Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Lý Hồng Chí: "Đức Phật không có con mắt của Đại Giác Giả"

Chỉ với nội dung đưa ra ở trên cho thấy Lý Hồng Chí đã ba lần hạ thấp đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, lần thứ nhất cho rằng Phật Thích Ca Mâu Ni mới đạt tầng Như Lai, còn hắn thì giảng Pháp tại Cao Tầng, đồng thời Tầng Như Lai không nhận thức được chân thực Phật pháp. Lần thứ hai cho rằng đức Phật chưa có con mắt của Đại Giác Giả và còn lâu mới có con mắt này. Lần thứ ba cho rằng đức Phật không cao tầng bằng Nguyên Thủy Thiên Tôn.

Hơn một trăm trang web và fanpage quảng cáo Pháp Luân Công hàng ngày, qua khảo sát hơn 100 người cho thấy có đến 9/10 trong số đó cho rằng Pháp Luân Công là tốt, lợi ích sức khỏe, Pháp Luân Công là Phật pháp, hoặc Pháp Luân Công và Phật giáo là một, Pháp Luân Công chỉ là khí công… nhưng sự thực thì hoàn toàn như vậy. Riêng những kinh sách, giáo lý, ấn phẩm của Lý Hồng Chí cũng như các tuyên truyền của Pháp Luân Công trên các trang mạng có nhiều nội dung xuyên tạc về Phật giáo và hạ thấp đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Thực tế cho thấy Pháp Luân Công đã đang tích cực cải đạo nhân dân và phật tử.

Kinh Chuyển Pháp Luân của đức Phật Thích Ca Mâu Ni là quyển kinh đầu tiên của Phật giáo, quyển kinh này chứa đựng toàn bộ giáo lý căn bản của Phật giáo Nguyên Thủy cũng như Đại Thừa đó chính là bốn chân lý hay còn gọi là tứ diệu đế và Bát Chánh Đạo.

Lý Hồng Chí giáo chủ Pháp Luân Công đã có một quyển sách trùng với tên quyển kinh này gọi là Chuyển Pháp Luân. Trong quyển sách của Lý Hồng Chí có nhiều nội dung xuyên tạc về đức Phật Thích Ca, dựa uy tín của đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng như các vị thần Phật để nói lên quan điểm của Lý Hồng Chí, dựa uy tín của các vị đại giác giả để tuyên truyền thuyết tận thế; đặc biệt có nhiều nội dung xuyên tạc hạ thấp đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Trong quyển sách này Lý Hồng Chí sử dụng rất nhiều từ ngữ thuật ngữ của Phật giáo khiến cho mọi người mới tìm hiểu ngộ nhận Pháp Luân Công là Phật pháp.

Một mặt khác Lý Hồng Chí có hành vi bài xích Phật giáo coi Pháp Luân Công là Phật gia không liên quan Phật giáo. Hắn cũng không chỉ ra được nguồn gốc lịch sử của Phật gia. Câu mở đầu của quyển Chuyển Pháp Luân, Lý Hồng Chí viết "Phật pháp tinh thâm nhất" khiến cho ai cũng nghĩ là Lý Hồng Chí đang cổ xúy Phật pháp. Hiện nay câu mở đầu này đã được thay thế bằng "Đại Pháp là trí tuệ của sáng thế chủ"...

Lý Hồng Chí nhắc đến Phật Thích Ca Mâu Ni 75 lần trong quyển sách này, hầu hết mang tính chất lợi dụng hoặc xuyên tạc. Một số nội dung xuyên tạc bịa đặt liên quan đến Phật Thích Ca Mâu Ni như.

Trích: “Tầng của Thích Ca Mâu Ni là [tầng] Như Lai;” (Lý Hồng Chí, sách Chuyển Pháp Luân, trang 5)

Trích: “Thích Ca Mâu Ni dưới cội bồ đề khai công khai ngộ rồi, chưa lập tức đạt đến tầng Như Lai. Trong suốt 49 năm truyền Pháp, ông liên tục tự mình đề cao. Mỗi khi đề cao [lên] một tầng, ông quay lại xét thấy Pháp mình vừa giảng xong không còn đúng nữa. Lại đề cao lên, ông phát hiện rằng Pháp mình vừa giảng xong lại cũng không đúng nữa. Cứ đề cao lên, ông lại phát hiện rằng Pháp vừa giảng xong lại không còn đúng. Trong toàn bộ 49 năm, ông không ngừng thăng hoa như thế; mỗi lần đề cao [lên] một tầng, [ông] lại phát hiện Pháp ông giảng trước đó về nhận thức đều là rất thấp.” (Lý Hồng Chí, sách Chuyển Pháp Luân, trang 5)

Như vậy Lý Hồng Chí nói Thích Ca Mâu Ni từ khi khai công khai ngộ chưa lập tức đạt tầng Như Lai và luôn luôn tự đề cao lên, mỗi khi đề cao lên lại thấy pháp của mình vừa thuyết xong sai hết, và rất thấp. Như vậy Tứ Thánh Đế + Bát Chánh Đạo cũng sai, cuộc đời đức Phật hành đạo là vô ích vì các pháp đức phật biết là sai hết... đó là các logic dẫn dắt để hắn bây giờ thay thế đức Phật. 

