Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 25/10/2022, 08:30 AM

Lòng thương kính Phật là tình cảm đặc biệt nhất, quý giá nhất trong cuộc đời

Tình cảm đặc biệt nhất, quý giá nhất chính là lòng thương kính Phật. Nếu ai đã có lòng thương kính Phật rồi thì người đó coi như may mắn, hãy giữ cho thật kỹ trong tim mình và gài ổ khóa số, kèm theo dấu vân tay để không cho ai có thể lấy cắp.

“Có hai cách để gọi là thương kính Phật:

Thứ nhất là ta hướng về Phật với lòng thương kính. Ở đây ta dùng từ “thương kính” chứ không phải “tôn kính”. Từ “tôn kính” thì nghiêm trang nhưng thiếu một chút mềm mại tình cảm nên dùng chữ “thương kính”, tức là đối với Phật ngoài sự tôn kính, ta còn có lòng thương Phật nữa.

Thứ hai là ta thực hành lời Phật dạy.

Trong hai cách này ta chọn cách nào? Nếu chỉ được chọn một, ta chọn cách nào?

Thầy chọn cái thứ nhất, Thầy chọn lòng thương kính Phật, có thể là Thầy sẽ không giỏi thực hành nhưng mà trong tâm Thầy vẫn thương kính Phật để Thầy sống và để chết.

Nhân quả của ý nghĩ: "Con nguyện lòng tôn kính Phật tuyệt đối"

309059161_526129202849989_3809649176550693425_n

Mà thực ra khi mình có lòng thương kính Phật thì tự nhiên cái thứ hai xuất hiện. Đó là nhân quả, cái thứ nhất là nhân của cái thứ hai. Mình có thương kính Phật thực sự rồi từ từ mình tinh tấn thực hành lời Phật dạy, Nhân Quả là như vậy. Còn người bỏ lòng thương kính Phật mà chỉ thực hành lời Phật dạy thì sẽ không tới đâu, giống như là muốn hái trái xoài mà không chịu trồng xoài. Người khôn là phải đi từ cái thứ nhất, tràn ngập lòng thương kính Phật rồi thì cái thứ hai tự tới. Thương kính Phật là cái nhân thúc đẩy ra hành động tinh tấn thực hành giáo pháp.

Lòng thương kính Phật là một tình cảm cao đẹp và vô giá của con người. Ta sống không thể thiếu tình cảm vì cái ái luôn luôn nằm trong hành ấm và làm động cơ để ta sống trên đời này. Ta phải luôn luôn yêu điều này, phải ghét điều kia, phải chán điều nọ,chứ không bao giờ không có gì, có thể là không bộc lộ mạnh thôi, nhưng chúng ta luôn có một cái ái nào đó tiềm tàng trong tâm, gọi là cái muốn luôn luôn tồn tại suốt cuộc đời mình là như vậy. Nhưng những yêu thích, chán, ghét nếu tầm thường, nhỏ bé thì cứ tiếp tục đưa ta vào dòng luân hồi vô tận. Còn tất cả sự yêu thích, chán, ghét nào vĩ đại, chân chính thì làm cuộc đời ta vượt lên cao, làm ta thăng tiến lên những cõi giới khác, biến ta thành con người khác.

Trong những tình cảm đó, tình cảm đặc biệt nhất, quý giá nhất chính là lòng thương kính Phật. Nếu ai đã có lòng thương kính Phật rồi thì người đó coi như may mắn, hãy giữ cho thật kỹ trong tim mình và gài ổ khóa số, kèm theo dấu vân tay để không cho ai có thể lấy cắp”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm