Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 10/12/2016, 12:09 PM

Luận Đại thừa khởi tín (Phần cuối)

Kinh nói: Tất cả chúng sinh xưa nay luôn an trụ niết bàn. Do vì mê muội không tự giác ngộ nên một niệm ban đầu khởi tâm tìm phật liền thành chúng sinh, gọi là Nhất niệm bất giác, bắt nguồn từ Căn bản vô minh này phát sinh Chi mạt vô minh cứ thế chuyển biến liên tục không gián đoạn và không bao giờ ly niệm, tạo thành quá trình Lưu chuyển sinh tử luân hồi. Nay muốn quay về bản giác chân như không phải việc dễ dàng, cần phải trải qua vô số phương tiện y theo giáo pháp Đại thừa tinh tiến tu hành văn tư và tu tuệ chuyển hướng lưu chuyển thành hoàn diệt môn. Hơn nữa, pháp Đại thừa là bản thể của chư Phật cũng chính là tự tính của tất cả chúng sinh, nếu y v

MỤC 3: PHÂN BIỆT PHÁT THÚ ĐẠO TƯỚNG

Luận văn: Phân biệt phát thú đạo tướng giả, vị nhất thiết chư Phật sở chứng chi đạo, nhất thiết Bồ Tát phát tâm tu hành thú hướng nghĩa cố. Lược thuyết phát tâm hữu tam chủng, Vân hà vi tam? 

Nhất giả: Tín thành tựu phát tâm. 
Nhị giả: Giải hạnh phát tâm. 
Tam giả: Chứng phát tâm. 

1: Tín thành tựu phát tâm giả: Y hà đẳng nhơn, tu hà đẳng hạnh, đắc Tín thành tựu kham năng phát tâm? Sở vị y Bất định tụ chúng sinh, hữu huân tập thiện căn lực cố, tín nghiệp quả báo năng khởi thập thiện, yễm sinh tử khổ cầu Vô thượng Bồ đề, đắc trị chư Phật thân thừa cúng dường tu hành tín tâm, kinh nhất vạn kiếp tín tâm thành tựu cố, chư Phật Bồ tát giáo linh phát tâm, hoặc dĩ đại bi cố năng tự phát tâm, hoặc nhân chính pháp dục diệt dĩ hộ pháp nhân duyên năng tự phát tâm, như thị tín tâm thành tựu đắc phát tâm giả, nhập Chính định tụ tất cánh bất thối, danh trụ Như lai chủng trung Chính nhân tương ưng. Nhược hữu chúng sinh thiện căn vi thiểu, cửu viễn dĩ lai phiền não thâm hậu, tuy trị ư Phật diệc đắc cúng dường, nhiên khởi nhơn thiên chủng tử, hoặc khởi Nhị thừa chủng tử, thiết hữu cầu Đại thừa giả, căn tắc bất định nhược tấn nhược thối hoặc hữu cúng dường chư Phật vị kinh nhất vạn kiếp, ư trung ngộ duyên diệc hữu phát tâm, sở vị kiến Phật sắc tướng nhi phát kỳ tâm, hoặc nhân cúng dường chúng Tăng nhi phát kỳ tâm, hoặc nhân Nhị thừa chi nhơn giáo linh phát tâm, hoặc học tha phát tâm, như thị đẳng phát tâm tất giai bất định, ngộ ác nhân duyên hoặc tiện thối thất đọa Nhị thừa địa.

Phục thứ Tín thành tựu phát tâm giả, phát hà đẳng tâm? Lược thuyết hữu tam chủng, vân hà vi tam?

Nhất giả: Trực tâm, chánh niệm Chân như pháp cố.
Nhị giả: Thâm tâm, lạc tập nhất thiết chư thiện hạnh cố.
Tam giả: Đại bi tâm, dục bạt nhất thiết chúng sinh khổ cố.

Vấn viết: Thượng thuyết Pháp giới nhất tướng, Phật thể vô nhị, hà cố bất duy niệm Chân như, phục dã cầu học chư thiện chi hạnh?

Đáp viết: Thí như đại ma ni bảo, thể tính minh tịnh nhi hữu khoáng uế chi cấu, nhược nhơn tuy niệm bảo tính, bất dĩ phương tiện chủng chủng ma trị chung vô đắc tịnh, như thị chúng sinh Chân như chi pháp thể tính không tịnh, nhi hữu vô lượng phiền não nhiễm cấu, nhược nhơn tuy niệm Chân như, bất dĩ phương tiện chủng chủng huân tập diệc vô đắc tịnh, dĩ cấu vô lượng biến nhất thiết pháp cố, tu nhất thiết thiện hạnh dĩ vi đối trị, nhược nhơn tu hành nhất thiết thiện pháp, tự nhiên quy thuận Chân như pháp cố.

Lược thuyết phương tiện hữu tứ chủng, vân hà vi tứ?

Nhất giả: Hành căn bản phương tiện. Vị quán nhất thiết pháp Tự tính vô sinh, ly ư vọng kiến bất trụ sinh tử. Quán nhất thiết pháp nhân duyên hòa hiệp nghiệp quả bất thất, khởi ư Đại bi tu chư phước đức, nhiếp hóa chúng sinh bất trụ Niết bàn, dĩ tùy thuận Pháp tính vô trụ cố.

Nhị giả: Năng Chỉ phương tiện, vị tàm quý hối quá, năng chỉ nhất thiết ác pháp bất linh tăng trưởng, dĩ tùy thuận Pháp tính ly chư quá cố.

Tam giả: Phát khởi thiện căn tăng trưởng phương tiện. Vị cần cúng dường lễ bái Tam bảo, tán thán tùy hỷ khuyến thỉnh chư Phật, dĩ ái kính Tam bảo thuần hậu tâm cố, tín đắc tăng trưởng, nãi năng chí cầu Vô thượng chi đạo. Hựu nhân Phật pháp tăng lực sở hộ cố, năng tiêu nghiệp chướng thiện căn bất thối. dĩ tùy thuận Pháp tính ly si chướng cố.

Tứ giả: Đại nguyện bình đẳng phương tiện. Sở vị phát nguyện tận ư vị lai hóa độ nhất thiết chúng sinh sử vô hữu dư, giai linh cứu cánh Vô dư Niết bàn, dĩ tùy thuận Pháp tính vô đoạn tuyệt cố, Pháp tính quảng đại biến nhất thiết chúng sinh bình đẳng vô nhị, bất niệm bỉ thử cứu cánh tịch diệt cố, Bồ tát phát thị tâm cố, tắc đắc thiểu phần kiến ư Pháp thân, dĩ kiến Pháp thân cố, tùy kỳ nguyện lực năng hiện bát chủng lợi ích chúng sinh, sở vị tùng Đâu suất thiên thối nhập thai, trụ thai, xuất thai, xuất gia, thành đạo, chuyển pháp luân, nhập ư Niết bàn, nhiên thị Bồ tát vị danh Pháp thân, dĩ kỳ quá khứ vô lượng thế lai hữu lậu chi nghiệp vị năng quyết đoạn, tùy kỳ sở sinh dự vi khổ tương ưng, diệc phi nghiệp hệ, dĩ hữu đại nguyện tự tại lực cố, như Tu đa la trung hoặc thuyết hữu thối đọa ác thú giả, phi kỳ thật thối, đản vi sơ học Bồ tát vị nhập chánh vị nhi giải đãi giả khủng bố linh sử dỏng mãnh cố. Hựu thị Bồ tát nhất phát tâm hậu, viễn ly khiếp nhược, tất cánh bất úy đọa nhị thừa địa, nhược văn vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp cần khổ nan hành nãi đắc Niết bàn diệc bất khiếp nhược, dĩ tín tri nhất thiết pháp tùng bổn dĩ lai tự Niết bàn cố.

2: Giải hạnh phát tâm giả, đương tri chuyển thắng, dĩ thị Bồ tát tùng Sơ chánh tín dĩ lai, ư đệ nhất a tăng kỳ kiếp tương dục mãn cố, ư Chân như pháp trung thâm giải hiện tiền sở tu ly tướng. Dĩ tri pháp tính thể vô xan tham cố, tùy thuận tu hành Đàn ba la mật. Dĩ tri pháp tính vô nhiễm, ly ngũ dục quá cố, tùy thuận tu hành Thi ba la mật. Dĩ tri pháp tính vô khổ, ly sân não cố, tùy thuận tu tập Sàn đề ba la mật. Dĩ tri pháp tính vô thân tâm tướng, ly giải đãi cố, tùy thuận tu hành Tỳ lê da ba la mật. Dĩ tri pháp tính thường định, thể vô loạn cố, tùy thuận tu hành Thiền ba la mật. Dĩ tri pháp tính thể minh, ly vô minh cố, tùy thuận tu hành Bát nhã ba la mật.