Lý Hồng Chí khẳng định rằng đức Phật Thích Ca Mâu Ni không nhận thức được Phật pháp, nguyên văn như sau: “Phật Như Lai giảng thoại ấy, là thể hiện của Phật tính, cũng xứng là biểu hiện của Pháp, nhưng vẫn không phải Pháp thực chất của vũ trụ, vì quá khứ quyết không cho phép con người biết được thể hiện chân thực của Phật pháp. Phật pháp là gì thì phải tu luyện lên cao tầng thì mới có thể ngộ ra được, thế nên lại càng không để con người biết được thực chất của tu luyện chân chính.” (Lý Hồng Chí Pháp Luân Đại Pháp, Tinh Tấn Yếu Chỉ, xem tại đây, http://vi.falundafa.org/book/jjyz_html/jjyz.html#Heading__4163)

Như vậy trong đoạn trên một mặt Lý Hồng Chí cho rằng đức Phật không giảng về Pháp thực chất của vũ trụ, và đức Phật không thể biết được chân thực của Phật pháp và Phật pháp là gì thì phải lên cao tầng mới nhận ra được. Nhưng Lý Hồng Chí tự cho mình là kẻ duy nhất giảng pháp tại “Cao Tầng”:

Trích “Cả trong ngoài nước hiện nay, về việc truyền công lên cao tầng một cách chân chính, thì chỉ có mình cá nhân tôi đang làm.” (Lý Hồng Chí, sách Chuyển Pháp Luân, Bài giảng thứ nhất)

Trích: Đến tầng cực cao, sau khi tu luyện xuất khỏi thế gian pháp, thì còn xuất hiện một loại con mắt kiểu như phức nhãn; toàn bộ trên nửa khuôn mặt sẽ sản sinh ra một con mắt đơn lớn mà trong nó có vô số con mắt nhỏ. Có những Đại Giác Giả rất cao [tầng] tu luyện được rất nhiều con mắt, đầy hết cả khuôn mặt. Tất cả các con mắt đều thông qua con mắt đơn lớn này mà nhìn; muốn nhìn gì thì thấy nấy; liếc mắt một cái là thấy được tất cả các tầng. Hiện nay các nhà động vật học, các nhà côn trùng học nghiên cứu nhặng xanh. Mắt nhặng xanh rất lớn; dùng kính hiển vi để nhìn thì trong nó có vô số con mắt nhỏ; [mắt lớn ấy] nó được gọi là phức nhãn. Đến tận tầng cực cao [mới] có thể xuất hiện trạng thái này; so với [tầng] Như Lai thì còn phải lên cao rất nhiều lần, rất nhiều lần mới có thể xuất hiện. (Lý Hồng Chí, sách Chuyển Pháp Luân, trang 28).

Theo logic của Lý Hồng Chí thì càng nhiều mắt thì tầng càng cao các đại giác giả có nhiều mắt, con nhặng xanh cũng có nhiều mắt. Trong khi Như Lai (cũng chính là Phật Thích Ca Mâu Ni) thì còn phải lên tầng rất cao nữa mới xuất hiện con mắt đó? Vậy khác nào đức Phật Thích Ca Mâu Ni không bằng nhận thức của con nhặng xanh; Hoặc chí ít cũng hạ bệ đức Phật Thích Ca Mâu Ni so với các đại giác giả (đại giác giả nào?) mà Chí nói đến.

Trích: “Đệ tử: Nguyên Thủy Thiên Tôn là Giác Giả cao nhất trong vũ trụ phải không?

Sư phụ: Kỳ thực đây toàn là phương thức tư tưởng của người thường, ngay bản thân [nó] có mang theo sự bất kính. [Ông có] công cao hơn Như Lai một chút, không phải là Thần lớn nhất.” (Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân Pháp giải - Trả lời câu hỏi trong buổi giảng Pháp tại Diên Cát) 

Rõ ràng đối với truyền thống Đạo giáo thì Nguyên Thủy Thiên Tôn là vị thần cao nhất, nhưng Lý Hồng Chí khẳng định chưa cao nhất, nhưng cao hơn Như Lai (cũng chú ý thêm rằng đoạn trên ông ta nói Như Lai là một tầng, thì tại đây ông ta nói Như Lai là một vị thần, một vị Phật, một chức danh). Điều đó ngầm ý rằng kể cả Phật tổ Thích Ca Mâu Ni hay Nguyên Thủy Thiên Tôn đều không cao nhất, mà còn có một vị khác cao hơn. 

