Thứ ba, 24/09/2019, 08:42 AM

Năm bước thực hành của người xuất gia (I)

Những nỗi băn khoăn của người mới bước vào đời sống xuất gia là phải thực hành theo pháp môn nào và phải tu tập như thế nào mới chính xác với tinh thần của đức Phật. Muốn sự hành trì được vững vàng thì cần phải có một tấm bản đồ tu đạo được chỉ dẫn một cách căn bản và rõ ràng.

 >>Kiến thức

Trình tự này không phải được nói theo ý riêng hoặc dựa trên cái thấy biết cũng như sự kinh nghiệm của bất cứ ai, mà nó xuất phát từ nơi trí tuệ cứu cánh cùng tột của đức Phật.

Trong bài kinh Toán số Mục-kiền-liên thuộc bộ Trung A-hàm, đức Phật đã hướng dẫn chỉ dạy rõ ràng và cụ thể trình tự tu tập từ khi mới bắt đầu thực hành cho đến lúc viên mãn sạch hết mọi phiền não, xứng đáng dự vào hàng Chúng Trung Tôn - một trong ba ngôi báu vĩ đại của pháp giới chúng sinh.

Muốn sự hành trì được vững vàng thì cần phải có một tấm bản đồ tu đạo được chỉ dẫn một cách căn bản và rõ ràng.

Muốn sự hành trì được vững vàng thì cần phải có một tấm bản đồ tu đạo được chỉ dẫn một cách căn bản và rõ ràng.

Bài liên quan

Khi đức Phật đang du hóa tại nước Xá Vệ, ở trong rừng Thắng Lâm vườn ông Cấp Cô Độc. Bấy giờ sau buổi trưa, có một thầy giáo dạy toán tên là Mục Kiền Liên tản bộ đến xá chào và thưa hỏi Phật:

- Thưa Ngài! Tôi có điều muốn hỏi, mong Ngài cho phép, tôi mới dám trình bày.

Đức Phật đáp:

- Ông cứ hỏi đi, đừng có nghi ngại. Vị Thầy toán Mục Kiền Liên hỏi:

- Thưa Sa môn Cồ Đàm, giảng đường Lộc Mẫu này được xây dựng dần dần cho đến cuối cùng được thành tựu, cầu thang ở trong giảng đường này được bắt đầu từ nấc thứ nhất, nấc thứ hai, nấc thứ ba dần dần mới lên tới cái nấc thang cao nhất. Sự điều phục các con thú như voi, ngựa v.v... cũng phải có thứ tự như vậy. Cho đến người tu hành ở thế gian và những bậc Phạm chí cũng phải lần lượt theo thứ tự tu tập mới thành tựu. Chúng tôi là những người học về toán số và nhờ toán số mưu sinh mà cũng phải lần lượt học thứ tự rồi mới thành tựu. Từ số 1, số 2, rồi tới số 3, số 4 lần lần mới đến số lớn hơn cho đến vô cùng. Sự học hành cũng phải có thứ lớp. Như vậy tôi muốn hỏi, trong giáo pháp của Ngài Cồ Đàm phải lần lượt thứ tự như thế nào để đạt đến thành tựu?

Đức Phật đáp rằng:

- Này Mục-kiền-liên! Pháp của Ta cũng có trình tự, thứ lớp giống như vậy.

Thầy dạy toán Mục-kiền-liên có trùng tên với Tôn giả Mục Kiền Liên, vị đệ tử lớn của đức Thế Tôn. Ông là một người có trình độ học vấn cao, cho nên khi muốn hỏi về một vấn đề gì, trước hết là đưa ra một loạt những dẫn chứng cụ thể về trình tự thực hiện từ việc xây dựng, điều phục thú vật, cho đến các môn học ở thế gian và sau đó mới đặt ra vấn đề cần tìm hiểu trong sự đào tạo giáo dục đệ tử và những bước tu hành của đức Phật.