3: Chứng phát tâm giả: Tùng Tịnh tâm địa nãi chí Bồ Tát Cứu cánh địa. Chứng hà cảnh giới? Sở vị Chân như. Dĩ y chuyển thức thuyết vi cảnh giới, nhi thật chứng giả vô hữu cảnh giới, duy Chân như trí danh vi Pháp thân. Thị Bồ Tát ư nhất niệm khoảnh năng chí thập phương vô dư thế giới, cúng dường chư Phật thỉnh chuyển pháp luân, duy vi khai đạo lợi ích chúng sinh bất y văn tự. Hoặc thị siêu địa tốc thành chính giác dĩ vi khiếp nhược chúng sinh cố. Hoặc thuyết ngã ư vô lượng a tăng kỳ kiếp đương thành Phật đạo, dĩ vi giải mạn chúng sinh cố, năng thị như thị vô số phương tiện bất khả tư nghì, nhi thật Bồ Tát chủng tính căn đẳng, phát tâm tắc đẳng, sở chứng diệc đẳng, vô hữu siêu quá chi pháp, dĩ nhất thiết Bồ Tát giai kinh tam a tăng kỳ kiếp cố. Đản tùy chúng sinh thế giới bất đồng, sở kiến sở văn căn dục tính dị, cố thị sở hành diệc hữu sai biệt. 

Hựu thị Bồ Tát phát tâm tướng giả, hữu tam chủng tâm vi tế chi tướng. Vân hà vi tam? 

Nhất giả: Chân tâm, vô phân biệt cố. 
Nhị giả: Phương tiện tâm, tự nhiên biến hành lợi ích chúng sinh cố. 
Tam giả: Nghiệp thức tâm, vi tế khởi diệt cố. 

Hựu thị Bồ Tát công đức thành mãn, ư Sắc cứu cánh xứ thị nhất thiết thế gian tối cao đại thân, vị dĩ nhất niệm tương ưng huệ, vô minh đốn tận, danh Nhất thiết chủng trí, tự nhiên nhi hữu, bất tư nghì nghiệp, năng hiện thập phương lợi ích chúng sinh. 

Vấn viết: Hư không vô biên cố thế giới vô biên, thế giới vô biên cố chúng sinh vô biên, chúng sinh vô biên cố tâm hạnh sai biệt diệc phục vô biên. Như thị cảnh giới bất kha phần tề nan tri nan giải. Nhược vô minh đoạn, vô hữu tâm tưởng, vân hà năng liễu danh Nhất thiết chủng trí? 

Đáp viết: Nhất thiết cảnh giới bản lai nhất tâm, ly ư tưởng niệm. Dĩ chúng sinh vọng kiến cảnh giới cố tâm hữu phần tề, dĩ vọng khởi tưởng niệm bất xứng Pháp tính cố bất năng quyết liễu. Chư Phật Như Lai ly ư kiến tưởng, vô sở bất biến, tâm chân thật cố, tức kiến chư pháp chi tính, tự thể hiển chiếu nhất thiết vọng pháp, hữu đại trí dụng, vô lượng phương tiện, tùy chư chúng sinh sở ứng đắc giải, giai năng khai thị chủng chủng pháp nghĩa, thị cố đắc danh Nhất thiết chủng trí. 

Hựu vấn viết: Nhược chư Phật hữu Tự nhiên nghiệp, năng hiện nhất thiết xứ lợi ích chúng sinh giả, nhất thiết chúng sinh nhược kiến kỳ thân, nhược đổ thần biến, nhược văn kỳ thuyết vô bất đắc lợi, vân hà thế gian đa bất năng kíên? 

Đáp viết: Chư Phật Như Lai pháp thân bình đẳng, biến nhất thiết xứ, vô hữu tác ý cố nhi thuyết tự nhiên, đản y chúng sinh tâm hiện. Chúng sinh tâm giả do như ư cảnh, cảnh nhược hữu cấu sắc tượng bất hiện, như thị chúng sinh tâm nhược hữu cấu, Pháp thân bất hiện cố. 

Dịch nghĩa: Sự phát tâm hướng đến đạo quả Niết bàn như: Chư Phật chứng đắc đạo quả Niết bàn, chư Bồ tát phát tâm tu hành hướng đến đạo quả Niết bàn. Sự phát tâm hướng đến đạo quả Niết bàn này có 3 phương tiện.

A1: TÍN THÀNH TỰU PHÁT TÂM

Tín thành tựu phát tâm là y vào hạng người nào và tu tập hạnh gì để tín tâm thành tựu đủ khả năng phát tâm? Trước nhất y vào những chúng sinh đã được Bất định tụ, có sự huân tập thiện căn, tin có nghiệp quả báo, khởi tâm tu pháp Thập thiện, nhàm chán khổ sinh tử mong cầu Vô thượng bồ đề, muốn được gặp chư Phật thân cận cúng dường và mong tu hành tín tâm tăng trưởng, như thế trải qua 1 vạn kiếp tín tâm của người này sẽ thành tựu. Hoặc được chư Phật chư Bồ tát khuyên bảo phát tâm, hay vì lòng đại bi tự phát tâm. Hoặc thấy phật pháp sắp diệt tự mình phát tâm hộ trì chánh pháp, như vậy cho đến khi tín tâm thành tựu chứng Chánh định tụ không còn thối tâm gọi đó là Trụ chủng tính Như lai chánh nhân tương ưng. Nếu chúng sinh nào thiện căn yếu kém, xưa nay phiền não quá sâu dày, tuy gặp chư Phật và thân cận cúng dường nhưng chỉ phát khởi chủng tử Thiên nhơn, hoặc Nhị thừa, dả như có cầu Đại thừa thì căn tính bất định, khi tiến khi thối, có cúng dường chư Phật nhưng chưa đủ 1 vạn kiếp, gặp duyên lành phát tâm gọi là nhờ thấy Phật tướng tốt mà phát tâm, hoặc do cúng dường chư Tăng mà phát tâm, hoặc Nhị thừa khuyên bảo phát tâm, hoặc thấy người khác phát tâm mình cũng phát tâm, những sự phát tâm bất định như thế nếu gặp phải ác duyên sẽ bị thối tâm, lạc vào Nhị thừa Thanh văn, Duyên giác.

Lại tín thành tựu phát tâm là phát tâm nào? Có 3 tâm:

1: Trực tâm. Thường chánh niệm Chân như.
2: Thâm tâm. Chuyên tâm tích tập tất cả hạnh lành.
3: Đại bi tâm. Muốn cứu thoát khổ đau cho tất cả chúng sinh.

Hỏi: Như trên đã trình bày tướng Nhất của pháp giới cùng với Bản thể Phật không hai không khác, Thế thì chỉ cần chánh niệm Chân như là đủ cần gì phải học các thiện hạnh?

Đáp: Điều này giống như bảo châu na ni, thể tính của nó thường trong sáng thanh tịnh nhưng khi còn ở trong quặng, nếu ai muốn có bảo châu mà không dùng phương tiện sàng lọc mài giũa không bao giờ có bảo châu, thể tính Chân như trong mỗi chúng sinh nguyên là Chân không tuyệt đối thanh tịnh nhưng có vô lượng phiền não cấu nhiễm bám vào, do đó nếu chỉ niệm Chân như mà không dùng những phương tiện huân tập khác, không thể thành thanh tịnh, vì có vô lượng phiền não cấu trược hiện hữu trong tất cả pháp nên phải tu tất cả hạnh lảnh để đối trị. Người nào phát tâm tu tập tất cả thiện pháp tự nhiên sẽ được quy về Chân như. Có 4 phương tiện nhu sau:

1: Hành căn bản. Quán Tự tính nhất thiết pháp là Vô sinh, viễn ly vọng kiến, không trụ sinh tử. Quán tất cả pháp do nhân duyên hòa hiệp, nghiệp quả không mất, khởi tâm từ bi tu tập phước đức nhằm nhiếp hóa chúng sinh, tùy thuận pháp tính Vô trụ, nên không an trụ Niết bàn.

2: Năng Chỉ. Luôn tàm quý sám hối, chấm dứt tất cả ác pháp không cho tăng trưởng, đó là tùy thuận Pháp tính xa rời các sai lầm.

