Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 05/07/2023, 11:16 AM

Luật nhân quả tinh tế và chính xác hơn chúng ta tưởng, không ai thay thế ai được

Bạch sư cho con hỏi! Con có biết chút ít về "Nhân - Quả", theo con hiểu những Nhân mình gieo ra (có thể là kiếp hiện tại hay kiếp trước…) là mình phải gặt hái Quả do Nhân mình tạo nên trong quá khứ.

Điều đó có nghĩa là "Ai làm nấy chịu", người nào gieo nhân nào thì chính người đó nhận quả mà do chính nhân họ gieo ra.

Vậy Sư cho con hỏi, trong dân gian có những câu như:

- "Con gái nhờ phước Cha, con trai nhờ phước Mẹ",

- "Đời Cha ăn mặn đời con khác nước" hay,

- "Cha mẹ sinh con ra có người rất giống hệt như Cha hoặc Mẹ..."

Bạch Sư giải đáp giúp con những điều trên có liên quan gì đến Nhân - Quả hay chữ "Duyên" hay không?

Nghiệp lực từ đâu sinh ra?

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Trả lời: 

Nhân quả và duyên báo có ảnh hưởng tương tác với nhau rất phức tạp, khó lường được nên đó là một trong những pháp "bất khả tư nghị" nếu suy nghĩ về nó nhiều quá có thể đưa đến điên loạn.

Những câu nói trên cũng đúng ở một phương diện nào đó, nhưng sai ở một khía cạnh khác.

Đúng là vì họ có mối quan hệ nhân duyên nghiệp báo với nhau nên họ cùng sinh ra trong một gia đình để chia sẻ hay ảnh hưởng qua lại với nhau.

Nghiệp báo hay luật nhân quả

Nhưng sai vì nhân nào quả nấy chứ không ai thay thế ai được.

Sở dĩ người ta nói như vậy vì chỉ thấy hiện tượng bề ngoài mà không thấy sự liên quan nhân - quả bên trong:

Ví dụ người cha gây thù mà người con bị đánh thì người cha đang gây nhân hiện tại mà quả thì sẽ trổ tương lai nên hiện giờ ông chưa chuốc oán, chưa nhận quả.

Còn người con bị đánh không phải do nhân của người cha tạo mà là quả do nhân quá khứ của anh ta, hành động của người cha chỉ là duyên cho người con trả quả của mình mà thôi.

Câu "con gái nhờ phước cha, con trai nhờ phước mẹ" không có ý nói về nhân quả nghiệp báo mà là nói về tâm lý con người. Trong tâm lý học cũng như trong phân tâm học hiện đại, cha thường thương con gái, mẹ thường thương con trai nên cha có gì cũng cho con gái, còn mẹ thì chìu chuộng con trai thế thôi. Câu này hoàn toàn không có ý nói cha làm lành thì con gái hưởng phước đâu...

Nguồn: mục Hỏi & Đáp trungtamhotong.org

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Không có kiểu học bình yên trong tháp ngà

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 09:40 02/11/2024

Hỏi: Thưa Thầy ý nghĩa thật sự của cuộc đời đầy thăng trầm đau khổ này là gì?

Tu hành như cọ cây lấy lửa

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 16:40 31/10/2024

Người xưa có câu “tu hành như cọ cây lấy lửa”, theo con hiểu tức là phải quán sát tâm liên tục và miên mật. Nếu như Thầy dạy chỉ thấy mọi sự như nó đang là rất nhẹ nhàng, vậy có gì khác với câu trên ạ?

Tại sao có thể biết trước tương lai?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 16:27 31/10/2024

Kính bạch Thầy, có những giấc mơ mà sau này lại xảy ra đúng y như vậy, tại sao lại có hiện tượng đó ạ?

Hồi hướng là gửi năng lượng qua "từ trường tâm linh"

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 06:42 31/10/2024

Hồi hướng phước và nhận phước hồi hướng hoàn toàn bằng cảm ứng qua làn sóng "từ trường tâm linh" mà khoa học gọi là "trường sinh học". Từ trường tâm linh này mạnh hơn rất nhiều so với sóng điện sử dụng trong các phương tiện truyền thông, vì nó không bị "ngoài vùng phủ sóng".

Xem thêm