Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 10/07/2024, 10:33 AM

Luân lý của người xuất gia nằm gọn trong ba môn học

Người xuất gia thiếu một trong ba môn này, không xứng đáng là người xuất gia. Ba môn này là cội rễ thân cây giải thoát. Nương ba môn học này, người xuất gia dẹp sạch tất cả phiền não, giác ngộ chân lý, tự độ và độ tha.

Phần luân lý của người xuất gia nằm gọn trong ba môn học trọng hệ là Giới, Định và Tuệ, thuật ngữ gọi Tam vô lậu học. 

Giới định tuệ là cốt lõi trong sự nghiệp tu tập của người xuất gia

445364846_785149083718813_4983891860575115138_n

A. GIỚI HỌC

Giới là ngăn ngừa, kềm hãm các ngoại duyên không cho xâm phạm làm xao động tâm tư của người tu. Giới cũng có nghĩa là dừng quấy, dứt dữ. Ngừa tất cả quấy lỗi có thể xảy ra, đình chỉ mọi tội ác. Giới luật cũng có nghĩa riêng giải thoát. Người tu giữ được mỗi giới là giải thoát mỗi phần. Giới có công năng bảo vệ người tu được an ổn thanh tịnh. Giới là kiện tướng dẹp sạch quân ma, khiến người tu khỏi bị quấy nhiễu.

Người quyết tâm tu hành không bao giờ dám xao lãng giới học. Khi sắp nhập Niết-bàn, đức Phật còn dạy các thầy Tỳ-kheo “lấy giới luật làm thầy”. Không ai tự nhiên tâm được yên định, trước phải nhờ ngăn ngừa ngoại duyên, sau tâm mới yên tĩnh. Như ngọn đèn để ngoài trời, thế nào cũng bị gió, đành phải nhờ bóng đèn bao bọc bên ngoài, ngọn đèn mới được đứng yên.

Giới là bóng đèn ngăn ngừa gió ngoại cảnh, khiến ngọn tâm đăng của chúng ta yên tĩnh sáng suốt. Như ông nhà giàu có nhà cửa, vách chắc chắn nên nằm ngủ yên không lo sợ trộm cắp. Giới là cửa vách ngăn bọn trộm cắp phiền não, khiến tâm chủ nhân nằm ngủ yên lành. Người giữ giới thanh tịnh, tâm không rối loạn, hối hận.

Giới có: muời giới của Sa-di, hai trăm năm chục giới của Tỳ-kheo, ba trăm năm chục giới của Tỳ-kheo ni, mười giới trọng bốn mươi tám giới khinh của Bồ-tát. Người tu nhờ vòng rào giới luật, tâm được thư thái an tịnh. Cho nên, nhân giới sanh định.

B. ĐỊNH HỌC

Giới đã ngăn ngừa ngoại duyên không cho xâm phạm, định là phương pháp kềm chế nội tâm không cho phóng ngoại. Sáu căn luôn luôn tiếp xúc với sáu trần khiến tâm xao động, dùng định nhiếp phục sáu căn không cho chạy theo trần cảnh, để tâm được an trụ. Như câu chuyện trong kinh chép:

Con dã can đói đi tìm mồi, gặp con rùa đang bò. Dã can nhắm vào đầu rùa cắn, rùa thụt đầu vào vỏ. Dã can cắn đuôi rùa, rùa rút đuôi vào vỏ. Dã can cắn chân, rùa rút chân... Cuối cùng, vỏ rùa cứng quá, dã can cạp không nổi, phải bỏ đi.

Phật dạy: Tỳ-kheo nhiếp phục sáu căn cũng như thế. Khi nhiếp phục được sáu căn rồi, ngoại cảnh không thể nào xâm nhập được. Như con rùa không bị dã can làm hại.

(Kinh Tạp A-hàm, quyển 43, bài kinh số 1167)

Giới chỉ có công dụng ngừa ngoại duyên, kềm chế được tâm là do định. Nếu không tập định, chỉ giữ giới không, tâm vẫn xáo động. Như có người nuôi con khỉ, sợ nó chạy nhảy la lối, cấm không cho trẻ con đến chọc. Nhưng tánh khỉ không thể nào ngồi yên, nó vẫn chạy nhảy lăng xăng. Muốn nó ở một chỗ, ông chủ phải lấy dây niệt đầu nó dưới cây trụ, giãy giụa lâu không khỏi, mỏi mệt nó mới chịu nằm yên.

Tâm chúng ta cũng vậy, tuy có giới ngăn cấm bên ngoài, không để ngoại duyên xâm phạm, tự nó bên trong thầm thầm xao động không ngừng. Muốn nó yên định, chúng ta cần phải chú tâm vào một cảnh, lâu ngày nó mới yên định.

Định có nhiều thứ: Tứ thiền, Bát định, Cửu thứ đệ định... Người tu thứ tự đi từ những định thô vào định tế. Khi tâm an định, mới phát khởi trí tuệ.

C. TUỆ HỌC

Tâm chúng ta chạy lăng xăng tản mác nên yếu ớt, mờ mịt. Muốn tâm sáng suốt, chúng ta phải dùng định nhiếp tâm trụ lại cho có sức mạnh. Khi tâm trụ rồi, chúng ta dùng nó quán sát mới đủ sức mạnh nhìn thấu sự thật. Như ngọn đèn không có chụp, ánh sáng loãng quá thành lờ mờ, chúng ta dùng chụp gom ánh sáng lại một chỗ nào, soi thấy sự vật chỗ ấy rất tỏ rõ.

Công dụng của tâm cũng thế, bản tánh nó là sáng suốt, song chúng ta cả ngày phóng tâm theo ngoại cảnh xao xuyến không ngừng, nên dùng nó quan sát một việc gì chỉ hiểu lờ mờ, không rành rõ. Nếu chúng ta gom nó trụ lại một chỗ, khi ấy mới đủ sức phát huy ánh sáng soi thấu chân tướng thế gian.

Trí tuệ này không phải do học mà được, cũng không phải từ đâu đến, chính tuệ sẵn có của chúng ta bị phân hóa, nay qui tụ được phát ra công năng như thế. Nó là một bảo châu vô giá sẵn có của chúng ta, tại vì chúng ta quên nó đi, cam chịu mờ tối khổ đau.

Trí tuệ có: Nhất thiết trí, Đạo chủng trí, Tự nhiên trí, Vô sư trí... Được trí tuệ, gọi là giác ngộ, chứng đạo. Mục đích người xuất gia đến chỗ này mới viên mãn.

Tóm lại, ba môn học này tương quan mật thiết với nhau. Nhờ giới làm trợ duyên tâm được định, nhờ tâm định phát sanh trí tuệ. Như nhờ bóng đèn, ngọn đèn đứng yên phát ra ánh sáng rực rỡ. Người xuất gia thực hiện đầy đủ ba môn học này, mới đạt được sở nguyện xuất ly tam giới, độ thoát chúng sanh.

Trích trong "Phật tử xuất gia". 

 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Diệt trừ phiền giận

Kiến thức 22:19 23/11/2024

Đức Phật dạy, với tất cả các hạng người ở đời, nếu tiếp cận với thái độ tích cực, chúng ta đều có thể trải tâm từ đến tất cả, dù người ấy còn nhiều vụng về, chưa dễ thương về hành động, lời nói hay tâm ý, ta vẫn có thể thương được.

Tam học giới định tuệ là cốt lõi của Phật giáo

Kiến thức 19:00 23/11/2024

Tam học, còn được gọi là Tam vô lậu học ý muốn nói ba môn học này rất cao thượng hoàn mỹ, trọn vẹn, không có khiếm khuyết, không có sơ hở giúp hành giả thành tựu các thánh quả giác ngộ không còn rơi rớt trong ba đường ác, trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi chịu khổ vô cùng.

Kinh Phật nói ân nặng cha mẹ khó báo đáp

Kiến thức 09:36 23/11/2024

Hiếu thuận không chỉ có một đời, duy chỉ có siêng năng thực hành bố thí giúp người, tu tạo nhiều công đức hồi hướng cho song thân, như thế cha mẹ mới hưởng được tư lương phước tuệ vĩnh hằng, như thế mới được xưng là đại hiếu của con cái!

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Xem thêm