3: Phát khởi thiện căn tăng trưởng. Nghĩa là siêng năng cúng dường lễ bái Tam bảo, tán thán công đức chư Phật, tùy hỷ với tất cả chúng sinh, khuyến thỉnh chư Phật ở lâu trong đời, thường khởi tâm thuần hậu kính ái Tam bảo nên tín tâm ngày càng tăng trưởng, thậm chí có thể cầu đạo Vô thượng. Lại nhờ năng lực gia hộ của Tam bảo, tiêu trừ nghiệp chướng thiện căn không thối thất, có thể tùy thuận Pháp tính xa rời Si chướng.

4: Đại nguyện bình đẳng. Nghĩa là phát nguyện hóa độ tất cả chúng sinh trong vị lai không sót một ai, khiến họ đều chứng cứu cánh Vô dư Niết bàn, đây gọi là tùy thuận Pháp tính không đoạn mất. Pháp tính vô cùng rộng lớn hiện diện khắp trong tâm chúng sinh bình đẳng không hai không khác, không còn bỉ thử đại tiểu, đây là cảnh giới cứu cánh Tịch diệt.

A2: GIẢI HẠNH PHÁT TÂM

Đây là giải thích sự tu tập ngày càng thù thắng, vì Bồ tát tu tập từ Sơ chánh tín trở lại, a tăng kỳ thứ nhất sắp hết, am hiểu sâu sắc Chân như luôn hiện tiền tu tập pháp Ly tướng, vì đã biết Pháp tính tự thể không xan tham, nên tùy thuận tu hành Bố thí ba la mật. Vì đã biết Pháp tính vô nhiễm trước, viễn ly ngũ dục nên tùy thuận tu hành Trì giới ba la mật. Vì đã biết Pháp tính là không khổ, xa rời sân não nên tùy thuận tu hành Nhẫn nhục ba la mật. Vì đã biết Pháp tính không tướng chấp thủ thân và tâm, xa rời sự giải đãi, tùy thuận tu hành Tinh tấn ba la mật. Vì đã biết Pháp tính thường an trú chánh định, tự thể không tán loạn nên tùy thuận tu hành Thiền định ba la mật. Vì đã biết tự thể của Pháp tính sáng suốt xa rời vô minh nên tùy thuận tu hành Trí tuệ ba la mật.

A3: CHỨNG PHÁT TÂM

Bồ tát phát tâm bắt đầu từ Tịnh tâm địa cho đến Cứu cánh địa sẽ chứng đắc cảnh giới gì? Chứng chân như, vì y chuyển thức nên gọi là cảnh giới, nhưng người chứng đắc không có cảnh giới, chỉ có Chân như trí, đó là Pháp thân, Bồ tát này trong thời gian nhất niệm đi khắp mười phương không bỏ sót một thế giới nào nhằm cúng dường chư Phật và thỉnh các ngài chuyển pháp luân với một mục đích khai đạo bồ đề làm lợi ích cho chúng sinh mà không y vào văn tự, có khi các ngài vì chúng sinh tâm khiếp nhược thị hiện siêu các địa vị tốc thành Chánh giác, hay nói chính ta cũng đã trải qua vô lượng a tăng kỳ kiếp mới thành Phật đạo, có khi các ngài vì những chúng sinh có tâm giải đãi, thị hiện vô số phương tiện bất khả tư nghì, thật sự chủng tính tất cả chúng sinh đều bình đẳng, phát tâm bình đẳng, chứng đắc cũng bình đẳng, đều tương đương nhau không vượt quá khả năng, bởi vì tất cả Bồ tát đều phải trải qua 3 a tăng kỳ kiếp, chỉ vì tùy sự thấy nghe, căn cơ, tính tình của chúng sinh và thế giới bất đồng, vì thế nên các ngài thị hiện các hạnh tu đương nhiên cũng phải bất nhất.

Hơn nữa, Bồ tát phát tâm có 3 tâm rất vi tế. 1: Trực tâm. Tâm Vô phân biệt. 2: Phương tiện tâm. Tâm tự nhiên thị hiện làm lợi ích tất cả chúng sinh. 3: Nghiệp thức tâm. Tâm khởi và diệt của Nghiệp thức này rất vi tế. Khi bồ tát thành tựu công đức viên mãn tại Sắc cứu cánh thiên, thị hiện Đại thân cao lớn, được như vậy là do trí tuệ nhất niệm tương ưng, vô minh tận tiêu trừ gọi là Nhất thiết chủng trí, tự nhiên sẵn có Bất tư nghì nghiệp, có thể thị hiện mười phương đem lại lợi ích cho chúng sinh.

Hỏi: Vì hư không vô biên nên thế giới cũng vô biên, vì thế giới vô biên nên chúng sinh cũng vô biên, vì chúng sinh vô biên nên tâm hạnh sai biệt cũng vô biên, những cảnh giới cũng vô lượng không hạn cuộc, khó biết khó hiểu như thế. Nếu khi đã đoạn sạch vô minh bấy giờ không còn khởi tâm, làm sao biết đó là Nhất thiết trí?

Đáp: Phải biết tất cả những cảnh giới xưa nay không rời thể Nhất tâm, đã hoàn toàn viễn ly niệm tưởng, bởi vì do cảnh giới Vọng kiến của chúng sinh nên tâm tính mới bị hạn cuộc, vì có sinh khởi niệm tưởng nên không thể tương xứng với Pháp tính, cho nên không có khả năng quyết liểu nhận biết chính xác các cảnh giới, duy chư Phật đã viễn ly vọng kiến niệm tưởng nên không việc gì không quyết liểu nhận biết chính xác, do tâm đã hoàn toàn chân thật liền thấy tự tính của các pháp, ngay tại thể tính hiển hiện tất cả vọng pháp, thể tính cũng có đầy đủ đại trí dụng vô lượng phương tiện, tùy chúng sinh ứng hiện khiến họ được liểu giải, cũng tại tự tính này có thể khai thị rất nhiều pháp nghĩa, vì thế nên gọi là Nhất thiết chủng trí.

Hỏi: Chư phật có Tự nhiên nghiệp, thường ứng hiện tất cả mọi nơi làm lợi ích tất cả chúng sinh, người nào trông thấy thân tướng các Ngài hoặc thấy thần biến, nghe thuyết pháp… không ai không được lợi ích lớn. Thế thì tại sao hầu hết những người thế gian đều không trông thấy?

Đáp: Pháp thân chư Phật bình đẳng biến khắp mọi nơi, không cần tác ý nên nó tự nhiên gọi là Tự nhiên nghiệp, chỉ y tâm chúng sinh hiển hiện, tâm chúng sinh như đài gương, nếu đài gương bụi bám thì sắc thân Phật không sao ảnh hiện, cũng vậy tâm chúng sinh nhiều cấu nhiễm Pháp thân phật không hiển hiện.

Cương yếu: Đây là giải thích quá trình Bồ tát phát bồ đề tâm kiên định ý chí thẳng tiến đạo quả Vô thượng bồ đề. Phát nguyện tuy nhiều nhưng không ngoài 3 sự phát tâm sau đây:

A1: TÍN THÀNH TỰU PHÁT TÂM

Trước tiên do Tín tâm đã thành tựu, nhàm chán khổ sinh tử mong cầu Vô thượng bồ đề, gặp chư Phật thân cận cúng dường và tín tâm tăng trưởng chứng Chánh định tụ không còn thối tâm gọi là Trụ chủng tính Như lai. Thường xuyên phát 1: Trực tâm: Chánh niệm Chân như. 2: Thâm tâm. Thường tích tập tất cả hạnh lành. 3: Đại bi tâm. muốn cứu thoát khổ đau cho tất cả chúng sinh. Quán Tự tính là Vô sinh, không trụ sinh tử. Quán nhân duyên hòa hiệp, tùy thuận pháp tính Vô trụ nên không an trụ Niết bàn. Tiếp đến, siêng tu Chỉ môn tàm quý sám hối, chấm dứt tất cả ác pháp không cho tăng trưởng. Thứ đến, phát khởi thiện căn tăng trưởng. Cuối cùng, đại nguyện bình đẳng phát nguyện hóa độ hết tất cả chúng sinh trong đời vị lai khiến họ đều chứng cứu cánh Vô dư Niết bàn.

A2: GIẢI HẠNH PHÁT TÂM

Bồ tát tu tập từ Sơ chánh tín trở đi, thường tu tập pháp Ly tướng Chân như và hành Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định và Trí tuệ ba la mật.

A3: CHỨNG PHÁT TÂM.