Bước thứ nhất: Thanh tịnh ba nghiệp

Làm trong sạch ba nghiệp: thân, miệng, ý là nền tảng căn bản để bước vào Đạo. Người Tỳ-kheo mới đến học đạo hoặc mới vào trong pháp luật của đức Phật thì phải luôn luôn giữ gìn, bảo vệ, phòng hộ thân, miệng và ý được trong sạch.

Làm trong sạch ba nghiệp: thân, miệng, ý là nền tảng căn bản để bước vào Đạo. Người Tỳ-kheo mới đến học đạo hoặc mới vào trong pháp luật của đức Phật thì phải luôn luôn giữ gìn, bảo vệ, phòng hộ thân, miệng và ý được trong sạch.

Nếu có Tỳ-kheo niên thiếu mới đến học đạo và mới vào trong pháp luật. Như Lai trước hết dạy rằng: “Ông hãy đến đây, với thân hãy thủ hộ mạng thanh tịnh với miệng và ý hãy thủ hộ mạng thanh tịnh”.

Làm trong sạch ba nghiệp: thân, miệng, ý là nền tảng căn bản để bước vào Đạo. Người Tỳ-kheo mới đến học đạo hoặc mới vào trong pháp luật của đức Phật thì phải luôn luôn giữ gìn, bảo vệ, phòng hộ thân, miệng và ý được trong sạch. Đây là bước đầu tiên quan trọng về giới học. Nếu thiếu bước này thì các bước sau đều không thể thành tựu. Khi đi xe gắn máy, phải đội nón bảo hiểm là để phòng hộ và bảo vệ cái đầu. Hoặc lúc đi đường cần phải đeo mắt kính là để phòng hộ, bảo vệ con mắt tránh khỏi bụi bặm... Đó chỉ là những sự phòng hộ và bảo vệ sắc chất ở bên ngoài. Ở đây, đức Phật dạy chúng ta không những phải phòng hộ và bảo vệ phần sắc chất mà cả về phần tinh thần ở bên trong.

Bài liên quan

Không phải đợi tới lúc bụi bay vào mắt gây đau đớn hoặc té u đầu, bể trán phải đi vào bệnh viện để chữa trị, mới cần phải có các biện pháp phòng hộ và bảo vệ thân thể an toàn. Cũng giống như vậy sự phòng hộ và bảo vệ tâm tránh khỏi bị ngoại cảnh lục trần làm xáo trộn,  ô nhiễm cần phải luôn được đề cao tỉnh giác trong mọi thời điểm.

Giữ gìn thân tránh được hành động thô tháo, kiểm soát cẩn thận từng lời nói và dè dặt trong mỗi ý niệm để thanh lọc những thói quen xấu dở cũng như sự ô nhiễm của ba nghiệp đã tích lũy từ lâu đời.

Nghiêm trì oai nghi giới luật và luôn chánh niệm phòng hộ bảo vệ ba nghiệp giúp người tu thay da đổi thịt, chuyển đổi được những thói quen xấu ác và phẩm chất tư cách tự nhiên nâng lên tới chỗ cao thượng.

Bước thứ hai: Soi xét thân tâm

Thân thể này như thế nào thì nhìn thấy đúng như thế ấy, gọi là quán xét đúng sự thật của thân. Đây là chỗ thâm sâu, quan trọng nhất và cốt lõi nhất của Phật pháp.

Thân thể này như thế nào thì nhìn thấy đúng như thế ấy, gọi là quán xét đúng sự thật của thân. Đây là chỗ thâm sâu, quan trọng nhất và cốt lõi nhất của Phật pháp.

Hãy quán xét nội thân đúng như sự thật của thân cho đến thọ, tâm và pháp cũng quán như thế. Đừng nghĩ nhớ những niệm tưởng tương ưng với dục.

Đây là bước mấu chốt trong sự thực hành nghiền ngẫm, quán chiếu để vận dụng tu tập trong cuộc sống thực tế.

