Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 21/03/2021, 12:05 PM

Lý tưởng xuất gia của tôi

Đức Phật hiện thân cho ta thấy Ngài cũng là một người bình thường, có tu tập và đạt chứng ngộ giải thoát. Đức Phật đã làm được thì ta cũng có thể làm được. Thực hành giáo lý Đức Phật chính là: “Hiện pháp lạc trú”, trân trọng những phút giây hiện tại.

Trong chúng ta, ắt hẳn ai cũng từng ấp ủ những giấc mơ về nghề nghiệp mình muốn làm khi lớn lên và tôi cũng vậy. Chính những ước mơ đó đã hình thành lý tưởng sống nơi mỗi người. Từ nhỏ, tôi có ước mơ trở thành cô giáo và rồi tôi cố gắng học để thực hiện giấc mơ. Thời gian trôi đi, cuối cùng ước mơ của tôi cũng thành hiện thực. Mỗi ngày, tôi lấy việc dạy các em nhỏ làm niềm vui, nhưng cuộc đời vốn dĩ là bản nhạc với nhiều nốt thăng trầm, có khi vui có khi buồn.

Đôi khi tôi tự đặt câu hỏi: “Đi tìm bình yên nơi đâu?”. Đến một ngày tôi cùng mẹ lên chùa và cảm nhận được sự yên tĩnh, nhẹ nhàng nơi cửa thiền mà không nơi đâu có được. Chính sự yên bình đó làm tôi vơi đi những phiền muộn trong lòng. Tôi bắt đầu đi chùa nhiều hơn, tham dự những khóa tu 3 ngày nhà chùa tổ chức và nghe những bài pháp thoại do quý thầy thuyết giảng. Một trong số những bài pháp thoại đã để lại trong tôi nhiều cảm xúc lúc bấy giờ, đó là bài: “Ý nghĩa xuất gia” do Hòa thượng Tịnh Không và Thượng tọa Viên Trí giảng dạy. Thì ra ý nghĩa xuất gia cao đẹp và đem lại nhiều lợi lạc đến như vậy, và lý tưởng xuất gia bắt đầu xuất hiện trong tâm trí tôi.

Khi ta có an lạc thì mới có thể đem lại hạnh phúc cho những người xung quanh và chia sẻ kinh nghiệm tu tập bản thân đến mọi người, để ai cũng có thể chuyển hóa khổ đau của mình.

Khi ta có an lạc thì mới có thể đem lại hạnh phúc cho những người xung quanh và chia sẻ kinh nghiệm tu tập bản thân đến mọi người, để ai cũng có thể chuyển hóa khổ đau của mình.

Chuyện xuất gia lại của Thầy Pháp Niệm

Cuộc sống thường nhật với những bộn bề lo toan về cơm áo, gạo tiền khiến ta luôn phải suy nghĩ tìm mọi cách để lo cho gia đình và đáp ứng những nhu cầu bản thân. Điều đó dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt trong công việc. Nhà thơ Nguyễn Hưng đã viết trong bài thơ “Vô thường”:

“Bởi tất cả cũng chỉ là cát bụi

Sướng hay khổ cũng có khác gì đâu

Dẫu giàu sang bạc vàng như đỉnh núi

Thì mai đây vẫn một nấm đất bầu”.

Thật vậy, dù giàu hay nghèo thì khi mất đi, thứ duy nhất ta có thể mang theo đó là nghiệp. Nghiệp chính là những hành động, lời nói, suy nghĩ và việc làm mà ta đã thực hiện trong cuộc đời. Nó đi theo ta như bóng với hình. Vậy hà cớ chi phải vì tài sản mà đấu đá, tranh chấp, làm những việc phạm pháp để rồi phải trả giá bằng những bản án. Trong bài thơ “Đời vốn vô thường” nhà thơ Tùng Trần viết:

“Đáng hay không vì xa hoa bóng bẩy

Rồi tự mình xô đẩy dưới vực sâu

Nếu như tâm chẳng muốn vướng ưu sầu

Thì chớ nên cưỡng cầu trong mê muội”.

Vì lẽ đó, tôi thấy thích cuộc sống trong chùa, ngày ngày tự tay cuốc đất trồng rau, ăn những bữa cơm giản dị nhưng lại an lạc, vui tươi trong tâm hồn:

“Ta về thọ hưởng cơm chùa

Aha… ngon quá, bụng vừa hoan ca

Bát canh tưới đẫm gẫm ra ngọt bùi

Bao năm bưng chén cơm Đời

Loay hoay thắng bại tơi bời mưu sinh…”.

