Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 25/12/2023, 12:15 PM

Một cư sĩ trẻ bế quan niệm Phật 3 năm tự tại vãng sanh

Vãng sanh khó hay không? Chẳng khó. Vấn đề là quý vị có chịu buông xuống hay không, mấu chốt ở chỗ này. Vứt bỏ vạn duyên là câu mấu chốt, chỉ cần làm được câu này là được rồi.

Nếu quý vị hỏi mấy năm thì thành Phật được, thông thường nói là ba năm. Quý vị có chịu làm hay không? Vì sao nói ba năm? Quý vị xem thử Tịnh Độ Thánh Hiền Lục, Vãng Sanh Truyện trong đó hầu như hơn một nửa số người đều niệm Phật ba năm vãng sanh. Hồi xưa đã từng có pháp sư hỏi tôi, nêu ra vấn đề này: có phải những người niệm Phật này đúng sau ba năm thì thọ mạng đến rồi không? Pháp sư hỏi vấn đề này, tôi suy nghĩ một lúc. Nếu nói những người này đều là ba năm thọ mạng đến thì lời này nói không thông, không hợp logic.

Vì sao vãng sanh? Người ấy công phu đã thành phiến. Chỉ cần công phu thành phiến, quý vị muốn ra đi lúc nào cũng được! Muốn đi thì đi, muốn ở lại cũng được! Ở lại thế gian này là do có nhiệm vụ, có sứ mạng, làm cho người khác thấy. Nếu chẳng có duyên phận với thế gian này người ấy đã ra đi.

Hòa thượng Hải Hiền với sứ mệnh làm tấm gương vãng sanh, từ bi đến cùng cực

01

Ba năm trước có một vị cư sĩ ở Thâm Quyến, là một người còn trẻ ba mươi mấy tuổi, tức ông Hoàng Trung Xương, nghe trong Vãng Sanh Truyện có nói niệm Phật ba năm bèn có thể vãng sanh, ông ta bế quan coi thử ba năm có thể thành tựu hay không? Ở trong quan phòng hai năm mười tháng, còn thiếu hai tháng nữa mới mãn thời hạn, ông ta liền biết trước lúc mất. Vãng sanh cũng không sanh bệnh. Cuộc biểu diễn của ông ta nhằm độ chúng sanh, chẳng dạy bằng lời lẽ (ngôn giáo), mà dùng thân giáo, nêu gương cho quý vị thấy. Trong Tam Chuyển Pháp Luân, cách này gọi là Thị Chuyển, [tức là] thị hiện tấm gương cho quý vị nhìn vào. Thật sự chẳng phải là giả. Sau khi hỏa táng lưu lại xá lợi, nay đang được thờ trong một tiểu đạo tràng tại Thâm Quyến, chứng minh cho chúng ta thấy ba năm thành tựu là thật, chẳng giả. Ba năm trong quan phòng, mỗi ngày ông ta niệm Kinh Vô Lượng Thọ một lần, ngoài ra Phật hiệu chẳng gián đoạn.

Phương pháp tôi đã dạy ông ta là phương pháp do pháp sư Đế Nhàn đã dạy người đồ đệ làm thợ vá nồi: niệm mệt bèn nghỉ ngơi, chẳng phân biệt ngày hay đêm, tỉnh dậy sẽ niệm tiếp. Thật sự làm được tâm vô nhị niệm, chỉ một câu A Di Đà Phật. Ông ta khác với người thợ vá nồi ở chỗ mỗi ngày niệm Kinh Vô Lượng Thọ một lần, thêm vào một bộ Kinh Vô Lượng Thọ, nhưng Phật hiệu chẳng gián đoạn, bèn thành công.

Vãng sanh khó hay không? Chẳng khó. Vấn đề là quý vị có chịu buông xuống hay không, mấu chốt ở chỗ này. Vứt bỏ vạn duyên là câu mấu chốt, chỉ cần làm được câu này là được rồi.

Cư sĩ trẻ Hoàng Trung Xương, tôi nói qua mấy lần, anh ta nghe tôi giảng kinh. Giảng đến đoạn này thì anh ta hạ quyết tâm buông bỏ vạn duyên, nhất tâm niệm Phật, nhập thất. Cư sĩ Hướng Tiểu Lợi ở Thâm Quyến hộ thất cho anh ta. Chút phước báo của cư sĩ Hướng Tiểu Lợi, thật sự mà nói, tức là công đức hộ thất. Vì sao? Vì cô ta giúp một người thành Phật, công đức này rất lớn! Anh ta thử xem, nhất tâm chuyên niệm. Mỗi ngày anh ta ở trong thất là học bộ Vô Lượng Thọ kinh, tức là bổn Hội Tập này của chúng ta, thời gian còn lại là niệm Phật. Kỳ hạn là ba năm, anh ta niệm đến 2 năm 10 tháng, thiếu 2 tháng đầy 3 năm, biết trước giờ chết. Anh ta đã vãng sanh không cần thọ mạng nữa, lúc đó anh ta khoảng ba mấy tuổi. Điều này chứng minh rằng tôi nghĩ không sai, có thọ mạng nhưng không cần, đến thế giới Cực Lạc rồi. Ở đây tu hành làm sao tốt bằng đến thế giới Cực Lạc?

Cư sĩ Hoàng Trung Xương chứng minh cho chúng ta tam chuyển pháp luân, anh ta thị hiện cho chúng ta gọi là chứng chuyển, đó là thật không phải giả. Cho nên đến thế giới Cực Lạc thật sự là một việc rất dễ, không phải việc khó. Khó là khó ở chỗ quý vị không chịu buông bỏ. Người thanh niên này rất giỏi! Anh ta sống đơn giản, không kết hôn, không nuôi gia súc, đúng là muốn đi thì đi. Đây là luận về tu hành, tu hành có trước sau. Cũng là nói trước phải nhìn thấu quý vị mới buông bỏ được. Vì sao quý vị không buông bỏ được? Vì quý vị không nhìn thấu quý vị không hiểu chân tướng sự thật. Thật sự hiểu được chân tướng sự thật rồi thì quý vị mới chịu buông bỏ.

Nếu hiểu rõ thế giới Cực Lạc, tôi tin rằng quý vị sẽ giống như cư sĩ Hoàng Trung Xương, dùng thời gian ba năm để tu hành, anh ta đến thế giới Cực Lạc rồi. Ở đây chịu khổ ba năm, đến thế giới Cực Lạc hưởng lạc vô lượng vô biên, vậy có chịu làm không? Đương nhiên là cam tâm rồi. Đừng nói khổ 3 năm, có khổ 30 năm tôi cũng đồng ý làm. Không biết lạc ở thế giới Cực Lạc, không biết. Người thật sự biết được thì họ sẽ làm, bất cứ thứ gì họ cũng buông bỏ được.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Tư liệu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tư liệu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Tiếc là con người chỉ có hai tay

Tư liệu 08:20 19/11/2024

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.

Bay qua miền hạnh phúc

Tư liệu 17:30 18/11/2024

Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.

Xem thêm