Khi đức Thế Tôn sắp nhập Niết-bàn, Tôn giả A-nậu- lâu-đà đã hỏi rằng:

- Sau khi đức Thế Tôn vào Niết-bàn, chúng con phải nương tựa vào đâu?

Đức Phật đáp:

- Hãy nương tựa vào Tứ niệm xứ.

Bài liên quan

Khuyết điểm lớn của đại đa số người học Phật là thường lầm tưởng học thuộc lòng bốn phép quán (quán thân bất tịnh, quán thọ thị khổ, quán tâm vô thường, quán pháp vô ngã) đó là đã biết và hiểu về Tứ niệm xứ, cho nên không thể tu hành tiến bộ. Hoặc khi nghe nói về Tứ Thánh đế thì trong đầu liền nhớ Khổ, Tập, Diệt, Đạo hay nói về Lục độ thì nhớ ngay Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí tuệ. Lúc đó, trong tâm khởi lên ý niệm là đã học và đã biết hiểu rồi, cho nên không chịu lắng nghe nữa. Đó là điều nhầm lẫn hết sức tai hại!

Cần phải sáng suốt phân biệt rõ tất cả những hiểu biết trên ngôn ngữ, danh từ không phải là cái thấy thật sự phát xuất từ nơi tâm mình và chẳng phải là chỗ cuối cùng mà người tu cần đạt đến. Hơn nữa, sự hiểu biết cũng có nhiều ở mức độ sâu cạn khác nhau. Trong kinh tạng Nguyên Thủy phân tích, chia chẻ cái thấy hiểu thành năm bậc, trong đó bậc sau cùng của sự thấy biết là chứng đạt. Sống trọn vẹn với cái thấy biết này gọi là sống thật sự với cái thấy biết thù thắng (Thắng tri).

Nội dung chính yếu của pháp Tứ niệm xứ là quán xét thân và tâm. Quán xét hoàn toàn khác với quán tưởng. Quán tưởng là tưởng tượng, chẳng hạn quán tưởng về tướng hảo của Phật, nương theo lời kinh mà tưởng về những tướng tốt, lỗ tai dài, tướng lông trắng giữa vầng trán... Trong khi đó, quán xét là sự vật như thế nào thì thấy đúng như thế ấy, không thêm bớt chi tiết nào khác, gọi là thấy đúng sự thật.

Thân thể này như thế nào thì nhìn thấy đúng như thế ấy, gọi là quán xét đúng sự thật của thân. Đây là chỗ thâm sâu, quan trọng nhất và cốt lõi nhất của Phật pháp.

Hằng ngày, chúng ta phải thường nhớ soi xét thân tâm và kiểm tra lại sự tu tập của mình, vì đây là bước trọng yếu nhất trên đường tu.

Hằng ngày, chúng ta phải thường nhớ soi xét thân tâm và kiểm tra lại sự tu tập của mình, vì đây là bước trọng yếu nhất trên đường tu.

Mỗi khi tâm mình nổi lên một tư tưởng hoặc dấy lên một ý niệm mà có sự suy xét đúng với sự thật, chân lý thì kinh tạng Nguyên thủy gọi là “Như lý tác ý” và kinh A-hàm gọi là “Như thật quán chiếu”, quán xét và soi rọi đúng như sự thật của nó. Vượt qua được những chướng ngại trên ngôn từ để hiểu được nghĩa lý thâm sâu một cách chính xác và thường sống được với nó sẽ có được công năng tác dụng thật sự to lớn. Khi thực hành đúng mức thì chứng quả A-la-hán. Trong đạo gọi là thọ dụng, nói nôm na là xài được, dùng được.

Một đống tiền Âm phủ không thể xài, chẳng bằng một tờ tiền thật có thể dùng trong nhiều việc khác nhau. Cho nên nói:“Nhiều mà giả, không bằng ít mà thật” (Đa hư bất như thiểu thật).

Cũng vậy, dù nhớ rất nhiều kinh điển, ngôn từ hoặc giảng nói vô số lý thuyết cao siêu cũng không bằng việc hiểu rõ và ứng dụng chính xác được một câu kinh, một pháp trọng yếu vào trong cuộc sống. Đó là một bảo vật vô giá!

Bài liên quan

Đức Phật nói rằng:“Ta không bao giờ tuyên bố là Ta thành tựu sự Giác ngộ Cứu cánh Cùng cực khi nào Ta chưa thấu suốt trọn vẹn về năm uẩn”. Năm uẩn chính là thân và tâm. Sở dĩ, đức Phật được gọi là đấng Pháp vương, Vô thượng giác, Diệu giác hay Cứu cánh giác là vì Ngài đã ứng dụng pháp Tứ niệm xứ để thấu suốt trọn vẹn tận cùng triệt để bản chất của thân và tâm. Chính vì thế nên trước khi vào Niết-bàn, đức Phật đã nhắn nhủ rằng, khi Ngài nhập diệt rồi các đệ tử phải nương tựa vào trí tuệ thấu suốt sự thật của thân tâm, gọi là “y chỉ Tứ niệm xứ”.

Hằng ngày, chúng ta phải thường nhớ soi xét thân tâm và kiểm tra lại sự tu tập của mình, vì đây là bước trọng yếu nhất trên đường tu. Dù cho thông suốt về thiên văn, địa lý hoặc rành việc người này kẻ nọ hay nắm bắt cập nhật tin tức trong nước, thời sự quốc tế... mà bản thân là gì hay nội tâm mình ra sao cũng không biết thì không thể gọi là biết. Lầm tưởng là thông minh tài giỏi, quảng kiến đa văn, uyên bác nhưng thật ra chúng ta không biết gì. Đó là đang sống trong mê lầm vô minh. Kinh Viên Giác có nói:“Cho rằng mấy thân này là mình và những ý nghĩ lăng xăng là tâm mình, đó là vô minh. Ngược lại, giác ngộ là minh, là sáng suốt thấy rõ sự thật của thân tâm”.

Những ý tưởng sinh diệt biến đổi trong từng khoảnh khắc niệm niệm vô thường, sát na sinh diệt liên tục trong tâm. Bảy loại tình cảm: mừng, giận, thương, sợ, yêu, ghét, muốn luôn thay thế chỗ cho nhau trong dòng tư tưởng bất tận.

Những ý tưởng sinh diệt biến đổi trong từng khoảnh khắc niệm niệm vô thường, sát na sinh diệt liên tục trong tâm. Bảy loại tình cảm: mừng, giận, thương, sợ, yêu, ghét, muốn luôn thay thế chỗ cho nhau trong dòng tư tưởng bất tận.

Để thấy rõ sự thật của thân và tâm cần phải xoay  trở lại quán xét soi rọi trong từng hành vi, sinh hoạt hằng ngày, chẳng phải mở cuốn kinh ra đọc mới có thể quán xét. Sự thật hiện hữu ở ngay nơi tấm thân thường bài tiết ra những chất dơ bẩn: ráy tai, nước mũi, ghèn, nước miếng, phân tiểu... Khi ăn cơm phải biết đang vay mượn, khi uống nước hay thở cũng vậy, nhờ có những thứ đó nên mới có mình. Quán xét thân bất tịnh qua những hoạt động ăn uống, tắm gội, giặt đồ, đi vệ sinh v.v... là để thấy thân này hôi hám, nhơ nhớp, không phải tưởng sạch thành dơ. Thân thể hôi nhơ như thế nào thì thấy đúng như vậy, đó gọi là quán xét sự thật của thân.

Tuy nhiên, nhiều khi biết rõ như vậy nhưng chúng ta không dám đối diện với sự thật hoặc chỉ nhìn phớt qua hình thức bên ngoài và lầm tưởng là đẹp đẽ, cao quý sang trọng hoặc bền chắc mãi mãi, cho nên mới có sự đam mê thích thú nắm chặt để tạo nghiệp khổ đau. Nhìn thấy rõ bản chất thật sự của thân này thì ít nhất cũng giảm bớt phân nữa sự tham muốn và cố chấp nắm chặt.

Bài liên quan

Nếu tiếp tục quán xét đến chỗ nhơ nhớp tột cùng của thân (cứu cánh bất tịnh) là lúc nằm liệt một chỗ khi già yếu hay bệnh nặng. Lúc đó, tiểu tiện tại chỗ, thân thể gầy còm hôi hám nhìn giống như quỷ đói. Kinh tởm hơn nữa là lúc chết thân này xanh xám, tím ngắt, mùi hôi từ thây chết bốc lên khiến người xung quanh phải tẩn liệm ngay sau vài giờ tắt thở.

Ở các nước Ấn Độ, Tây Tạng hiện nay vẫn còn những khu rừng để thây người chết gọi là Thi lâm. Khi đến đó, chúng ta sẽ tận mắt nhìn thấy sự thật của con người chỉ là một đống xương thịt đang thối rữa, ruồi nhặng bu quanh, chim kền kền xúm lại xé thịt. Hoặc đôi khi trên đường đi, nhìn thấy người ta xúm quanh một chiếc chiếu quấn một xác người mà mới trước đó ít phút còn quơ tay múa chân, la hét, rồ ga lạng lách, nhưng giờ đây chỉ còn một đống thịt bầy nhầy, đầu óc vỡ tung, máu chảy tràn lan... Cần phải nhìn thấy những cảnh tượng thực tế như vậy, chúng ta mới có thể tháo gỡ bớt cái tâm tham muốn của mình. Chính mình nhìn thấy rõ lẽ thật của thân mình, thì thân của người khác cũng giống như vậy. Càng nhìn kỹ, càng nhìn sâu chừng nào thì phá vỡ vô minh mê lầm nhiều chừng đó. Cứ thực hành như thế cho đến lúc nào thấu rõ bản chất của thân, không còn nghi ngờ thì lúc đó tự nhiên mình có thể vượt thoát khỏi sự bám víu nắm chặt vào nó.

Người xưa nói rằng:“Chưa diệt được thằng giặc này là chưa có được an ổn”. “Thằng giặc” chính là vô minh, tinh ranh gian xảo vượt ngoài mọi sự tưởng tượng.

Người xưa nói rằng:“Chưa diệt được thằng giặc này là chưa có được an ổn”. “Thằng giặc” chính là vô minh, tinh ranh gian xảo vượt ngoài mọi sự tưởng tượng.

Phần tâm niệm cũng giống vậy. Những ý tưởng sinh diệt biến đổi trong từng khoảnh khắc niệm niệm vô thường, sát na sinh diệt liên tục trong tâm. Bảy loại tình cảm: mừng, giận, thương, sợ, yêu, ghét, muốn luôn thay thế chỗ cho nhau trong dòng tư tưởng bất tận. Vừa cười tươi liền âu sầu, mới nói thương yêu nay không thèm nhìn mặt nhau, đổi thay liên tục không có dừng lặng, đứng yên một chỗ cố định. Vì không rõ được điều đó, cho nên chúng ta nắm chặt vào những trạng thái biến đổi đó và lầm tưởng là cái tâm thật sự, cho nên bị nó làm cho sầu khổ.

Bài liên quan

Cần phải soi xét thật kỹ mới thấy rõ không lầm bản chất huyễn giả của chúng. Nếu chỉ là quán xét vẫn chưa đủ mà cần phải thường chiếu soi mới thấy rõ được bộ mặt thật của vọng tâm. Giống như có một chiếc nhẫn  bị rơi trong góc hẹp của căn nhà, khi ấy dù có đèn sáng cũng cần phải dùng thêm đèn pin để soi vào góc sâu mới mong tìm thấy. Cũng giống như vậy, chúng ta không thể nhìn theo cách bình thường của tình cảm, lý luận, vọng thức, mà cần phải dùng ánh sáng của chánh pháp, sự thật của chân lý mới có thể thấu suốt tận cùng bản chất thật sự của tâm.

