Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Mẹ, chỉ có một trên đời

Có bao giờ chúng ta mua tặng mẹ một chiếc áo, một nhành hoa? Có bao giờ chúng ta cùng mẹ ghé một quán nào đó trên phố, ngồi lặng im bên mẹ. Có bao giờ chúng ta nhớ rằng, giữa lượng đời cứ chật này mẹ là người duy nhất hi sinh cho ta tất cả, một cách thầm lặng nhất.

Mẹ yêu con bằng cả tầng trời.

Mẹ yêu con bằng cả tầng trời.

Trong xã hội loài người, trong tất cả những mối quan hệ tồn tại, thì mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là quan trọng, thiêng liêng và có sự ràng buộc nương tựa nhau nhiều nhất. Theo kinh Thiện Sinh của đức Phật, có 5 vai trò trách nhiệm của cha mẹ và 5 bổn phận người con rất cần được thực hành để cuộc sống gia đình trở nên hạnh phúc, xã hội bình yên. 

Nhân duyên quyến thuộc 

Con dù lớn vẫn là con của mẹ, đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.

Con dù lớn vẫn là con của mẹ, đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.

Nhân duyên tạo nên mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái được Đức Phật dạy trong kinh Trung bộ gồm ba yếu tố: cha mẹ có giao hợp, người mẹ trong thời kỳ có thể thụ thai, và hương ấm hay tâm thức có hiện tiền. Cả ba yếu tố không tự độc lập quyết định tạo nên mối quan hệ cha mẹ con cái theo ý muốn mà chính “duyên nghiệp” mới là điều kiện quyết định. Theo Phật giáo, có bốn loại duyên nghiệp đưa đến sự kết thân trở thành mối quan hệ cha mẹ và con cái là: người con sẽ báo ân, người con sẽ báo oán, người con sẽ đòi nợ và người con sẽ trả nợ. Bên cạnh đó, nghiệp duyên tương trợ tức là cha mẹ và con cái nương tựa nhau theo nhân quả bình đẳng mà không phải nghiêng về một bên nào chịu quả tích cực hay tiêu cực. 

Một người học Phật và hiểu giáo lý nhân duyên nghiệp thì sẽ không có thái độ trách cứ người đã tạo ra thân phận con người hay ngược lại. Điều cần làm là người con và cả cha mẹ nên chấp nhận thân phận của mình để chuyển nghiệp. 

Cha mẹ đối với con cái 

Bài liên quan

Thông thường, cha mẹ sinh con cái là vì tình thương yêu đối với đứa con do chính mình tạo ra. Một cặp vợ chồng trước khi sinh con thường có mong muốn làm cha mẹ và có sự chuẩn bị chu đáo. Trong trường hợp “vỡ kế hoạch” hay “ngoài ý muốn” thì cha mẹ có tình thương con cũng sẽ chăm sóc đầy đủ cho con khôn lớn, không kể công và không quản gian lao khó nhọc.

Những bậc cha mẹ có tình thương con cái, nuôi chúng lớn khôn và tạo điều kiện tốt cho chúng vào đời được Đức Phật ví như Phạm Thiên đáng được cúng dường. Ca ngợi về ân đức của hai đấng song thân có những câu ca dao như “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra…” hay “Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng…”. Thật sự may mắn cho những người con có được hai đấng sanh thành có nhiều tình thương yêu đối với con cái. 

Tuy nhiên, điều bất hạnh vẫn xảy ra đối với một số ít người con bị những bậc cha mẹ không có tình thương, thậm chí nhẫn tâm với con cái. Có bậc cha mẹ còn bỏ rơi con, đánh con, bắt con phải làm để phục vụ cho nhu cầu hưởng thụ của mình cho dù chúng còn rất nhỏ bé và ngây thơ. Hình ảnh những trẻ em ăn xin mà không được thọ hưởng là một ví dụ. 

Dựa vào lời dạy của Đức Phật, mặc dù tình thương của cha mẹ đối với con cái là thiêng liêng nhưng cũng phải có bổn phận cụ thể. Trong kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt, năm bổn phận bao gồm: ngăn chặn con làm điều ác, khuyến khích con làm điều thiện, dạy con nghề nghiệp, cưới vợ gả chồng xứng đáng cho con, đúng thời trao của thừa tự cho con. Một trong các yếu tố tạo nên hiệu quả của cách giáo dục này là tấm gương từ cha mẹ. 

Con cái đối với cha mẹ 

Mẹ Yêu Con.

Mẹ Yêu Con.

Đáp lại công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ, các người con phải thể hiện lòng hiếu thảo hay thực hành đạo hiếu. Trong kinh Tăng nhất A-hàm, Đức Phật dạy: “Cha mẹ ân nặng, bồng bế, nuôi dưỡng, làm cho người con khôn lớn nên người…”.

Kinh Báo đáp công ơn cha mẹ giải thích chi tiết hơn bao gồm mang thai chín tháng, sinh sản đau đớn, nuôi con khổ nhọc, cho con ăn thức ăn dễ tiêu, nhịn đói dành thức ăn cho con, chịu thiệt thòi vì con, giữ cho con sạch sẽ, lo lắng khi con đi vắng và vì con chịu tội.

Năm bổn phận của người con bao gồm cung kính vâng lời cha mẹ, phụng dưỡng cha mẹ khi cha mẹ già yếu, giữ gìn thanh danh và truyền thống gia đình, bảo quản tài sản do cha mẹ để lại và lo lễ tang chu đáo khi cha mẹ qua đời.

Bài liên quan

Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là rất thiêng liêng. Báo hiếu là nền tảng cho con người đi đến bậc Thánh. Thời gian trôi rất nhanh và tóc mẹ đã điểm sợi bạc. Dáng mẹ gầy guộc như một cành khô, chỉ cần một cơn gió mạnh là có thể xuôi tay về đất. Tất cả chỉ vì Mẹ yêu con. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nước ngọt về xã đảo ở Giồng Trôm

Phật pháp và cuộc sống 17:54 24/04/2024

Bà con xã đảo Hưng Phong (huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre), ngày 23/4 đã nhận được nước ngọt và thùng nhựa từ một hoạt động từ thiện mang tên "Giọt nước nghĩa tình".

Thay vì phán xét hãy tạo ra giá trị

Phật pháp và cuộc sống 14:00 24/04/2024

Có một anh họa sĩ theo học nghề của một bậc thầy, sau một thời gian thành thạo nghề rồi, một ngày nọ anh đến nói với thầy của mình: "Thưa thầy, con luôn ấp ủ được vẽ một bức tranh hoàn thiện, vậy xin thầy cho biết con phải làm sao?"

Truyện ngắn: Lòng hiếu của Mít

Phật pháp và cuộc sống 10:37 24/04/2024

Mít là một cậu bé xinh xắn, nghèo nàn, đang vội vã băng qua những đường phố náo nhiệt về nhà. Đường phố thì ồn ào và đông đúc các loại xe hơi, xe buýt và khách bộ hành.

Về chùa Phổ Lại và thương…

Phật pháp và cuộc sống 10:01 24/04/2024

Chùa Phổ Lại tọa lạc tại xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây là vùng trung du, đời sống bà con quanh năm gắn liền với đồng ruộng.

Xem thêm