời được vì sao nỡ giết con tàn nhẫn thế. Câu chuyện trên là một bài học thiết thực ở đời cho những ai sắp bước vào ngưỡng cửa hôn nhân, hãy nên chín chắn suy nghĩ và xem xét. Trước khi lập gia đình chúng ta ít nhất phải có thời gian chuẩn bị, tìm hiểu rõ ràng, không nên có con quá sớm khi cuộc sống vẫn còn thiếu thốn, khó khăn. Xưa nay hổ dữ không nỡ ăn thịt con là chỉ cho người mẹ không bao giờ hại con, giết con, nhưng người vợ trẻ này dám làm chuyện ấy thì chắc phải có nguyên nhân. Dù muốn, dù không, dù đúng, dù sai, dù cố tình hay vô tình, chị ta cũng đã phạm tội giết con. Ai sắp làm mẹ hoặc đã và đang làm mẹ hãy nên thận trọng trong đời sống gia đình.

Người có tiền có bệnh không, có già không, có chết không? Nếu có thì phải có khổ. Tuy nhiên, người có tiền, có phước vẫn đỡ hơn người nghèo khó, bất hạnh ở chỗ sung túc, đầy đủ về vật chất; nhưng nếu thiếu con người tâm linh thì họ thật sự không có hạnh phúc lâu dài; chính vì thế mà ta vẫn thấy người giàu họ tự tử quá nhiều; vì đâu nên nông nổi như vậy?

Chính vì vậy, giàu hay nghèo đều phải biết tu tâm dưỡng tính thì bất hạnh, khổ đau được biến thành an vui, hạnh phúc; và biết chia vui, sớt khổ, chan hòa cùng mọi người.

Còn nữa...
Thích Đạt Ma Phổ Giác

TIN, BÀI LIÊN QUAN:


CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Sư cô Suối Thông là Đại sứ Văn hóa đọc TP.HCM nhiệm kỳ 2024 - 2025

Sách Phật giáo 11:04 24/04/2024

Sư cô Suối Thông (Thích nữ Hạnh Đức) - đang công tác tại Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM, thành viên Ban Văn hóa Phật giáo TP vừa được trao nhiệm vụ này từ Sở TT&TT TP, trong ngày Sách và văn hóa đọc lần 3, hôm 19/4.

Sư cô Suối Thông: Sách có thể chữa lành tâm hồn

Sách Phật giáo 10:47 19/04/2024

Với sư cô Suối Thông, việc dùng cụm từ "chữa lành" để nói về sách là khá chính xác. Có lúc cơ thể không khỏe thì mình phải chữa bệnh, thì tâm hồn cũng vậy.

Thân thể và hơi thở

Sách Phật giáo 20:18 11/04/2024

Những lời dạy ngắn trong cuốn "Chẳng Có Ai Cả" được trích từ những bài pháp mà ngài Ajahn Chah đã dạy cho các Phật tử, nhất là các học trò Tây phương. Lời văn thật súc tích, dí dỏm và đi thẳng vào tâm người đọc.

Sinh và tử

Sách Phật giáo 15:50 11/04/2024

Những lời dạy ngắn trong cuốn "Chẳng Có Ai Cả" được trích từ những bài pháp mà Ngài Ajahn Chah đã dạy cho các Phật tử, nhất là các học trò Tây phương. Lời văn thật súc tích, dí dỏm và đi thẳng vào tâm người đọc.

Xem thêm