Vọng thức ở trong tâm của mình tài tình hơn những luận sư hay luật sư ở ngoài đời, nó lý luận, biện minh đủ việc làm cho chúng ta chìm đắm luân hồi trong sinh tử vô lượng vô biên kiếp. Thiền sư Huyền Giác có nói:

Tốn pháp tài, diệt công đức

Chỉ vì điên đảo theo vọng thức

Mất hết tài sản của chánh pháp, diệt hết bao nhiêu công đức cũng đều vì điên đảo theo vọng thức. Vọng thức là ý thức hư vọng giả dối, chẳng phải mình mà lại tưởng là mình. Nó luôn thỏ thẻ thì thầm, thở than một hồi khiến mình phải nghe theo nó và bị nó nhận chìm trong sinh tử, không thể thoát ra. Hoặc khi làm sai trật, phạm lỗi rõ ràng, nhưng nó cũng có lý do để bào chữa cho mình thoát tội. Mình ôm giữ nó và nó bênh vực cho mình và cùng lôi nhau vào chỗ tối tăm đau khổ. Nếu không có công phu soi xét sáng rõ mạnh mẽ này thì chẳng bao giờ chúng ta biết sự thật giả dối. Và nếu không “đánh trận lớn” thì sẽ không thể nào chiến thắng được nó.

Vọng thức của mình là Đại ma đầu, dù Thiên ma cũng không sánh bằng. Nó rất tinh vi và nguy hiểm, luôn lừa gạt để nhận chìm mình trong sầu khổ bao đời kiếp, nhưng vì không biết chúng ta vẫn thản nhiên nhận nó “làm con”. Vì lầm tưởng nó chính là tâm cho nên lúc nào chúng ta cũng có khổ sầu. Tu hành là phải nhìn thấy và đập tan bản mặt giả dối của ý thức thì mới mong có được một phần an ổn.

Người xa lìa được tham dục thì tương ưng với chánh pháp. Ngược lại, người dù có tu học pháp trong một thời gian dài mà không lìa xa được sự tham dục thì cũng không được xem là học pháp, vì còn ở trong dục mà nói pháp thì đều là pháp hữu vi của sinh diệt, không phải là pháp vô vi của xuất thế.

Người xa lìa được tham dục thì tương ưng với chánh pháp. Ngược lại, người dù có tu học pháp trong một thời gian dài mà không lìa xa được sự tham dục thì cũng không được xem là học pháp, vì còn ở trong dục mà nói pháp thì đều là pháp hữu vi của sinh diệt, không phải là pháp vô vi của xuất thế.

Người xưa nói rằng:“Chưa diệt được thằng giặc này là chưa có được an ổn”. “Thằng giặc” chính là vô minh, tinh ranh gian xảo vượt ngoài mọi sự tưởng tượng.

Bài liên quan

Kinh Viên Giác nói:“Hư vọng phù tâm đa chư xảo kiến”. Cái tâm giả dối ấy có nhiều cái thấy biết xảo quyệt. Nó lừa dối gạt gẫm và dẫn dụ mình đi vào trong biển cả tham dục. Sách xưa có một chủ đề “Dục Hải Hồi Cuồng”, tức là quay ngược cái tâm điên cuồng trôi nổi trong biển tham dục để trở về bến bờ chánh pháp.

