Lý giải việc Phật tử lạy tượng Phật bằng gỗ đá, xi măng?

Không ít người thắc mắc về chuyện các Phật tử, tăng ni cứ bái lạy những bức tượng làm từ gỗ, đá, xi măng... dù biết rõ không có thần phật trong đó. Đại đức Thích Thiện Tuệ từng biện giải về điều này như sau:

Không ít người thắc mắc về chuyện các Phật tử, tăng ni cứ bái lạy những bức tượng làm từ gỗ, đá, xi măng... dù biết rõ không có thần phật trong đó. Bản thân các Phật tử cũng nhiều khi bối rối khi bị chất vấn như vậy. Đại đức Thích Thiện Tuệ từng biện giải về điều này: "Có nhiều người khắt khe nói 'Cứ lạy, suốt ngày lạy, lạy như con bửa củi'. Họ nói vậy, mình trả lời sao đây? Thầy mới hỏi thế này, anh có thấy những người lính không? Khi họ đứng chào cờ, họ chào rất là trang nghiêm, anh nhìn coi họ chào cái gì? Chào lá cờ! Mà lá cờ làm từ cái gì? Từ tấm vải! Bao nhiêu người chào cái tấm vải sao? Không! Họ chào tinh thần Tổ quốc qua tấm vải, chính là lá cờ đó".

Tương tự với chuyện lạy tượng Phật, Đại đức Thích Thiện Tuệ cho rằng, người ta không thực sự vái lạy cái khối xi măng hay gỗ mà qua đó thể hiện lòng tôn kính với Đức Phật, đồng nghĩa với việc thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn. Cũng giống như khi chúng ta cúi mình tri ân trước ông bà tổ tiên, đây là sự tôn kính "tổ tiên tâm linh" chỉ cho mình con đường để tìm an vui, hạnh phúc.

Lý giải việc Phật tử lạy tượng Phật bằng gỗ đá, xi măng? 1

Lạy Phật còn là để học theo gương lành của Đức Phật để bỏ ác làm thiện, sống từ bi hỷ xả, phụng sự, vị tha... chứ không phải để cầu Ngài ban cho phúc, lộc, tiền tài. Khi ta tỏ lòng tôn kính với những bậc đại từ đại bi, đó cũng là lúc tâm từ bi nảy nở trong chúng ta. Đó mới là phước báu chân thật mà mỗi người nhận được. Lạy tượng Phật cũng là để học khiêm tốn, bởi cuộc sống dễ thành đại họa nếu mỗi người đều tự coi mình là cái rốn của vũ trụ, không còn ai để mình tôn kính nữa.

Còn một ý nghĩa nữa của việc tỏ lòng tôn kính trước tượng Phật, đó là nhắc nhở bản thân về vị Phật bên trong chính mình. Đức Thích Ca từng nói: “Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành”. Nhìn vào phật tính trong chính mình, chúng ta sẽ đánh thức và phát triển hạt giống của từ bi hỷ xả, của tuệ giác và yêu thương, vốn bị che mờ vì những tham, sân, si trong cuộc sống.

Khi cúi đầu trước những biểu tượng như lá cờ Tổ quốc, tượng Phật, tượng Chúa, các vị thánh, các danh nhân hay anh hùng dân tộc, chính là chúng ta đang tôn thờ những giá trị thiêng liêng, đẹp đẽ, cao thượng để bản thân sống hướng thiện hơn, biết cống hiến nhiều hơn. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

An sinh tinh thần

Phật pháp và cuộc sống 14:04 13/04/2025

Trong nhiều năm gần đây, Well-Being (hạnh phúc, an sinh tinh thần) đã trở thành một khái niệm trung tâm trong nghiên cứu học thuật, chính sách công và truyền thông tiêu dùng.

Vì sao thành phố New York (Hoa Kỳ) đặt tên đường Thích Nhất Hạnh?

Phật pháp và cuộc sống 11:15 13/04/2025

Việc thành phố New York đặt tên đường “Thích Nhất Hạnh Way” không chỉ là sự tôn vinh cá nhân Thiền sư, mà còn ghi dấu những di sản tinh thần vô giá mà ngài đã để lại cho thế giới về chánh niệm, hòa bình và chuyển hóa xã hội.

Cứu một mạng người, phúc đẳng hà sa

Phật pháp và cuộc sống 10:43 13/04/2025

Giữa cuộc sống xô bồ và đầy biến động, đôi khi chúng ta quên mất rằng, sự sống là điều thiêng liêng nhất. Người ta thường ví mạng người như ngọn đèn trước gió, mong manh và dễ tắt. Và trong khoảnh khắc sinh tử ấy, nếu ai đó giang tay cứu lấy một kiếp người, thì ân đức đó chẳng khác nào thắp lại ánh sáng giữa màn đêm mịt mùng.

Xúc động với chia sẻ của nhạc sĩ - Phật tử Nguyễn Văn Chung về mẹ

Phật pháp và cuộc sống 19:56 12/04/2025

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung khiến nhiều người không khỏi xúc động khi đọc những dòng tâm sự của anh về người mẹ quá cố trên Facebook.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo