Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 07/10/2019, 05:21 AM

Mẹ ơi, con đã hiểu!

"Mẹ à! Bố cũng có đến chùa nhưng chưa biết tu tập. Bố vẫn uống rượu, ăn thịt, vẫn nóng tính. Mỗi lần con gọi điện, bố chỉ nói vài câu xong đưa máy cho mẹ. Giá như bố cũng có cơ hội vào chùa tu tập thì hay quá. Nhưng con biết được nhân duyên chưa đầy đủ nên chẳng thể miễn cưỡng".

>>Góc nhìn Phật tử

Thời gian trôi nhanh quá. Mới đây thôi, mà con đã ở chùa được gần 8 năm rồi mẹ ạ!

Bài liên quan

Ngày con đi, mẹ đã khóc rất nhiều. Bởi mẹ thương con, bởi mẹ chưa hiểu đạo. Mẹ có biết Phật là ai đâu? Làm sao mẹ có thể dễ dàng chấp nhận sự thật khi mẹ sắp mất đi một đứa con. Mẹ cũng chẳng hiểu được vì sao con trai của mẹ lại chọn con đường xuất gia học Phật. Con cám ơn mẹ nhiều lắm. Tuy không bằng lòng với lựa chọn của con, nhưng mẹ đã im lặng như một sự đồng ý.

Đi tu đâu phải là bất hiếu phải không mẹ? Một người khi phát tâm đi xuất gia được tu học đến nơi đến chốn, sau này làm lợi ích cho biết bao nhiêu người.

Đi tu đâu phải là bất hiếu phải không mẹ? Một người khi phát tâm đi xuất gia được tu học đến nơi đến chốn, sau này làm lợi ích cho biết bao nhiêu người.

Phần lớn, những người chưa biết về đạo Phật thường có cái thấy, cái hiểu sai lầm. Con nghe họ nói đi tu là bất hiếu, nuôi cho lớn, cho ăn học, không báo đáp cha mẹ mà bỏ đi tu như thế coi có được không?

Mẹ có nghĩ như vậy không mẹ?

Chắc không đâu mẹ nhỉ! Con biết mẹ thương con lắm. Mẹ lo cho con thôi phải không mẹ? Khi đó, con chưa hiểu sâu về đạo Phật, nên con chẳng thể nói cho mẹ hiểu nhiều về đạo hiếu, và cách báo hiếu đúng theo lời Phật dạy. Sau này, khi đọc vào kinh điển, con thấy đức Phật dạy như vậy mẹ à:

Bài liên quan

“Có hai hạng người, này các Tỷ-kheo, Ta nói không thể trả ơn được. Thế nào là hai? Mẹ và cha. Nếu một bên vai cõng mẹ, này các Tỷ-kheo, nếu một bên vai cõng cha, làm vậy suốt trăm năm, cho đến trăm tuổi; nếu đấm bóp, thoa xức, tắm rửa, xoa gội, và dầu tại đấy, mẹ cha có vãi tiểu tiện đại tiện, như vậy, này các Tỷ-kheo, cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha. Hơn nữa, này các Tỷ-kheo, nếu có an trú cha mẹ vào quốc độ với tối thượng uy lực trên quả đất lớn với bảy báu này, như vậy, này các Tỷ-kheo, cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha. Vì cớ sao? Vì rằng, này các Tỷ-kheo, cha mẹ đã làm nhiều cho con cái, nuôi nấng, nuôi dưỡng chúng lớn, giới thiệu chúng vào đời này.

Nhưng này các Tỷ-kheo, ai đối với cha mẹ không có lòng tin, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào lòng tin; đối với cha mẹ theo ác giới, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào thiện giới; đối với cha mẹ xan tham, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào bố thí; đối với cha mẹ theo ác trí tuệ, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào trí tuệ. Cho đến như vậy, này các Tỷ-kheo, là làm đủ và trả ơn đủ mẹ và cha”. (Tăng Chi Bộ Kinh, tập 1, phẩm Tâm Thăng Bằng).

"Thật hạnh phúc khi con biết mẹ và em đã phát tâm quy y Tam Bảo. Mẹ còn tập ăn chay, một tháng hai ngày, sau tăng lên bốn ngày. Mẹ biết đi chùa đọc kinh Phật. Mẹ còn khoe với con mẹ thuộc lòng chú Đại Bi rồi".

Mẹ thấy chưa mẹ. Đi tu đâu phải là bất hiếu phải không mẹ? Một người khi phát tâm đi xuất gia được tu học đến nơi đến chốn, sau này làm lợi ích cho biết bao nhiêu người.

Bài liên quan

Đức Phật Thích-ca sau khi thành đạo, Ngài đã hóa độ cho rất nhiều người tu tập chứng Thánh quả. Trong một lần về thăm hoàng cung, Phật đã độ được rất nhiều bà con quyến thuộc, an trú các vị vào các Thánh quả. Sau buổi pháp thoại, một số vị vương tử, các quan đại thần đã phát tâm xuất gia, tu tập theo đạo giải thoát.

Nhìn lại con, con chẳng thể độ cho cha mẹ xuất gia được. Gần 8 năm ở chùa, con luôn cố gắng tu tập cho tốt. Nhờ ơn Phật gia hộ cho gia đình được bình an. Những buổi công phu tu tập, con luôn cầu nguyện ơn đức của Tam Bảo gia hộ cho ông bà, cha mẹ và bà con họ hàng sớm biết Phật pháp, biết quy y Tam Bảo, ăn chay, làm lành…

Đức Phật ơi! Con có tham quá không! Thưa Phật?