(Cư sĩ Vĩnh Hữu)

Đức Phật hiện thân cho ta thấy Ngài cũng là một người bình thường, có tu tập và đạt chứng ngộ giải thoát.

Đức Phật hiện thân cho ta thấy Ngài cũng là một người bình thường, có tu tập và đạt chứng ngộ giải thoát.

Suy ngẫm về người trẻ xuất gia hoàn tục

Theo quy luật của kiếp nhân sinh, ai sinh ra rồi cũng phải lớn lên, lập nghiệp, xây dựng gia đình. Khi lấy chồng hay cưới vợ, ta chỉ nguyện làm hạnh phúc cho gia đình nhưng chưa chắc gì đã làm được. Hiện nay, xã hội đang nhức nhối với nạn bạo lực gia đình, đặc biệt là bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em. Có những gia đình trở thành địa ngục trần gian, khiến những thành viên cảm thấy đau khổ, thậm chí là bất lực. Cứ như vậy, những nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần kéo dài từ ngày này qua ngày khác. Bên cạnh đó, với những gia đình hòa thuận, hạnh phúc thì họ cũng phải chịu đau khổ khi người thân yêu qua đời. Dù gia đình hạnh phúc hay bất hạnh thì tiềm ẩn trong đó vẫn là sự khổ đau. Do đó, đời sống lứa đôi không còn là mong ước của tôi. Tôi muốn đem hạnh phúc đến cho nhiều người chứ không phải là một người. Vì vậy, tôi muốn xuất gia đi tu, để chuyển hóa những khổ đau của mình, đạt tới hiểu biết lớn là đại giác ngộ, đạt tới tình thương lớn là đại từ bi, đạt tới cái tự do lớn là đại tự tại. Thương gia đình, tôi cũng muốn mang lại cho họ sự bình an, hạnh phúc.

Có câu thơ:

“Đi khắp thế gian không ai thương con bằng mẹ

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”.

Đức Phật dạy tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật. Do vậy, sự báo hiếu lớn nhất với cha mẹ không phải là mua nhiều đồ ăn ngon, quần áo đẹp mà chính là khuyên cha mẹ phát tâm bồ đề quy y Tam bảo, sống và thực hành, giữ gìn năm Giới của người Phật tử tại gia, ngày ngày làm việc thiện, tránh điều ác, tinh tấn niệm danh hiệu Phật để được giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. Bên cạnh đó, sự báo hiếu với cha mẹ còn thể hiện ở việc mình sống thật tốt để cha mẹ không phải lo lắng, đau khổ vì mình và đây cũng là một trong những lý do tôi muốn xuất gia tu học. Cái quý nhất mà người tu sĩ có thể mang lại cho gia đình là sự an lạc và tuệ giác.

Nhất nhơn tác phước thiên nhơn hưởng

Độc thọ khai hoa vạn thọ hương

Trong bài kệ phát nguyện xuất gia nói rằng:

“Hủy hình phi pháp phục

Cắt ái, từ sở thân

Xuất gia hành Phật đạo

Thệ độ nhất thiết nhân”.

Dịch nghĩa:

“Bỏ cái đẹp trần thế

Cắt đứt dây ái ân

Xuất gia mặc áo pháp

Từ giã những người thân

Đi trên đường của Bụt

Nguyện độ hết gần xa”.

(HT. Thích Nhất Hạnh dịch)

Thực hành giáo lý Đức Phật chính là: “Hiện pháp lạc trú”, trân trọng những phút giây hiện tại.

Thực hành giáo lý Đức Phật chính là: “Hiện pháp lạc trú”, trân trọng những phút giây hiện tại.

Xuất gia là sự khai sinh trong đạo

Những câu thơ trên đã nói lên chí nguyện của người xuất gia. Người tu sĩ cũng có những nét tương đồng với người chiến sĩ cách mạng. Bởi họ đều vì lý tưởng, chí nguyện lớn mà từ bỏ gia đình, người thân. Người chiến sĩ cách mạng vì muốn bảo vệ Tổ quốc mà phải xa gia đình để đi ra nơi tiền tuyến cầm súng đánh giặc. Còn người tu sĩ vì chí nguyện giải thoát khỏi đau khổ sinh tử luân hồi mà rời bỏ ngôi nhà thế tục, cạo bỏ mái tóc, từ bỏ phấn son và vòng xuyến để khoác lên mình chiếc áo hoại sắc. Họ rời bỏ nếp sống gia đình để đi trên con đường giác ngộ. Thuở xưa, Đức Phật cũng từ bỏ ngôi Vua, vợ đẹp – con ngoan để đi tìm chân lý tối thượng. Đức Phật có trong tay tất cả mọi thứ mà Ngài còn buông bỏ thì hà cớ chi ta lại tích lũy tiền tài, vật chất, tham luyến thế gian?