Tại sao nói “quy y Pháp ly dục tôn”? Bởi vì công năng và bản chất của chánh pháp là ly dục, giúp xa lìa tham dục. Người xa lìa được tham dục thì tương ưng với chánh pháp. Ngược lại, người dù có tu học pháp trong một thời gian dài mà không lìa xa được sự tham dục thì cũng không được xem là học pháp, vì còn ở trong dục mà nói pháp thì đều là pháp hữu vi của sinh diệt, không phải là pháp vô vi của xuất thế. Tất cả bậc chứng ngộ giáo pháp từ xưa cho đến nay đều là bậc Ly dục.

Nội tâm ly dục được bao nhiêu phần trăm thì biết đã tương ưng với pháp bấy nhiêu phần trăm. Còn như suốt mấy năm qua học Phật mà chưa ly dục được một phần nào thì không có dính dáng gì với pháp, mà chỉ là thu thập thêm kiến thức, hiểu biết trên ngôn ngữ.

Đức Phật, các bậc Thánh nhân được tôn kính từ nhân gian lên đến các cõi trời ở trong Tam thiên Đại thiên thế giới này là vì thành đạo xa lìa tham dục.

Ý dục là từ nhớ tưởng mà có, nếu không có nhớ nghĩ thì làm gì có tham dục. Cho nên lìa được mọi sự nhớ nghĩ về dục thì vượt qua được mọi sự tham dục. Muốn không nghĩ tưởng về nó thì phải nhớ nghĩ về pháp, không được để tâm trống rỗng không có việc làm.

Ý dục là từ nhớ tưởng mà có, nếu không có nhớ nghĩ thì làm gì có tham dục. Cho nên lìa được mọi sự nhớ nghĩ về dục thì vượt qua được mọi sự tham dục. Muốn không nghĩ tưởng về nó thì phải nhớ nghĩ về pháp, không được để tâm trống rỗng không có việc làm.

Muốn xa lìa được tâm tham dục chỉ có một con đường duy nhất là phải có pháp. Phải nhìn thấu tột được bản chất giả dối không thật của thân và tâm. Thấy rõ thân này là nhơ nhớp bất tịnh và tâm thì sinh diệt vô thường. Đó chính là trọng tâm của tất cả giáo pháp tu hành.

Niệm Phật, lễ sám, tụng kinh, ngồi thiền,... đều là những phương tiện giúp thấy rõ được cội gốc của vô minh, nhận lầm thân này là sạch sẽ, thật có và bền chắc.

Nhận lầm tất cả những cảm thọ, ý niệm của vọng thức trong tâm là mình.

Một bí quyết khác, không kém phần quan trọng giúp xa lìa tâm tham dục là:“Đừng nhớ nghĩ những niệm tưởng tương ưng với dục”.

Kinh Tứ Thập Nhị Chương nói rằng:

Dục sinh từ ý ông, Ý do nhớ tưởng sinh

Hai tâm đều lặng hết

Không sắc cũng không hành.

Dục sinh ư nhữ ý, Ý dĩ tư tưởng sinh,

Nhị tâm các tịch tĩnh, Phi sắc diệt phi hành.

Ý dục là từ nhớ tưởng mà có, nếu không có nhớ nghĩ thì làm gì có tham dục. Cho nên lìa được mọi sự nhớ nghĩ về dục thì vượt qua được mọi sự tham dục. Muốn không nghĩ tưởng về nó thì phải nhớ nghĩ về pháp, không được để tâm trống rỗng không có việc làm.

Một cái bình hoặc cái ly trống rỗng thì có thể đổ nước dơ hoặc thuốc độc vào đó. Ngược lại, nếu như  cái bình hoặc cái ly đó đã chứa đầy sữa tươi và có nắp đậy thì không thể chứa thêm thứ nào khác. Cũng vậy, đức Phật dạy rằng: “Khi nội tâm của mình có pháp thì sự tham dục hay những nhiễm ô ở bên ngoài khó xâm nhập vào”. Trong kinh Tứ Thập Nhị Chương nói rằng:“Một lòng nhớ chánh pháp, nghiền ngẫm soi xét có thể lìa dục”.

(Còn tiếp)

Thích Minh Thành

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Xem thêm