Chỉ với nội dung đưa ra ở trên cho thấy Lý Hồng Chí đã ba lần hạ thấp đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, lần thứ nhất cho rằng Phật Thích Ca Mâu Ni mới đạt tầng Như Lai, còn hắn thì giảng Pháp tại Cao Tầng, đồng thời Tầng Như Lai không nhận thức được chân thực Phật pháp. Lần thứ hai cho rằng đức Phật chưa có con mắt của Đại Giác Giả, lần thứ ba cho rằng đức Phật không cao tầng bằng Nguyên Thủy Thiên Tôn….

Trích: “Tôi lấy một ví dụ cho chư vị, có một câu chuyện trong những năm đầu của Thích Ca Mâu Ni. Một hôm, Thích Ca Mâu Ni cần tắm, ở trong rừng rậm ấy ông yêu cầu đệ tử của mình dọn sạch bồn tắm. Vị đệ tử của ông đến coi, thấy trong bồn tắm bám đầy côn trùng; nếu dọn sạch bồn tắm sẽ giết chết những côn trùng ấy. Đệ tử quay lại nói với Thích Ca Mâu Ni rằng bồn tắm bám đầy côn trùng. Thích Ca Mâu Ni không nhìn vị đệ tử này, nói một câu: ‘Con hãy đi dọn sạch bồn tắm’. Vị đệ tử này đến chỗ bồn tắm thấy rằng không biết hạ thủ ra sao; hễ [dọn] thì côn trùng phải chết; vị này loanh quanh một vòng rồi lại quay lại hỏi Thích Ca Mâu Ni: ‘Bạch Sư tôn, bồn tắm bám đầy côn trùng; nếu [dọn sạch] sẽ làm côn trùng kia chết mất’. Thích Ca Mâu Ni [đưa mắt] nhìn vị ấy và nói: ‘Điều ta bảo con là hãy đi dọn sạch bồn tắm’. Vị đệ tử này giật mình tỉnh ngộ, lập tức dọn sạch bồn tắm.” (Lý Hồng Chí, sách Chuyển Pháp Luân, trang 128).

Trong mô tả trên cho thấy đức Phật Thích Ca là một người người ích kỷ, sẵn sàng giết hại chúng sinh, và bóc lột sức lao động của đệ tử. phật tử chúng tôi không biết đoạn trên được Lý Hồng Chí thuật lại từ kinh sách nào?

Điều đáng chú ý nữa là hiện nay khi tìm kiếm trên google thì quyển sách “Chuyển Pháp Luân” của Lý Hồng Chí với nhiều nội dung xuyên tạc đã tràn ngập trang tìm kiếm. Như vậy có nghĩa là hàng nhái của Phật giáo đã tràn ngập thị trường tìm kiếm của google, đó là điều rất đáng báo động.

Pháp Luân Công đã phát triển tại Việt Nam mười năm qua mà Phật giáo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam vẫn chưa có quan điểm rõ ràng?!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Vì sao con muốn tu tập?

Phật pháp và cuộc sống 09:30 05/11/2024

Thưa sư cô, con muốn tu tập, sư cô dạy cho con tu với được không ạ? Hằng ngày con nghe giảng pháp, niệm Phật và thỉnh thoảng con có ăn chay. Như vậy có phải tu không ạ?

Tình mẹ - Bến bờ bình yên cho con

Phật pháp và cuộc sống 20:21 04/11/2024

Tình yêu thương của người mẹ dành cho con là tình cảm sâu sắc, thiêng liêng và bền bỉ nhất trên đời.

Sư Thái Lan học cao học tại Việt Nam

Phật pháp và cuộc sống 11:27 04/11/2024

Bắt đầu với những khóa học tiếng Việt cho người nước ngoài, sư Sikruadong Phra Phalek tiếp tục chinh phục chương trình cử nhân và chuẩn bị hoàn thành chương trình cao học.

Kích hoạt sự giàu có của bạn trong đời

Phật pháp và cuộc sống 13:30 03/11/2024

Bạn nhận ra được những giá trị nơi bản thân và có thể trao tặng những giá trị này đến cuộc đời, cuộc đời sẽ tặng bạn lại sự thịnh vượng và giàu có. Lúc bấy giờ giàu có là hệ quả tất yếu của hành động trao giá trị.

Xem thêm