Con không cầu xin cho ba mẹ con có nhiều tài sản, danh vọng cao sang, con chỉ mong sao cha mẹ và gia đình con sớm biết đến Phật pháp, biết tu tập chuyển hóa thân tâm. Chỉ có như thế, con mới phần nào báo đáp được công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Phật giúp con nha Phật. Bản thân con cũng sẽ cố gắng, học và tu cho tốt.     

Thật hạnh phúc khi con biết mẹ và em đã phát tâm quy y Tam Bảo. Mẹ còn tập ăn chay, một tháng hai ngày, sau tăng lên bốn ngày. Mẹ biết đi chùa đọc kinh Phật. Mẹ còn khoe với con mẹ thuộc lòng chú Đại Bi rồi. Con mừng lắm. Mỗi lẫn con gọi điện về nhà, trước hỏi thăm sức khỏe gia đình, sau là hỏi han dạo này mẹ có đi chùa tụng kinh đều không. Mẹ nói chỉ có khoảng gần hai chục “cụ” ra chùa tụng kinh thôi, mà toàn các “cụ bà” không à. Những người trẻ tuổi họ không biết đi chùa tụng kinh, không như trong chùa Hoằng Pháp đâu. Mẹ nói mẹ là người trẻ tuổi nhất đấy.

Phật ơi! Con có nghe nhầm không vậy? Mẹ con đã 50 tuổi rồi mà vẫn còn trẻ tuổi nhất cơ à! Thế mới biết được, phải có nhân duyên phước báo lắm mới biết đến Phật pháp.

“Hiếm thay sanh được làm người

Hiếm thay sống được một đời lành trong

Hiếm thay nghe pháp chánh tông

Hiếm thay vị Phật trần hồng giáng sinh”.

(Thi Kệ Pháp Cú, số 182 của Sư Giới Đức).

"Đức Phật ơi! Con sẽ cố gắng làm theo lời Phật dạy. Con hiểu rằng nếu chỉ báo ân cho cha mẹ bằng cách nuôi dưỡng, chăm sóc cha mẹ thôi thì chưa đủ. Đó mới chỉ là phần bên ngoài. Mà quan trọng là cần phải làm sao, làm cách nào cho cha mẹ phát sinh tín tâm, tránh ác làm lành, bố thí, biết tu tập để có an lạc, hạnh phúc trong giáo pháp, có trí tuệ đúng như lời Phật dạy".

Giữa năm 2017, con đã gợi ý cho mẹ vào chùa tu khóa tu Phật thất. Mẹ nói hai khóa đầu không đi được vì còn bận việc đồng áng. Mẹ chỉ đi được khóa cuối năm. Lần đầu tiên, mẹ được đi máy bay. Khóa tu năm đó, mẹ bảo về chùa vui lắm, thấy an lạc và hạnh phúc. Mẹ nói, bây giờ mẹ mới hiểu được vì sao ngày xưa con trai của mẹ cứ muốn xuất gia cho bằng được. Mẹ sẽ thu xếp công việc ở quê, cố gắng mỗi năm vào dự tu một lần.

Bài liên quan

Mẹ à! Như vậy con cũng an tâm phần nào, chỉ còn bố nữa thôi. Bố cũng có đến chùa nhưng chưa biết tu tập. Bố vẫn uống rượu, ăn thịt, vẫn nóng tính. Mỗi lần con gọi điện, bố chỉ nói vài câu xong đưa máy cho mẹ. Con chỉ khuyên bố uống ít lại, bớt nóng giận lại. Bố nói bố sẽ cố gắng. Giá như bố cũng có cơ hội vào chùa tu tập thì hay quá. Nhưng tự trong thân tâm con, con biết được nhân duyên chưa đầy đủ nên chẳng thể miễn cưỡng.

Đức Phật ơi! Con sẽ cố gắng làm theo lời Phật dạy. Con hiểu rằng nếu chỉ báo ân cho cha mẹ bằng cách nuôi dưỡng, chăm sóc cha mẹ thôi thì chưa đủ. Đó mới chỉ là phần bên ngoài. Mà quan trọng là cần phải làm sao, làm cách nào cho cha mẹ phát sinh tín tâm, tránh ác làm lành, bố thí, biết tu tập để có an lạc, hạnh phúc trong giáo pháp, có trí tuệ đúng như lời Phật dạy:

“Nhưng này các Tỷ-kheo, ai đối với cha mẹ không có lòng tin, khuyến khích, hướng dẫn an trú các vị ấy vào lòng tin; đối với cha mẹ theo ác giới, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào thiện giới; đối với cha mẹ xan tham, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào bố thí; đối với cha mẹ theo ác trí tuệ, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào trí tuệ. Cho đến như vậy, này các Tỷ-kheo, là làm đủ và trả ơn đủ mẹ và cha”.

Tâm Triệu

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nhập thất: Nhất tâm, lộ trình sơ thiền (5)

Góc nhìn Phật tử 17:30 28/03/2024

Tôi đề cập vấn đề này nhiều lần mà có vẻ như chưa đủ. Hai chữ nhất tâm nó có thể quyết định toàn bộ con đường tu tập, cả về phương pháp luận về các pháp hành mà Đức Phật đã chỉ ra.

Người trồng nụ cười

Góc nhìn Phật tử 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Góc nhìn Phật tử 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Người có tâm

Góc nhìn Phật tử 13:12 27/03/2024

Chúng ta thường nghe nói, con người “quý ở chữ tâm”, “hơn nhau ở chữ tâm” hay “sống phải có tâm”. Cụ Nguyễn Du cũng nói trong Truyện Kiều rằng “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Vậy thế nào là một người có tâm?

Xem thêm