Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

“Mẹ ơi, con bận...”

Tôi nhận thấy đây có lẽ là câu nói mà các bạn sinh viên học xa nhà nói nhiều nhất mỗi khi cha mẹ gọi điện hỏi thăm. Là người sống nội tâm, thường hay quan sát mọi việc xung quanh nên tôi đã ghi lại được rất nhiều câu chuyện khác nhau về cuộc sống sinh viên.

Nhưng có lẽ câu chuyện vào mùa hè năm ấy, khi tôi còn là sinh viên năm thứ hai đã trở thành ký ức khiến tôi không thể nào quên…

Đó là câu chuyện về cô bạn học cùng lớp đại học với tôi. Quê bạn ở Bắc Giang, đi học chậm một năm nên tính ra bạn sinh năm 1993. Vì là cô gái miền sơn cước nên bạn mang một nét đẹp của núi rừng nhìn rất cuốn hút, cộng thêm giọng nói nhẹ nhàng nên không biết đã có bao nhiêu chàng trai thầm thương, trộm nhớ bạn.

Ngày đầu tiên bạn bước vào lớp tôi đã ấn tượng với mái tóc dài mượt, cắt ngang vai cùng với đôi mắt đen láy của cô gái trong chiếc áo đồng phục trắng nhìn trong sáng vô cùng. Bạn chọn chỗ ngồi cạnh tôi và rồi chúng tôi trở thành bạn thân của nhau.
Mẹ của con trĩu gánh nặng cho con ăn học nên người. Ảnh minh họa
Bạn kể mình mồ côi bố, sống với mẹ và hai em. Gia đình nhà nông nên cuộc sống rất vất vả. Bạn lên thành phố học để mẹ chăm hai em rất cực nhọc nhưng khi đòi bỏ học mẹ bạn không cho. Cứ hàng tháng mẹ bạn lại gửi tiền qua ngân hàng cho bạn cùng với những cuộc điện thoại gọi hàng tuần chỉ để biết con gái mình có ăn đủ không, có ốm hay mệt không? Mỗi lần nói chuyện với mẹ, bạn lại khóc vì nhớ nhà, thương mẹ thương em còn nhỏ. Kết thúc mỗi cuộc nói chuyện mẹ luôn dặn bạn phải giữ gìn sức khỏe và cố gắng học tập, mọi việc ở nhà cứ để mẹ lo liệu.

Thế rồi, những cuộc nói chuyện cứ thưa dần theo thời gian. Không phải mẹ bạn quên mà vì bạn có người yêu. Mỗi khi mẹ gọi đến bạn chỉ nói vỏn vẹn có bốn từ: “Mẹ ơi, con bận.” rồi dập máy. Tôi biết mẹ bạn sẽ buồn lắm, làm gì có người mẹ nào lại không nhớ con, lúc nào cũng chỉ muốn nghe thấy giọng nói của con mình.

Tiền vẫn được mẹ bạn gửi lên hàng tháng. Nhưng từ khi có người yêu, thay vì lấy tiền mua sách bạn dùng nó để mua váy, mua quà tặng người yêu hết dịp này đến dịp khác. Mái tóc đen, óng ả ngày nào giờ xơ xác thay vào đó là mái tóc xoăn nâu hợp mốt. Bạn thay đổi nhiều quá khiến tôi thấy xa lạ vô cùng. Đã nhiều lần tôi khuyên bạn gọi điện về cho mẹ, chắc phải có việc gì mà dạo này mẹ bạn mới gọi liên tục như vậy. Nhưng đáp lại tôi lúc nào cũng là sự ậm ừ với cái cười trừ của cô bạn cùng câu trả lời: “Việc gì đâu. Chắc mẹ mình rảnh rỗi quá nên mới gọi nhiều thôi.”

Bạn cứ lao vào tình yêu như một con thiêu thân lao vào ngọn đèn sáng bỏ ngoài tai tất cả lời khuyên một người bạn thân là tôi. Bạn yêu hết từ người này đến người khác, bạn nói không yêu thì trái tim cô đơn lắm. Rồi những cuộc gọi của mẹ bạn cũng dừng lại, hai ba tháng không thấy bác gọi nữa. Tôi thấy lo lắng nhưng bạn thì chẳng quan tâm. Lúc nào cũng chỉ ôm điện thoại mà nhắn tin cho người yêu.

Thế rồi vào một ngày hè oi bức, bạn nhận được cuộc gọi từ quê nhưng đầu dây bên kia không còn là giọng nói ấm áp thân thuộc của mẹ bạn mà là của người bác họ hàng xa báo tin: mẹ bạn đã mất vì ung thư. Bạn lặng người ngã quỵ, nước mắt giàn dụa. Trong đêm chúng tôi bắt chiếc xe khách cuối cùng để về quê bạn.

