Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 12/06/2022, 12:48 PM

Lý tưởng diệt dục

Làm sao để người tu hành dứt khoát chọn lựa con đường giải thoát? Vì họ cũng là những con người và tăng ni cũng là những con người. Bằng cách nào để dứt khoát chọn con đường giải thoát mà diệt dục?

Thứ nhất là phải có lý tưởng tuyệt đối. Bởi vì bản năng tình dục là thường xuyên, nếu không có một lý tưởng tuyệt đối thì ta không thể chiến thắng ái dục. Muốn có lý tưởng giải thoát thì người đó phải hiểu ý nghĩa của việc giải thoát, giác ngộ. Nhưng thực sự không phải dễ hiểu vì nhiều khi học cả đời nhưng cũng chưa chắc hiểu được giải thoát giác ngộ là gì.

Khi nào người tu sĩ có lý tưởng giải thoát, tuyệt đối, hoàn toàn, quyết tâm cực kỳ cao thì mái nhà mới cực kỳ kín thì mưa không xâm nhập vào. Nếu một người xuất gia không có lý tưởng giải thoát rõ ràng thì như mái nhà vụng lợp, mưa đã xâm nhập vào. Khi nhìn lại thì cả nhà đã ngập lụt. Nếu người mang hình thức xuất gia nhưng lý tưởng không tột cùng, không chính xác, không tinh cần thì bảo đảm tâm hồn cũng đã tan nát rồi.

Lòng tôn kính Phật giúp kiềm chế ái dục

Khi nào ta có lòng tôn kính Phật tuyệt đối thì ta mới có cái nhân để vượt qua được ái dục.

Khi nào ta có lòng tôn kính Phật tuyệt đối thì ta mới có cái nhân để vượt qua được ái dục.

Thứ hai, khi nào ta có lòng tôn kính Phật tuyệt đối thì ta mới có cái nhân để vượt qua được tình dục. Còn nếu ta lễ Phật với cái tâm hời hợt thì ta không đủ sức. Cho nên khi nào ta lễ Phật với lòng tôn kính tuyệt đối thì ta gieo cái nhân để làm Thánh, tức là chúng ta gieo cái nhân để chiến thắng hoàn toàn tình dục.

Do đó chúng ta phải có lý tưởng giải thoát cực mạnh và mỗi ngày phải có tu tập, phải tôn kính bậc Thánh giải thoát tuyệt đối. Mỗi ngày phải tọa thiền để làm chủ nội tâm mình, để kiểm soát từng ý niệm nhỏ. Khi ý niệm về tham dục khởi lên thì mình thấy rõ và phải tiêu diệt liền. Còn người nào tu thuần rồi thì ý niệm tham dục không khởi lên được. Nhưng người mới thì có khởi lên, nhưng mỗi ngày ta đều có tu tập, chúng ta thấy rất rõ và chúng ta vượt qua dễ dàng.

Cho nên bây giờ người xuất gia cũng vậy, mà người cư sĩ cũng vậy. Chúng ta phải thấy rằng tình dục là món nợ, là gánh nặng, là bóng đêm, là bất thường, là tội lỗi, là sa đọa. Đừng nghĩ tình dục là bình thường và tự nhiên. Vì thấy tưởng như bình thường, tự nhiên rồi chính nó sẽ dụ mình vào bất thường và tội lỗi. Nếu người nào là cư sĩ mà đã có lý tưởng giải thoát thì phải quyết tâm Diệt Dục.

                                                                                            Trích "Quy Luật Tâm Lý Ngũ Uẩn" 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cách sám hối ngắn gọn súc tích Phật tử nên biết

Kiến thức 13:30 04/11/2024

Phương pháp đọc các bài sám hối, để gọi là đọc đúng, đó là không quá chú trọng việc đọc, mà tập trung vào việc hiểu. Đọc chậm cũng được, đọc vấp cũng được, đọc đi đọc lại một câu, một đoạn cũng được....cốt yếu là để hiểu thật kĩ nghĩa của những lời sám hối đó.

Thực hành thiền Phật giáo

Kiến thức 11:40 04/11/2024

Mục đích tối hậu của thiền là giúp tâm ta định và sáng, có thể thấy biết đúng như thật về thật tính của vạn pháp, bản chất của mọi sự vật hiện tượng, cả những hiện tượng vi tế nhất.

“Phàm làm việc gì, trước phải xét kết quả của nó về sau”

Kiến thức 10:00 04/11/2024

Những người không nghĩ đến quả mà cứ gieo nhân bừa bãi, thì thế nào cũng gặt nhiều tai họa, gây tạo cho mình những điều phiền phức, có khi làm ung độc cả cuộc đời, cả sự sống. Chỉ có những người nông nỗi, liều lĩnh mới không nghĩ đến ngày mai, mới sống qua ngày.

Ý nghĩa của việc tụng Kinh, trì Chú và niệm Phật

Kiến thức 08:54 04/11/2024

Trong suốt cuộc đời hoằng pháp, đức Phật không hề viết sách. Tất cả kim ngôn hay lời dạy của Ngài được truyền thừa lại nhờ vào truyền thống tụng đọc thuộc lòng, của các vị đệ tử của Ngài truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Xem thêm