Chính điều này khiến ta khổ đau khi tự trói buộc vào sợi dây tình ái, vào hôn nhân gia đình, vào trách nhiệm của người vợ, người mẹ, người con, người nhân viên để rồi không có được phút giây thảnh thơi. Đời người là vô thường, vì vậy nếu ta muốn giải thoát khỏi đau khổ thì hãy thực hành theo những lời dạy của Đức Phật, làm những việc Đức Phật đã làm. Lời dạy cuối của Đức Phật trước khi nhập Niết bàn được ghi trong Kinh Di Giáo: “Này, các ngươi phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các ngươi hãy lấy pháp của ta là đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Đừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các ngươi… Này, các ngươi đừng vì dục vọng mà quên lời ta dặn. Mọi vật ở đời không có gì quý giá. Chỉ có chân lý của đạo ta là bất di, bất dịch. Hãy tinh tiến lên để giải thoát, hỡi các người rất thân yêu của ta”.

Cuộc sống thường nhật với những bộn bề lo toan về cơm áo, gạo tiền khiến ta luôn phải suy nghĩ tìm mọi cách để lo cho gia đình và đáp ứng những nhu cầu bản thân. Điều đó dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt trong công việc.

Cuộc sống thường nhật với những bộn bề lo toan về cơm áo, gạo tiền khiến ta luôn phải suy nghĩ tìm mọi cách để lo cho gia đình và đáp ứng những nhu cầu bản thân. Điều đó dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt trong công việc.

Đức Phật hiện thân cho ta thấy Ngài cũng là một người bình thường, có tu tập và đạt chứng ngộ giải thoát. Đức Phật đã làm được thì ta cũng có thể làm được. Thực hành giáo lý Đức Phật chính là: “Hiện pháp lạc trú”, trân trọng những phút giây hiện tại. Vì hiện tại là nhân của tương lai, hiện tại có Tịnh Độ thì tương lai mới có Tịnh Độ. Khi ta có an lạc thì mới có thể đem lại hạnh phúc cho những người xung quanh và chia sẻ kinh nghiệm tu tập bản thân đến mọi người, để ai cũng có thể chuyển hóa khổ đau của mình. Chính ước muốn giải thoát sinh tử cho bản thân và tình yêu thương với mọi người mà tôi phát nguyện sống đời phạm hạnh.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Nhất tâm niệm Phật

Góc nhìn Phật tử 10:07 21/11/2024

Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.

Nhớ về một người Thầy

Góc nhìn Phật tử 09:12 21/11/2024

Trong cuộc sống, ắt hẳn rằng mỗi người ai trong chúng ta cũng mong muốn có một cuộc sống thật tốt đẹp và hạnh phúc nhưng đối với tôi một cuộc sống hạnh phúc đã không còn tồn tại vào năm tôi lên ba tuổi khi thần chết đã cướp đi người mẹ mà tôi yêu quý và người cha mà tôi luôn kính trọng.

Những người Thầy khả kính

Góc nhìn Phật tử 21:55 20/11/2024

Sự thật thì làm cha mẹ, ai cũng muốn con của mình được sống hạnh phúc, thành công. Họ chấp nhận hy sinh mọi thứ để đánh đổi cuộc đời cho những đứa con thơ, bởi lẽ không có cha mẹ nào mà chẳng thương núm ruột của mình dứt ra.

Đồng tiền có thể tạo ra sự tham lam và sự bất mãn vô tận

Góc nhìn Phật tử 18:30 20/11/2024

Trong xã hội hiện đại, đồng tiền đã trở thành một yếu tố quan trọng quyết định đến cuộc sống của chúng ta. Không thể phủ nhận rằng tiền bạc mang lại sự tiện ích và tiến bộ, nhưng khi ta bị chi phối quá mức bởi nó, tiền bạc có thể trở thành cơn ác mộng và làm chúng ta trở thành nô lệ.

Xem thêm