Trước mắt tôi là một ngôi nhà gỗ đơn sơ, chẳng có vật dụng gì quý giá. Quan tài của mẹ bạn nằm đó, giữa nhà. Bạn gào khóc nức nở rồi lịm đi vì nỗi đau quá lớn. Lớp tôi có khá đông bạn tới để sẻ chia nỗi buồn với gia đình bạn. Ai nhìn cảnh ba chị em ôm lấy nhau khóc cũng không cầm được nước mắt khỏi xót xa.

Nhà bạn nghèo thật. Bảo sao bạn dễ bị cuốn vào nhịp sống hối hả nơi Hà thành. Tôi vẫn cứ tự ngụy biện lý do ấy cho mình chứ thật ra tôi thấy bạn đáng trách lắm. Giá như bạn quan tâm đến những cuộc gọi của mẹ thì có lẽ giờ bạn không phải ân hận đến vậy. Hóa ra, mẹ bạn bị ung thư từ bốn tháng trước, nhiều lần gọi muốn kể cho bạn về tình trạng sức khỏe không tốt nhưng mẹ bạn đoán bạn đang bận thi vì lần nào cũng là câu trả lời: “Mẹ ơi, con bận” từ bạn nên bác quyết định không gọi điện làm phiền bạn nữa mặc dù trong lòng rất nhớ.

Rồi bạn cũng bỏ học đại học để ở nhà chăm em. Người yêu bạn từ lúc hay tin mẹ bạn mất cũng không một lần liên lạc hay xuất hiện. Tôi không biết rồi cuộc sống của bạn và các em sẽ ra sao khi sống ở vùng đất nghèo ấy.

Đây không phải là câu chuyện của riêng một người mà là câu chuyện chung cho tất cả mọi người kể cả bản thân tôi. Tôi không nói tất cả các bạn đều sống vô tâm như người bạn của tôi bởi có rất nhiều bạn sống rất có hiếu, hàng tuần vẫn luôn về thăm gia đình. Tôi cũng không trách cứ người bạn của tôi bởi tôi biết trước cuộc sống hiện đại ngày nay không phải ai cũng giữ được bản chất tốt của mình. Đôi khi, mình bị dòng đời kéo đi lúc nào không hay.

Tôi mong sao đọc câu chuyện này, tất cả các bạn trẻ đặc biệt là các bạn sinh viên có thể "sống chậm" lại một chút, quan tâm và yêu thương lấy những người thân yêu của mình. Bởi, trên đời này không ai hiểu và yêu các bạn hơn gia đình cả. Đừng vì những người xa lạ hay các thứ vật chất tầm thường làm các bạn đánh mất bản thân mình, lãng quên đi những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.

“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng Mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng Cha
Nước biển mênh mông không đong đầy tình Mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín công Cha
Tần tảo sớm hôm Mẹ nuôi con khôn lớn
Mang cả tấm thân gầy Cha che chở đời con
Ai có Mẹ xin đừng làm Mẹ khóc
Đừng để buồn lên mắt Mẹ nghe không?”

Nguyễn Linh Chi  - sinh viên Khoa Quan hệ Công chúng & Quảng cáo, Học viện Báo chí & Tuyên truyền
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nghiệp chuyển lên và chuyển xuống

Phật giáo thường thức 09:00 19/04/2024

Nghiệp lực có thể đưa xuống được không? Nói cách khác, người ta có thể tái sinh vào cảnh thú không? Câu trả lời của người Phật tử là “Có thể” không được tất cả mọi người chấp nhận, vì Phật Giáo xác nhận rằng sự kiện ấy có thể xảy ra.

Là người khéo biết an trú vào Phật pháp

Phật giáo thường thức 07:25 19/04/2024

Vốn dĩ thế giới bên ngoài dao động, tâm chạy theo sinh khởi bất an. Làm sao để tâm an trước sự thay đổi của thế giới bên ngoài? Đây là một điều khó, nếu một người không có sự tu tập đúng đắn.

Yếu nghĩa của Dược sư quán đỉnh Chân ngôn

Phật giáo thường thức 06:37 19/04/2024

Kinh Dược Sư chép rằng: đức Thích Ca Như lai bảo với Mạn Thù Thất Lợi để nhắc tích rằng: “Bấy giờ đức Thế Tôn kia vào định tam ma địa tên là “Dứt trừ tội khổ cho tất cả chúng sinh”.

“Muốn bảo vệ Phật pháp thì tự thân chúng ta phải sống đúng với Chánh pháp”

Phật giáo thường thức 21:45 18/04/2024

Tối ngày 18/4/2024 Thượng tọa Thích Quang Thạnh - Ủy viên HĐTS, Phó trưởng Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương GHPGVN đã có buổi chia sẻ chủ đề “Giữ vững Niềm tin” đến với hơn 1.000 Phật tử thành phố quy tụ thính pháp.

Xem thêm