Từ Tịnh tâm địa đến Cứu cánh địa chứng đắc Chân như, Pháp thân. Ngoài ra Bồ tát phát Trực tâm. Phương tiện tâm và Nghiệp thức tâm. Khi bồ tát thành tựu công đức viên mãn tại Sắc cứu cánh thiên thị hiện Đại thân cao lớn có thể thị hiện mười phương thế giới làm lợi ích cho chúng sinh.

CHƯƠNG IV: TU HÀNH TÍN TÂM

A1: TU TẬP BỐN TÍN TÂM

Luận văn:
Dĩ thuyết Giải thích phần, thứ thuyết Tu hành tín tâm phần. Thị trung y vị nhập chính định chúng sinh, cố thuyết Tu hành tín tâm. Hà đẳng tín tâm? Vân hà tu hành? Lược thuyết tín tâm hữu tứ chủng, vân hà vi tứ? 

Nhất giả: Tín căn bản. Sở vị lạc niệm Chân như pháp cố. 

Nhị giả: Tín Phật hữu vô lượng công đức. Thường niệm, thân cận cúng dường cung kính, phát khởi thiện căn, nguyện cầu Nhất thiết trí cố. 

Tam giả: Tín pháp hữu đại lợi ích. Thường niệm tu hành chư ba la mật cố. 

Tứ giả: Tín Tăng năng chính tu hành tự lợi lợi tha cố. Thường lạc thân cận chư Bồ Tát chúng cầu học như thật hành cố. 

A2: TU TẬP NĂM HẠNH

Luận văn: Tu hành hữu ngũ môn, năng thành thử tín. Vân hà vi ngũ? Nhất giả: Thí môn. Nhị giả: Giới môn. Tam giả: Nhẫn môn. Tứ giả: Tấn môn. Ngũ giả: Chỉ quán môn. 

1: Vân hà hành Thí môn? Nhược kiến nhất thiết lai cầu tố giả, sở hữu tài vật tùy lục thí dự, dĩ tự xả lẫn tham linh bỉ hoan hỷ. Nhược kiến ách nạn, khủng bố, nguy bức, tùy kỷ kham nhậm, thí nhận vô uý. Nhược hữu chúng sinh lai cầu pháp giả, tùy kỹ năng giải, phương tiện vị thuyết bất ưng thản cầu danh lợi cung kính duy niệm tự lợi lợi tha hồi hướng bồ đế cố. 

2: Vân hà hành Giới môn? Sở vị bất sát, bất đạo, bất dâm, bất lưỡng thiệt, bất ác khẩu, bất vọng ngữ, bất ỷ ngữ, viễn ly tham tật, khi trá diễm khúc, sân nhuế, tà kiến. Nhược xuất gia giả, vi chiết phục phiền não diệc ưng viễn ly hội náo, thường xử tịch tĩnh, tu tập thiểu dục tri túc, đầu đà đẳng hạnh, nãi chí tiểu tội tâm sinh bố uý, tàm quý cải hối, bất đắc khinh ư Như lai sở chế cấm giới, đương hộ cơ hiềm, bất linh chúng sinh vọng khởi quá tội cố. 

3: Vân hà hành Nhẫn môn? Sở vị ưng nhẫn tha nhân chi não, tâm bất hoài báo, diệc đương nhẫn ư lợi, suy, hủy, dự, xứng, cơ, khổ, lạc đẳng pháp cố. 

4: Vân hà hành Tấn môn? Sở vị ư thiện sự tâm bất giải thối, lập chí kiên cường, viễn ly khiếp nhược, đường niệm quá khứ cửu viễn dĩ lai, hư thọ nhất thiết thân tâm đại khổ, vô hữu lợi ích, thị cố ưng cần tu chư công đức, tự lợi lợi tha tốc ly chúng khổ. Phục thứ, nhược nhơn tuy tu hành tín tâm, dĩ tùng tiên thế lai đa hữu trọng tội ác nghiệp chướng cố, vi tà ma chư quỷ chi sở não loạn, hoặc vi thế gian sự vụ chủng chủng khiên triền, hoặc vi bệnh khổ sở não, hữu như thị đẳng chúng đa chướng ngại. Thị cố ưng đương dõng mãnh tinh cần, trú dạ lục thời, lễ bái chư Phật, thành tâm sám hối, khuyến thỉnh, tùy hy, hồi hướng Bồ đề, thường bất hưu phế, đắc miễn chư chướng, thiện căn tăng trưởng cố. 

5: Vân hà hành Chỉ Quán môn? Sở ngôn Chỉ giả: Vị chỉ nhất thiết cảnh giới tướng, tùy thuận Xa ma tha quán nghi cố. Sở ngôn Quán giả: Vị phân biệt nhân duyên sinh diệt tướng, tùy thuận Tỳ bát xa na quán nghĩa cố. Vân hà tùy thuận? Dĩ thử nhị nghĩa tiệm tiệm tu tập, bất tương xả ly, song hiện tiền cố. 

B1: CHUYÊN TU CHỈ

Luận văn: Nhược tu Chỉ giả: Trụ ư tịnh xứ đoan tọa chính ý, bất y khí tức, bất y hình sắc, bất y ư không, bất y địa thủy hỏa phong, nãi chí bất y kiến văn giác tri, nhất thiết chư tưởng tùy niệm giai trừ, diệc khiển trừ tưởng. Dĩ nhất thiết pháp bản lai vô tướng, niệm niệm bất sinh, niệm niệm bất diệt, diệc bất đắc tùy tâm ngoại niệm cảnh giới. Hậu dĩ tâm trừ tâm: Tâm nhược trì tán, tức đương nhiếp lai trụ ư chính niệm. Thị chính niệm giả, đương tri duy tâm vô ngoại cảnh giới, tức phục thử tâm diệc vô tự tướng, niệm niệm bất khả đắc. Nhược tùng tọa khởi, khứ lai tấn chỉ hữu sở thi tác ư nhất thiết thời đương niệm phương tiện tùy thuận quán sát, cửu tập thuần thục, kỳ tâm đắc trụ, dĩ tâm trụ cố, tiệm tiệm mãnh lợi, tùy thuận đắc nhập Chân như tam muội, thâm phục phiền não tín tâm tăng trưởng tốc thành bất thối, duy trừ nghi hoặc, bất tín, hủy bán trọng tội nghiệp chướng, ngã mạn, giải đãi như thị đẳng nhơn sở bất năng nhập. 

Phục thứ, y thị tam muội cố, tắc tri pháp giới Nhất tướng. Vị nhất thiết chư Phật Pháp thân dự chúng sinh thân bình đẳng vô nhị tức danh Nhất hạnh tam muội, đương tri Chân như thị tam muội căn bản, nhược nhơn tu hành, tiệm tiệm năng sinh vô lượng tam muội. 

Hoặc hữu chúng sinh vô thiện căn lực tắc vi chư ma ngoại đạo quỷ thần chi sở hoặc loạn, nhược ư tọa trung hiện hình khủng bố, hoặc hiện đoan chính nam nữ đẳng tướng, đương niệm duy tâm, cảnh giới tắc diệt chung bất vi não, hoặc hiện Thiên tượng, Bồ Tát tượng, diệc tác Như lai tượng tướng hảo cụ túc, hoặc thuyết Đà la ni, hoặc thuyết bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ, hoặc thuyết bình đẳng Không, Vô tướng, Vô nguyện, vô oán, vô thân, vô nhân, vô quả, tất cánh không tịch thị chân Niết bàn, hoặc linh nhơn tri túc mạng quá khứ chi sự, diệc tri vị lai chi sự, đắc tha tâm trí, biện tài vô ngại, năng linh chúng sinh tham trước thế gian danh lợi chi sự, hựu linh sử nhơn sổ sinh, sổ hỷ, tính vô thường chuẩn, hoặc đa từ ái, đa thùy, đa bệnh kỳ tâm giải đãi, hoặc suất khởi tinh tấn, hậu tiện hưu phế, sinh ư bất tín đa nghi đa lự, hoặc xả bổn thắng hạnh, cánh tu tạp nghiệp, nhược trước thế sự chủng chủng khiên triền, diệc năng sử nhơn đắc chư tam muội thiểu phần tương tợ, giai thị ngoại đạo sở đắc, phi chân tam muội, hoặc phục linh nhơn nhược nhất nhật, nhược nhị nhất, nhược tam nhật nãi chí thất nhật trụ ư định trung, đắc tự nhiên hương mỹ ẩm thực, thân tâm thích duyệt, bất cơ bất khát sử nhơn ái trước, hoặc diệc linh nhơn thực vô phần tề, sạ đa sạ thiểu, nhan sắc biến dị, dĩ thị nghĩa cố, hành giả thường ưng trí tuệ quán sát, vật linh thử tâm đọa ư tà vọng, đương cần chính niệm, bất thủ bất trước, tắc năng viễn ly thị chư nghiệp chướng. Ưng tri ngoại đạo sở hữu tam muội giai bất ly kiến ái ngã mạn chi tâm, tham trước thế gian danh lợi cung kính cố. Chân như tam muội giả: Bất trụ kiến tướng, bất trụ đắc tướng, nãi chí xuất định diệc vô giải mạn, sở hữu phiền não tiệm tiệm vi bạt. Nhược chư phàm phu, bất tập thử tam muội pháp đắc nhập Như lai chủng tính, vô hữu thị xứ. Dĩ tu thế gian chư thiền tam muội, đa khởi vị trước, y ư ngã kiến hệ thuộc tam giới, dự ngoại đạo cộng. Nhược ly Thiện tri thức sở hộ, tắc khởi ngoại đạo kiến cố. 

Phục thứ, tinh cần chuyên tâm tu học thử Tam muội giả, hiện thế thường đắc thập chủng lợi ích: Vân hà vi thập? Nhất giả: Thường vi thập phương chư Phật Bồ Tát chi sở hộ niệm. Nhị giả: Bất vi chư ma ác quỷ sở năng khủng bố. Tam giả: Bất vi cửu thập ngũ chủng ngoại đạo quỷ thần chi sở hoặc loạn. Tứ giả: Viễn ly phỉ báng thậm thâm chi pháp, trọng tội nghiệp chướng tiệm tiệm vi bạt. Ngũ giả: Diệt nhất thiết nghi hoặc, chư ác giác quán. Lục giả: Ư Như Lai cảnh giới tín đắc tăng trưởng. Thất giả: Viễn ly ưu hối, ư sinh tử trung dõng mãnh bất khiếp. Bát giả: Kỳ tâm nhu hòa, xả ư kiêu mạn bất vi tha nhơn sở não. Cửu giả: Tuy vị đắc định, ư nhất thiết thời nhất thiết cảnh giới xứ, tắc năng giảm tổn phiền não, bất lạc thế gian. Thập giả: Nhược đắc tam muội, bất vi ngoại duyên nhất thiết âm thanh chi sở kinh động. 

B2: CHUYÊN TU QUÁN

Luận văn: Phục thứ, nhược nhơn duy tu ư Chỉ tất tâm trầm một, hoặc khởi giải đãi bất lạc chúng thiện, viễn ly đại bi, thị cố tu Quán. Tu tập Quán giả đương quán nhất thiết thế gian hữu vi chi pháp vô đắc cửu đình, tu du biến hoại, nhất thiết tâm hành niệm niệm sinh diệt, dĩ thị cố khổ. Ưng quán quá khứ, sở niệm chư pháp, hoảng hốt như mộng. Ưng quán hiện tại sở niệm chư pháp, do như điển quang. Ưng quán vị lai sở niệm chư pháp do như vân hốt nhĩ nhi khởi. Ưng quán thế gian nhất thiết hữu thân, tất giai bất tịnh, chủng chủng uế ô, vô nhất khả lạc. Như thị đương niệm: Nhất thiết chúng sinh tùng vô thỉ thế lai, giai nhân vô minh sở huân tập cố, linh tâm sinh diệt, dĩ thọ nhất thiết thân tâm đại khổ, hiện tại tức hữu vô lượng bức bách, vị lai sở khổ diệc vô phần tề, nan xả nan ly nhi bất giác tri. Chúng sinh như thị thậm vi khả mẫn!

Tác thử tư duy, tức ưng dõng mãnh lập đại thệ nguyện, nguyện linh ngã tâm ly phân biệt cố, biến ư thập phương tu hành nhất thiết chư thiện công đức, tận kỳ vị lai, dĩ vô lượng phương tiện cứu bạt nhất thiết khổ não chúng sinh, linh đắc Niết bàn Đệ nhất nghĩa lạc. Dĩ khởi như thị nguyện cố, ư nhất thiết thời, nhất thiết xứ sở hữu chúng thiện, tùy kỷ kham năng bất xả tu học tâm vô giải đãi. Duy trừ tọa thời, chuyên niệm ư Chỉ, nhược dư nhất thiết, tất đương quán sát ưng tác bất ưng tác. 

B3: CHỈ VÀ QUÁN SONG TU

Luận văn: Nhược hành, nhược trụ, nhược ngọa, nhược khởi giai ưng Chỉ Quán câu hành. Sở vị tuy niệm chư pháp tự tính bất sinh, nhi phục tức niệm nhân duyên hòa hợp thiện ác chi nghiệp, khổ lạc đẳng báo bất thất bất hoại, tuy niệm nhân duyên thiện ác nghiệp báo, nhi diệc tức niệm tính bất khả đắc. Nhược tu Chỉ giả đối trị phàm phu trụ trước thế gian, năng xả Nhị thừa khiếp nhược chi kiến, nhược tu Quán giả đối trị Nhị thừa bất khơi đại bi hiệp liệt tâm quá, viễn ly phàm phu bất tu thiện căn. Dĩ thị nghĩa cố, thị Chỉ Quán nhị môm cộng tương trợ thành, bất tương xả ly. Nhược Chỉ Quán bất cụ, tắc vô năng nhập Bồ đề chi đạo. 

Dịch nghĩa: Đã trình bày Phần giải thích xong, thứ đến thuyết minh Tu hành tín tâm. Trong phần này y vào những chúng sinh chưa chứng nhập Chánh định. Thế nào là tín tâm? Tại sao tu hành? Lược thuyết có 4 nghĩa.

1: Tín căn bản? Nghĩa là người thường xuyên suy tư về pháp Chân như.

2: Tin tưởng chư Phật đầy đủ vô lượng công đức, thường nhớ nghĩ các ngài, muốn thân cận cúng dường cung kính phát khởi thiện căn, nguyện cầu được Nhất thiết trí như các ngài.

3: Tin pháp Đại thừa có lợi ích lớn. Thường nhớ nghĩ tu hành các Ba la mật.

4: Tin chư Tăng là những người chân chính tu hánh tự lợi lợi tha. Thường mong muốn thân cận chư Bồ tát cầu học hỏi đúng như thật tu hành.

Có 5 môn có thể thành tựu Tín tâm: Thí. Giới. Nhẫn. Tấn. Chỉ quán.

1: Thế nào là Bố thí? Nếu thấy chúng sinh đến cầu nghe pháp, trước tiên nếu có tài vật tùy khả năng ban bố cho họ để tự mình trừ bỏ xan tham, đồng thời khiến người kia sinh tâm hoan hỷ, nếu thấy người bị nạn tai ách, khủng bố, nguy bức tùy khả năng đảm đương và ban bố vô úy. Nếu có người đến cầu pháp, tùy khả năng hiểu biết của mình phương tiện vì họ giải thích không nên tham cầu danh lợi cung kính, chỉ vì lợi tha hồi hướng đạo bồ đề.

2: Thế nào là Trì giới? Không sát sinh, không trộm cướp, không dâm dục, không lưỡng thiệt, không ác khẩu, không vọng ngôn, không ỷ ngữ xa rời tật đố, khi dối, dua nịnh, sân giận và tà kiến. Nếu là người xuất gia vì chế phục phiền não cũng phải xa lánh những nơi náo loạn, thường an trú nơi vắng lặng tu tập hạnh thiểu dục tri túc, thực hành hạnh đầu đà, cho đến dù tội nhẹ tâm cũng sinh lo sợ, xấu hổ sám hối sửa đổi, không được xem thường những cấm giới Như lai chế định, phải giữ gìn chớ để người đời dèm pha, không để chúng sinh vọng khởi tội lỗi.

3: Thế nào là nhẫn nhục? Nghĩa là nên nhẫn nại sự phiền não từ người khác, trong lòng không ôm hận chờ dịp báo thù, thường nhẫn nại những việc như lợi dưỡng, hủy báng, ca ngợi hay khổ vui.

4: Thế nào là Tinh tấn? Những điều thiện, tâm không lười bỏ, lập chí kiên cường, tâm không khiếp nhược, thường suy nghĩ từ quá khứ đến nay hư vọng thọ lãnh những nỗi khổ về thân và tâm không lợi ích gì, vì thế bây giờ phải nỗ lực tu tập các công đức, lợi mình lợi người để sớm xa rời đau khổ. Hơn nữa, tuy có tu tập tín tâm nhưng từ nhiều đời trước đến nay đã tạo quá nhiều ác nghiệp, thường bị tà ma quỷ quái não loạn, hoặc bị những công việc thế gian lôi kéo, hoặc bị bịnh khổ nói chung tất cả những chướng ngại, vì thế đời này phải tinh cần dỏng mãnh, ngày đêm sáu thời lễ bái chư Phật, thành tâm sám hối, chuyên cần khải thỉnh chư Phật và tùy hỷ các pháp lành hồi hướng đạo Bồ đề, không nên bỏ phế, mà có thể miễn trừ các chướng ngại, làm cho căn lành ngày được tăng trưởng.

5: Thế nào là Chỉ Quán? Tu Chỉ nhằm chận đứng những cảnh giới vọng niệm, tùy thuận Xa ma tha. Tu Quán nghĩa là quán sát phân biệt những nhân duyên vọng nhiễm sinh diệt tùy thuận tu tập Tỳ bát xá na. Tùy thuận thế nào? Chỉ Quán lần lượt tu tập. Chỉ và Quán luôn thưởng trực không thể tách rời.

B1: CHUYÊN TU CHỈ

Nếu người chuyên tu Chỉ nên ở nơi vắng vẻ, thân ngồi ngay thẳng, tâm ý chánh niệm, không tu pháp sổ tức, không y hình sắc, không y Không tâm, không y đất nước lửa gió cho đến không y kiến văn giác tri, tất cả ý tưởng tùy niệm phải dứt trừ, đồng thời ý tưởng này cũng phải chấm dứt, vì tất cả các pháp xưa nay là Vô tưởng, niệm niệm không sinh không diệt, không được hướng ngoại vọng niệm cảnh giới sau đó lấy chánh tâm trừ tà tâm, nếu tâm còn vọng khởi tán loạn cần phải nhiếp phục đưa vào chánh niệm. Chánh niệm nghĩa là tất cả đều Duy tâm, ngoài tâm không có cảnh giới tức tâm không có tự tướng, niệm niệm bất khả đắc. Nếu ngồi đứng đi hay dừng, nói chung tất cả công việc trong mọi thời gian xem đó là phương tiện, tùy thuận quán sát lâu ngày sẽ thuần thục tâm được an trụ, do tâm đã an trụ ngày càng lớn mạnh nên có thể tùy thuận chứng nhập Chân như tam muội. Đoạn sạch phiền não tín tâm tăng trưởng sớm thành tựu tâm Bất thối, ngoại trừ nghi hay không tin, hủy báng Tam bảo, nghiệp chướng do phạm trọng tội, hoặc ngã mạn, lười biếng, những người như thế sẽ không thể tùy thuận chứng nhập Chân như tam muội.

Lại như người nào chuyên tâm tu học Tam muội hiện đời sẽ được 10 điều lợi ích. 1: Thường được chư Phật chư Bồ tát luôn hộ trì. 2: Không bị ma quỷ khủng bố. 3: Không bị 95 ngoại đạo tà giáo và các quỷ thần làm rối loạn tâm trí. 4: Không bao giờ hủy báng chánh pháp thậm thâm vi diệu Đại thừa và các trọng tội nghiệp chướng mau tiêu trừ. 5: Diệt trừ những sự nghi hoặc nhầm lẫn và những giác quán bất thiện. 6: Đối với cảnh giới chư Phật Tín tâm luôn tăng trưởng. 7: Không có tâm hối hận ngay trong sinh tử vẫn thường dỏng mãnh tu tập. 8: Tâm hồn luôn nhẹ nhàng thoải mái, xả bỏ kiêu mạn nên chẳng bị mọi người gây phiền não. 9: Tuy chưa được Chánh định nhưng trong tất cả thời tất cả mọi tình huống đều có khả năng làm cho phiền não bị tổn giảm và không ưa thích việc thế gian. 10: Khi đã phần nào chứng đắc Tam muội, tất cả những âm thanh ngoại duyên không thể làm tâm kinh động.

B2: CHUYÊN TU QUÁN

Nếu người nào chuyên tu Chỉ tâm thường bị hôn trầm, có khi sinh giải đãi, không ưa thích điều thiện, xa lánh lòng đại bi thì nên tu Quán tức Tỳ bát xá na, quán sát tát cả các pháp hữu vi trong thế gian, liên tục quán sát không dừng nghỉ một thời gian ngắn những việc đã nêu trên liền biến mất, do tất cả tâm hành luôn sinh diệt qua từng niệm, vì thế nên phải khổ. Quán sát những ý niệm của quá khứ thoáng trông như mộng. Hãy quán sát những ý niệm trong hiện tại giống như điển quang. Hãy quán sát những ý niệm các pháp vị lai, giống như mây mù bỗng nhiên sinh khởi. Hãy quán sát tất cả thân tướng trong thế gian đều là bất tịnh quá nhiều ô uế không có việc gì đáng vui. Thường niệm nghĩ tất cả chúng sinh từ vô thỉ đến nay đều do Vô minh huân tập khiến tâm trở nên có sinh có diệt, vì thế thân tâm phải chịu bao nhiêu khổ đau, hiện đời vô lượng bức bách, đời sau chịu khổ không có hạn lượng, rất khó xả ly mà không hề hay biết, chúng sinh là như thế, ôi thật đáng thương! Khi đã suy nghĩ được như vậy hãy nên dỏng mãnh lập đại thệ nguyện, nguyện tâm mình đoạn tuyệt bao nhiêu phân biệt, phát tâm tu hành tất cả thiện pháp công đức cho đến đời sau dùng vô lượng phương tiện cứu bạt mọi khổ não cho chúng sinh, khiến mọi người đều chứng đắc Đệ nhất an lạc đại Niết bàn.

Lập đại thệ nguyên trong tất cả thời gian không gian bất cứ việc lành nào, tùy khả năng thực hiện không bỏ phế, không lười biếng, trừ khi ngồi tâm chuyên niệm nhớ Chỉ môn, ngoài ra đều luôn quán sát những việc nên làm và những việc tuyệt đối không nên làm.

B3: CHỈ VÀ QUÁN BÌNH ĐẲNG SONG TU

Khi đi đứng nằm ngồi đều nên Chỉ và Quán song tu, gọi là tuy niệm các pháp Tự tính không sinh nhưng theo nhân duyên hòa hợp thì nghiệp thiện ác, quả báo khổ vui không bao giờ hoại mất, tuy niệm vế nghiệp báo nhân duyên thiện ác cũng tức là niệm nghĩ về Tự tính các pháp là Bất khả đắc. Người chuyên tu Chỉ nhằm đối trị phàm phu trụ trước thế gian, đồng thời cũng có thể xả bỏ kiến chấp tâm khiếp nhược của Nhị thừa Thanh văn, Duyên giác. Người chuyên tu Quán nhằm đối trị Nhị thừa tâm quá hạn chế không phát tâm đại bi cứu độ chúng sinh, thường xa lánh phàm phu không tu các thiện căn, vì có những việc như thế nên Chỉ và Quán bình đẳng song tu tương trợ lẫn nhau không nên tu tập riêng rẽ. Nếu thật sự Chỉ và Quán không cùng một lúc tu tập thì khó có thể chứng nhập đạo quả Bồ đề.

Cương yếu: Luận khởi tín gồm 5 chương, chương 2 Lập nghĩa tức lược nói về ý nghĩa Đại thừa. Chương 3 giải thích chi tiết pháp Đại thừa. Hiện tại chương 4 thuyết minh Tu hành tín tâm. Tất cả không ngoài mục đích hướng dẫn mọi người hiểu biết một cách chính xác Pháp Đại thừa, nên chương này trình bày sự phát khởi tín tâm tu tập theo pháp Đại thừa và cũng vì thế nên luận này được gọi là Đại thừa khởi tín.

Trước nhất phải hiểu Tín căn bản là gì? Tin tưởng tuyệt đối pháp Chân như, vì đây là Bản thể của tất cả chúng sinh xưa nay thường hằng bất biến, bất sinh bất diệt. Tin chư Phật đầy đủ vô lượng công đức. Tin pháp Đại thừa có lợi ích lớn, thường tu hành các Ba la mật. Tin Thánh hiền Tăng là những người chân chính như thật tu hành và nhất là trực tiếp tu hành: Thí. Giới. Nhẫn. Tấn. Chỉ quán. Đặc biệt chuyên tu Chỉ môn hiện đời sẽ được 10 điều lợi ích.

Nếu chuyên tu Chỉ môn (thiền định) tâm thường bị hôn trầm, có khi sinh giải đãi, không thích điều thiện, nên tu Quán môn (Trí tuệ) quán sát các pháp hữu vi đều không thật có, vô thường, khổ đau, tất cả tâm hành sinh diệt qua từng niệm, đều là bất tịnh, chúng sinh từ vô thỉ đến nay đều do Vô minh huân tập khiến tâm tính trở thành sinh diệt, khi đã suy nghĩ như vậy dỏng mãnh lập đại thệ nguyện, dùng vô lượng phương tiện cứu bạt mọi khổ não cho chúng sinh, khiến mọi người đều chứng đắc đệ nhất an lạc đại Niết bàn. Chuyên tu Chỉ nhằm đối trị phàm phu trụ trước thế gian, đồng thời cũng có thể xả bỏ tâm khiếp nhược của Nhị thừa Thanh văn, Duyên giác. Chuyên tu Quán nằm đối trị Nhị thừa vì tâm quá hạn chế không phát tâm đại bi cứu độ chúng sinh, cho nên Chỉ và Quán bình đẳng song tu tương trợ lẫn nhau không nên tu tập riêng rẽ. Nếu thật sự Chỉ và Quán không cùng một lúc tu tập khó có thể chứng nhập đạo quả Bồ đề.

Tóm lại, Bồ tát phát tâm tu pháp Đại thừa tức tu tập Lục độ vạn hạnh cho dù lợi căn lợi trí, tuy lý có thể đốn ngộ nhưng sự phải thực hành mới hoàn thành sự nghiệp quán tam giới huyễn mộng trở về Bổn giác chân tâm. Muốn đạt được điều này phải trải qua thời gian 3 A tăng kỳ kiếp. Nói cách khác thành tựu đạo quả Vô thượng bồ đề do tu tập Lục độ vạn hạnh sẽ được vô số lợi ích nhưng không ngoài 10 lợi ích như trên, Trong đó chỉ có duy nhất 1 lợi ích căn bản, đó là Hành giả đắc Chân tam muội vượt thoát khổ đau tam giới luân hồi sinh tử đích thật cứu cánh an lạc!

A3: TU TẬP TỊNH ĐỘ MÔN

Luận văn: Phục thứ, chúng sinh sơ học thị pháp, dục cầu chính tín, kỳ tâm khiếp nhược, dĩ trụ ư thử Ta Bà thế giới, tự uý bất năng thường trị chư Phật thân thừa cúng dường, cù vị tín tâm nan khả thành tựu, ý dục thối giả. Đương tri Như lai hữu thắng phương tiện nhiếp hộ tín tâm. Vị dĩ chuyên ý niệm Phật nhân duyên, tùy nguyện đắc sinh tha phương Phật độ, thường kiến ư Phật, vĩnh ly ác đạo. Như Tu đa la thuyết: Nhược nhơn chuyên niệm Tây phương Cực Lạc thế giới A Di Đà Phật, sở tu thiện căn hồi hướng nguyện cầu sinh bỉ thế giới, tức đắc vãng sinh, thường kiến Phật cố chung vô hữu thối. Nhược quán bỉ Phật Chân như Pháp thân, thường cần tu tập, tất cánh vãng sinh trụ Chính định cố. 

Dịch nghĩa: Chúng sinh hàng Sơ học Đại thừa, trước tiên phải khẳng định Chánh tín và chế phục tâm lo sợ vì ở trong thế giới ta bà tự lo sợ mình không có khả năng gặp được chư Phật trực tiếp cúng dường, lo sợ tín tâm khó có thể thành tựu, ý muốn thối tâm. Nên biết chư Phật có rất nhiều phương tiện hộ trì Tín tâm cho tất cả chúng sinh vĩnh viễn xa rời ác đạo. Như 3 kinh Tịnh độ đều nói: Người nào chuyên niệm Phật A Di Đà ở tây phương cực lạc thế giới và thường tu những thiện căn hồi hướng nguyện sau khi lâm chung đúng như tâm nguyện liền được sinh về thế giới cực lạc, luôn luôn thấy Phật nên cuối cùng không bị thối tâm. Nếu người nào chuyên tâm quán sát Chân như Pháp thân của chư Phật tức Tự tính Phật tinh tiến tu tập quyết định sẽ an trụ Chánh định gọi đó là vãng sinh.

Cương yếu: Luận chủ triển khai pháp môn Tịnh độ làm phương tiện thù thắng dễ tu dể chứng đối với những chúng sinh đời mạt pháp từ Thập tín trở về trước chưa trụ địa vị Bất thối, Ta bà hầu hết những nhân duyên, nhân duyên nào cũng có thể làm thối thất Bồ đề tâm, do đó nương vào phương tiện thù thắng bằng cách Ý quán tướng hảo và công đức của Phật A Di Đà, miệng niệm danh hiệu Phật cầu sinh về thế giới cực lạc thanh tịnh, trong đó tây phương cực lạc của Phật A Di Đà là điều kiện đơn giản nhất, dễ dàng và tiện lợi nhất nhưng thành tựu tín tâm cao nhất, không bị đọa lạc tam đồ, thường thân cận Phật và Thánh chúng, các Ngài thường an ủi sách tấn khuyến tu tất cả công đức vì thế sẽ không bị thối chuyển, tâm luôn an trú Chánh định, đây là thắng duyên trong tất cả mọi thắng duyên, Tịnh độ tam kinh đều nói: Nhược nhơn chuyên niệm tây phương cực lạc thế giới A Di Đà Phật, sở tu thiện căn hồi hướng nguyện cầu sinh ư bỉ A Di Đà Phật quốc tức đắc vãng sinh. Đường tắc trong các con đường tắc, vì thế nên khuyến khích mọi người phát tâm niệm Phật A Di Đà cầu sinh tịnh độ. Nếu so sánh: Nhất tâm, nhị môn, tam đại, tứ tín, ngũ hạnh của luận Khởi tín tương đương với Tán thiện và Định thiện của Thập lục Quán kinh. Cho thấy pháp môn niệm phật như Luận chủ trình bày rất thích hợp với những chúng sinh đời mạt pháp.

CHƯƠNG V: KHUYẾN TU LỢI ÍCH VÀ LƯU THÔNG

Luận văn: Dĩ thuyết Tu hành tín tâm phần. Thứ thuyết Khuyến tu lợi ích phần. Như thị Ma ha diễn chư Phật bí tạng ngã dĩ tổng thuyết. Nhược hữu chúng sinh dục ư Như lai thậm thâm cảnh giới đắc sinh chính tín, viễn ly phỉ báng nhập Đại thừa đạo, đương trì thử luận tư lương tu tập, cứu cánh đắc chí Vô thượng chi đạo. 

Nhược nhơn văn thị pháp dĩ, bất sinh khiếp nhược, đương tri thử nhơn định thiệu Phật chủng, tất vi chư Phật chi sở thọ ký. Giả sử hữu nhơn năng hóa tam thiên đại thiên thế giới mãn trung chúng sinh linh hành Thập thiện, bất như hữu nhơn ư nhất thực khoảnh, chính tư thử pháp, quá tiền công đức bất khả ví dụ. Phục thứ, nhược nhơn thọ trì thử luận quán sát tu hành, nhược nhất nhật nhất dạ sở hữu công đức vô lượng vô biên bất khả đắc thuyết. Dã linh thập phương nhất thiết chư Phật, các ư vô lượng vô biên A tăng kỳ kiếp thán kỳ công đức diệc bất năng tận. Hà dĩ cố? Vị Pháp tính công đức vô hữu tận cố, thử nhơn công đức diệc phục như thị vô hữu biên tế. 

Kỳ hữu chúng sinh ư thử luận trung hủy báng bất tín sở hoạch tội báo kinh vô lượng kiếp thọ đại khổ não. Thị cố chúng sinh đản ưng ngưỡng tín bất ưng phỉ báng, dĩ thâm tự hại, diệc hại tha nhân đoạn tuyệt nhất thiết Tam bảo chi chủng. Dĩ nhất thiết Như Lai giai y thử pháp đắc Niết bàn cố, nhất thiết Bồ Tát nhân chi tu hành đắc nhập Phật trí cố. 

Đương tri quá khứ Bồ tát dĩ y thử pháp đắc thành tịnh tín. Hiện tại bồ tát kim ư thử pháp đắc thành tịnh tín. Vị lai Bồ Tát đương y thử pháp đắc thành tịnh tín. Thị cố chúng sinh ưng cần tu học! 

