Thứ năm, 09/09/2021, 10:16 AM

Quán chiếu ngũ uẩn

Ngũ uẩn là yếu tố tạo nên thân và tâm con người. Ngũ uẩn, bao gồm sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Phật dạy, các vị tỳ kheo thực hành chánh quán với ngũ uẩn như sau:

Thế nào là ngũ uẩn giai không?

Đức Phật dạy: “Không liễu tri năm uẩn thì không thể đoạn tận khổ đau, vì vậy cần phải liễu tri năm uẩn. Sự đoạn tận tham, sự đoạn tận sân, sự đoạn tận si được gọi là liễu tri” (Kinh Tương ưng bộ III).

Đức Phật dạy: “Không liễu tri năm uẩn thì không thể đoạn tận khổ đau, vì vậy cần phải liễu tri năm uẩn. Sự đoạn tận tham, sự đoạn tận sân, sự đoạn tận si được gọi là liễu tri” (Kinh Tương ưng bộ III).

“Sắc là vô thường. Vô thường tức là khổ. Khổ tức là chẳng phải ta. Cái gì chẳng phải ta thì cũng chẳng phải sở hữu của ta. Quán sát như vậy gọi là chân thật chánh quán.

“Cũng vậy, thọ, tưởng, hành, thức là vô thường. Vô thường tức là khổ. Khổ tức chẳng phải ta. Cái gì chẳng phải ta thì cũng chẳng phải sở hữu của ta. Quán sát như vậy gọi là chân thật chánh quán.”

Quán (觀 ) là xem xét, thẩm định. Chân thật chánh quán (真實正觀) là xem xét, đánh giá đúng bản chất vốn có của sự vật hiện tượng. Người học Phật thực hành chân thật chánh quán thông qua chánh kiến, chánh tư duy. Chân thật chánh quán, giúp người tu có được tuệ giác, thấy được bản chất vốn có của sắc, thọ, tưởng, hành, thức là vô thường. Vì vô thường nên sắc, thọ, tưởng, hành, thức không có ngã. Vì sắc, thọ, tưởng, hành, thức không có ngã nên người đó không thể nắm lấy, không thể giữ lấy sắc, thọ, tưởng, hành, thức làm của riêng mình (非我所- Phi ngã sở). Đó là lời dạy logic, nhận biết nguyên nhân của đau khổ.

Bởi chân thật chánh quán sắc, thọ, tưởng, hành, thức, thấy được tướng vô thường vô ngã của ngũ uẩn mà không còn tham luyến, không còn muốn nắm giữ cái không phải của mình. Người thực hành chân thật chánh quán sẽ sinh nhàm chán, sắc, thọ, tưởng, hành, thức. ( 厭於色,厭受、想、行、識- yếm ư sắc, yếm thọ, tưởng, hành, thúc). Do nhàm chán nên không lấy làm vui thích (厭故不樂 - yếm cố bất lạc ), vì không lấy làm vui thích nên được giải thoát (不樂故得解脫 - bất lạc cố đắc giải thoát). Phật dạy lợi ích của chân thật chánh quán (真實正觀) qua đoạn Kinh văn dưới đây:

“Thánh đệ tử quán sát như vậy thì sẽ nhàm tởm sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Do nhàm tởm nên không ham muốn, vì không ham muốn nên được giải thoát. Đối với giải thoát, trí chân thật phát sanh, biết rằng: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những việc cần làm đã làm xong, tự biết sẽ không tái sanh đời sau nữa.’”

Cảnh tượng sau khi thoát ra thân ngũ uẩn

“Dùng trí tuệ Bát-nhã quán chiếu một cách sâu sắc, thấy rõ năm uẩn đều không tự tính, liền vượt qua tất cả khổ ách”.

“Dùng trí tuệ Bát-nhã quán chiếu một cách sâu sắc, thấy rõ năm uẩn đều không tự tính, liền vượt qua tất cả khổ ách”.

Người hành trì giáo lý Phật, khi đã hiểu rõ bản chất vô thường, vô ngã, vị ấy không còn cố giữ lấy cái ngũ uẩn không thuộc về mình. Tuệ giác có được từ chân  thật chánh quán giúp người tu nhận ra chân lý của khổ, tìm phương pháp để loại bỏ khổ đau. Làm cho khổ đau không còn chỗ đứng trong thân tâm vị ấy nữa.

Ngã sanh dĩ tận,

Phạm hạnh dĩ lập,

Sở tác dĩ tác,

Tự tri bất họ hậu hữu.

我生已盡,

梵行已立,

所作已作,

自知不受後有。

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Dưới đây là bài Kinh Vô tri trong Tạp A Hàm Kinh:

KINH 9. YỂM LY

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Sắc là vô thường. Vô thường tức là khổ. Khổ tức là chẳng phải ta. Cái gì chẳng phải ta thì cũng chẳng phải sở hữu của ta. Quán sát như vậy gọi là chân thật chánh quán.

“Cũng vậy, thọ, tưởng, hành, thức là vô thường. Vô thường tức là khổ. Khổ tức chẳng phải ta. Cái gì chẳng phải ta thì cũng chẳng phải sở hữu của ta. Quán sát như vậy gọi là chân thật chánh quán.

“Thánh đệ tử quán sát như vậy thì sẽ nhàm tởm sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Do nhàm tởm nên không ham muốn, vì không ham muốn nên được giải thoát. Đối với giải thoát, trí chân thật phát sanh, biết rằng: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những việc cần làm đã làm xong, tự biết sẽ không tái sanh đời sau nữa.’”

Bấy giờ, các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

“Sống” và “chết” với giáo lý vô ngã

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?

Kiến thức 09:15 04/12/2024

Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.

Xem thêm