Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 05/08/2021, 10:39 AM

Đắm mình trong ái dục ví như tằm nhả tơ

Vào thời Đức Phật thuyết Pháp ở Tinh xá Kỳ Viên gần thành Phong Đức, bấy giờ có một vị Khất Sĩ trẻ tuổi vào thành khất thực. Trong thành ngài thấy một thiếu nữ xinh đẹp tuyệt trần và cõi lòng chỉ nhớ nhung đến nàng. Do sự mê muội chẳng được giải tỏa nên liền thành bệnh.

Ngài không ăn uống gì hết, thân thể tiều tụy, và nằm mãi chẳng ngồi dậy.

Khi ấy các vị đồng tu đến thăm và hỏi rằng:

- Sao thầy chịu khổ não như thế?

Lúc đó vị Khất Sĩ trẻ tuổi mới kể hết sự tình. Kể từ khi nảy sinh ái dục kia nên lòng ngài chẳng còn muốn tu Đạo nữa, ước nguyện lại chẳng như ý nên ưu sầu thành bệnh. Các bạn đồng học khuyên ngăn nhưng lời của họ chẳng lọt vào tai. Thế nên họ đành phải dìu vị ấy đến chỗ của Phật và kể rõ sự việc với Thế Tôn.

Tính hai mặt của ái dục

Nên biết ái dục là gốc rễ của sinh tử. Chúng sinh chịu khổ trong vòng luân hồi đều là do lòng ái dục mà ra.

Nên biết ái dục là gốc rễ của sinh tử. Chúng sinh chịu khổ trong vòng luân hồi đều là do lòng ái dục mà ra.

Phật bảo vị Khất Sĩ trẻ tuổi rằng:

- Ước nguyện của ông cũng dễ được thôi, đâu cần phải sầu khổ như thế. Ta sẽ lập phương tiện giúp ông. Ông hãy ngồi dậy và ăn uống trở lại.

Khi vị Khất Sĩ nghe lời Phật nói, cõi lòng rất vui mừng và khí huyết lưu thông.

Lúc bấy giờ Thế Tôn dẫn vị Khất Sĩ này và đại chúng vào thành Phong Đức, rồi đến nhà của cô gái xinh đẹp kia. Tuy nhiên cô gái đó đã chết ba ngày rồi. Thân tộc kêu gào thương xót và chẳng nỡ vội mai táng, nên thân xác trương phình, bốc mùi hôi thối và những thứ bất tịnh chảy ra ngoài.

Phật bảo vị Khất Sĩ rằng:

- Những thứ ông tham luyến về cô gái này, nay đã trở thành như vậy đó. Vạn vật vô thường và thay đổi trong từng hơi thở. Kẻ ngu chỉ nhìn xem vẻ ngoài mà chẳng thấy thứ xấu ác của nó. Họ triền miên trong lưới nghiệp tội mà cho là vui sướng.

Lúc bấy giờ Thế Tôn liền nói kệ rằng:

"Thấy sắc tâm mê muội

Vô thường không tư duy

Kẻ ngu cho tốt đẹp

Nào biết đó chẳng thật

Cuộn mình trong ái dục

Ví như tằm nhả tơ

Bậc trí khéo đoạn trừ

Chẳng tiếc, trừ khổ ách

 Tâm ai mãi buông lung

Thấy dâm bảo là tịnh

Ân ái ý gia tăng

Từ đó vào ngục lao

 Ý ai diệt trừ dâm

Thường niệm dục bất tịnh

Từ đó thoát ngục tà

Khéo đoạn già chết khổ"

Quán thân bất tịnh để trừ tâm ái dục

Khi nhìn thấy cô gái kia đã chết ba ngày với khuôn mặt trương phình rữa nát, hôi thối không ai dám đến gần, và lại nghe được bài kệ thanh tịnh khai thị của Thế Tôn, vị Khất Sĩ trẻ tuổi hoát nhiên tỏ ngộ và biết sự mê muội của mình. Ngài cúi đầu đỉnh lễ Đức Phật và sám hối lỗi lầm. Đức Phật truyền thọ Ba Quy Y cho gia quyến của cô gái, rồi trở về Tinh xá Kỳ Viên. Sau đó vị Khất Sĩ trẻ tuổi nỗ lực tinh tấn và cuối cùng đắc Đạo Ứng Chân. Bấy giờ đại chúng đi theo và vô số người ở đó đều thấy sự ô uế của sắc dục, tin hiểu lẽ vô thường, khát vọng tham ái đình chỉ, và cũng thấy dấu Đạo.

(Nguồn: Kinh Pháp cú thí dụ

Hán dịch: Pháp sư Pháp Cự và Pháp Lập

Việt dịch: Nguyên Thuận)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Giá trị nhân văn qua cách sống của Đức Phật

Kiến thức 10:41 29/03/2024

Phật giáo luôn lấy Từ bi để đối nhân xử thế, lấy trí tuệ để răn dạy người đời, lấy kiên nhẫn làm động lực để giải quyết mọi việc, từng bước cảm hóa được những người đang hướng tới vô minh biết quay đầu về chánh đạo.

Thuốc giảm đau không dứt được bệnh

Kiến thức 09:56 29/03/2024

“Người tu hành có thể kết hợp hài hòa các pháp phương tiện trong tu tập, nhưng không sa vào các liệu pháp tâm lý để rồi rời xa Chánh Đạo…”

Biệt thời ý thú và lời nguyện thứ 18 của Phật A Di Đà

Kiến thức 09:26 29/03/2024

Biệt thời ý thú là một trong Tứ ý thú. Nhiếp chánh luận, bản dịch của ngài Huyền Trang ghi: “Ngoài ra còn có Tứ ý thú và Tứ bí mật. Mọi lời Phật nói nên căn cứ vào đó mà lý giải và quyết định”.

Âm đức là gốc rễ của mọi sự thịnh vượng, giàu có

Kiến thức 09:05 29/03/2024

Bạn chắc có lẽ đã được nghe qua về về âm đức. Âm đức là nguồn năng lượng tạo ra sự thịnh vượng và giàu có, phước báu sức khỏe cũng từ âm đức được tạo ra. Âm đức là năng lượng gốc, năng lượng nguồn.

Xem thêm