VIÊN MÃN HỒI HƯỚNG

Chư Phật thậm thâm quảng đại nghĩa
Ngã dĩ tùy thuận tổng trì thuyết
Hồi thử công đức như Pháp tính
Phổ lợi nhất thiết chúng sinh giới


Dịch nghĩa: Đã trình bày phần Tu hành tín tâm xong, sau đây sẽ trình bày về việc khuyến khích mọi người nên phát tâm tu hành để được lợi ích.

Như vậy Đại thừa là Tạng bí mật của chư Phật, tôi đã giải thích một cách tổng quát như trên, nếu chúng sinh nào muốn thâm nhập cảnh giới sâu xa của Như lai được sinh Chánh tín, trước tiên trừ bỏ những hủy báng chánh pháp bước thẳng vào đạo Đại thừa, nên thọ trì luận này, sau đó suy nghĩ kỹ lưỡng phát tâm tu hành, cuối cùng có thể chứng đắc đạo quả Vô thượng Bồ đề. Nếu người nào sau khi đã nghe pháp Đại thừa này, tâm không sinh khiếp sợ, nên biết người này có khả năng truyền thừa dòng giống chư Phật và sẽ được Phật thọ ký. Ví dụ như người có khả năng giáo hóa tất cả chúng sinh trong tam thiên đại thiên thế giới tu tập pháp Thập thiện, dù công đức không sao tính kể nhưng cũng không thể sánh bằng công đức của người thọ trì, tư duy quán sát tu hành theo luận này, chỉ trong khoảng thời gian một bữa ăn hay chỉ một ngày đêm, cho dù mười phương chư phật trải qua vô lượng vô biên A tăng kỳ kiếp tán thán công đức thật sự không sao tán thán hết. Tại sao? Vì công đức của Pháp tính Bản thể chân tâm vô cùng tận, do tương ứng với Bản thể chân như nên công đức người này cũng không giới hạn.

Ngược lại, nếu chúng sinh nào đã không tin tưởng lại còn hủy báng pháp Đại thừa như luận này đã trình bày, đương nhiên mắc phải tội báo đại khổ não suốt vô lượng kiếp, thế nên chúng sinh hãy tuyệt đối tin tưởng chớ có hủy báng để khỏi tự chuốt lấy hại mình hại người, đoạn dứt hạt giống Tam bảo. Hơn nữa đây là pháp tất cả Như lai đều nương theo tu hành và đều đã chứng đắc quả vị Niết bàn, tất cả chư Bồ tát do tu tập pháp này chứng đắc Nhất thiết chủng trí. Phải biết quá khứ Bồ tát đã nương pháp này thành tựu Tín tâm thanh tịnh. Hiện tại Bồ tát y vào pháp này này thành tựu Tín tâm thanh tịnh. Vị lai chư Bồ tát y vào pháp này đều được Tín tâm thanh tịnh. Vì vậy chúng sinh hãy nên tinh tiến y vào luận này cố gắng siêng năng tu học.

Đại nghĩa rộng sâu của chư Phật
Tôi đã tổng quát giải thích xong
Hồi hướng công đức như Pháp tính
Pháp giới chúng sinh đều lợi lạc.


Cương yếu: Đây là đoạn trình bày về việc khuyến khích mọi người nên phát tâm tu hành để được đại lợi ích.

Như vậy từ trước đến đây Luận chủ đã giải thích một cách tổng quát ý nghĩa pháp Đại thừa, chúng sinh nào muốn thâm nhập cảnh giới sâu xa của Như lai với mục đích làm cho tín tâm Đại thừa ngày một kiên cố hơn, nhất là cầu chứng đạo Chánh đẳng giác. Chúng sinh nào nghe giải thích như thế phát tâm dỏng mãnh quyết định người đó sẽ là người làm phật pháp tương lai hưng thạnh và sẽ được Như lai thọ ký. Người nào thọ trì, tư duy quán sát tu hành theo luận này, dù chỉ trong khoảng thời gian một bữa ăn hay một ngày đêm, Công đức của người này vô lượng vô biên cho dù mười phương chư phật trải qua vô lượng vô biên A tăng kỳ kiếp tán thán, không sao tán thán hết. Tại sao? Vì công đức này tương xứng Bản thể nên không cùng tận.

Ngược lại, chúng sinh nào đã không tin tưởng lại hủy báng pháp Đại thừa mắc phải tội báo đại khổ não, vì đây là pháp tất cả Như lai và chư Bồ tát đều y pháp này tu tập và đã chứng đắc Nhất thiết chủng trí và quả vị Niết bàn. Quá khứ hiện tại và vị lai chư Bồ tát đều nương pháp này thành tựu Tín tâm thanh tịnh, thế nên chúng sinh hãy nên tinh tiến y vào luận này tu học.

Mở đầu Luận chủ dùng 3 tụng quy kính Tam bảo, cuối cùng Ngài dùng 1 tụng để kết thúc gọi là Lưu thông. Luận chủ khuyên tất cả chúng sinh vì lợi ích cho mình và người nên phát tâm tu tập giáo pháp Đại thừa. Toàn luận thuyết minh ý nghĩa pháp Đại thừa, tức chúng sinh tâm cũng gọi là Như lai tàng vô cùng thâm mật, là Cảnh giới bất khả tư nghì vô cùng sâu kín, Bồ tát đăng địa còn không thể nhận biết huống phàm phu nhị thừa, ngay như Bồ tát chứng nhập Đẳng giác địa tuy có lãnh hội nhưng chỉ lảnh hội từng phần chưa được trọn vẹn cho đến Diệu giác địa thật sự cứu cánh quán triệt cảnh giới này. Sao gọi là bí tàng? Bổn giác Chân như Phật tính, từ vô thỉ đến nay tất cả chúng sinh đều sẵn có.

Kinh nói: Tất cả chúng sinh xưa nay luôn an trụ Niết bàn. Do vì mê muội không tự giác ngộ nên một niệm ban đầu khởi tâm tìm phật liền thành chúng sinh, gọi là Nhất niệm bất giác, bắt nguồn từ Căn bản vô minh này phát sinh Chi mạt vô minh cứ thế chuyển biến liên tục không gián đoạn và không bao giờ ly niệm, tạo thành quá trình Lưu chuyển sinh tử luân hồi. Nay muốn quay về bản giác chân như không phải việc dễ dàng, cần phải trải qua vô số phương tiện y theo giáo pháp Đại thừa tinh tiến tu hành văn tư và tu tuệ chuyển hướng lưu chuyển thành hoàn diệt môn. Hơn nữa, pháp Đại thừa là bản thể của chư Phật cũng chính là tự tính của tất cả chúng sinh, nếu y vào tự tính khởi tâm tu tập thì công đức vô lượng vô biên, cho nên ba đời chư Phật, chư Bồ tát đã tu tập và đã chứng đắc quả vị vô thượng đẳng chánh giác. Luận nói: Nhất thiết chư Phật bổn sở thừa cố, nhất thiết chư Bồ tát giai thừa thử pháp đáo Như lai địa cố.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nội san Nguyên Hương số 04: Chuyên đề kính mừng Phật đản

Sách Phật giáo 12:31 20/05/2024

Nội san Nguyên Hương số 04, do Ban Giáo dục Phật giáo Phật giáo tỉnh Bình Thuận biên soạn, do TT.Thích Thông Triêm, Phó ban Thường trực BTS kiêm Trưởng ban Giáo dục Phật giáo tỉnh chủ biên.

Bản tin Khất sĩ ra số đầu tiên

Sách Phật giáo 08:55 29/04/2024

Ban Thông tin - Truyền thông Hệ phái Khái sĩ vừa ra mắt ấn phẩm Bản tin Khất sĩ, 54 trang, khổ 20.5 x 29cm, in 4 màu, do Thượng tọa Giác Nhường, trưởng ban làm chủ biên, Nxb Tôn giáo cấp phép ấn hành tháng 4/2024.

Sư cô Suối Thông là Đại sứ Văn hóa đọc TP.HCM nhiệm kỳ 2024 - 2025

Sách Phật giáo 11:04 24/04/2024

Sư cô Suối Thông (Thích nữ Hạnh Đức) - đang công tác tại Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM, thành viên Ban Văn hóa Phật giáo TP vừa được trao nhiệm vụ này từ Sở TT&TT TP, trong ngày Sách và văn hóa đọc lần 3, hôm 19/4.

Sư cô Suối Thông: Sách có thể chữa lành tâm hồn

Sách Phật giáo 10:47 19/04/2024

Với sư cô Suối Thông, việc dùng cụm từ "chữa lành" để nói về sách là khá chính xác. Có lúc cơ thể không khỏe thì mình phải chữa bệnh, thì tâm hồn cũng vậy.

Xem thêm