Một số hiểu lầm thường gặp về Thiền
Có một số nhận định sai lầm chung về thiền. Tốt nhất là nên giải quyết, làm rõ những điều này ngay, vì chúng là loại định kiến có thể cản trở sự tiến bộ của bạn ngay lúc bắt đầu.
1. Thiền chỉ là một phương cách để thư giãn
Thực ra: Sự thư giãn chỉ là một sản phẩm phụ hữu ích của thiền, nhưng không phải là mục đích của thiền.
2. Thiền làm tâm lâng lâng như sống trong mộng
Thực ra: Khi hành thiền bạn đâu có cố khiến tâm không còn ý thức, hay cố gắng biến mình thành một thứ thực vật bất động. Trái lại thì có: bạn sẽ ngày càng ý thức hơn về những biến đổi trong cảm xúc của bản thân. Bạn sẽ tu tập để hiểu biết bản thân với sự chính xác, rõ ràng hơn bao giờ hết.
3. Thiền là một cách tu huyền bí, khó hiểu nghĩa lý
Thực ra: Thiền hoạt động với các tầng tâm thức nằm sâu hơn tư duy, khái niệm. Do đó, một số trải nghiệm về thiền không thể diễn tả bằng lời. Tuy nhiên, như thế không có nghĩa là ta không thể hiểu thiền. Thiền cần được hiểu bằng cách thực hành nó. Mỗi lần hành thiền là một sự quán sát và là một trải nghiệm, một cuộc thám hiểm. Tập nhìn từng giây phút như nó là giây phút đầu tiên và duy nhất trên thế gian, là điều căn bản.
4. Thiền là một cách tu nguy hiểm
Thực ra: Nếu bạn bắt đầu một cách từ từ, thong thả, sự tiến bộ trong thực hành sẽ xảy ra một cách tự nhiên. Không nên áp đặt thứ gì. Sau này, khi bạn tu tập dưới sự kiểm soát chặt chẽ và trí tuệ bao quát của một vị thầy có khả năng, bạn có thể tăng tốc mức độ tăng trưởng bằng cách thử hành thiền chuyên sâu một thời gian. Tuy nhiên, buổi ban đầu hãy thư thả. Thực tập nhẹ nhàng.
5. Thiền là trốn chạy thực tại
Thực ra: Thiền không nhằm che chắn bạn khỏi những khổ đau trong cuộc đời. Đúng hơn, thiền cho phép bạn đào sâu vào cuộc sống và tất cả mọi khía cạnh của nó để bạn có thể vượt qua rào cản của cái đau, thoát khổ. Thiền đi thẳng vào thực tại.
Con đường Thiền định mà Thế Tôn đi qua
6. Thiền là cách tốt nhất để luôn cảm thấy bình an
Thực ra: Thiền đôi khi cũng tạo cho ta cảm giác đầy bình an, tĩnh lặng – nhưng đó không phải là mục đích để hành thiền và không phải lúc nào điều đó cũng xảy ra. Hơn nữa, nếu bạn hành thiền với mục đích đó trong tâm thì nó lại ít khi xảy ra hơn là khi bạn thiền với mục đích thực sự của thiền, đó là làm tăng sự tỉnh thức.
7. Thiền là ích kỷ
Thực ra: Chúng ta ích kỷ nhiều hơn là mình tự nhận biết. Tự ngã luôn có cách để biến những hoạt động cao cả nhất thành rác rưởi nếu nó được phép. Qua thiền, chúng ta trở nên ý thức về bản thân đúng như nó là, bằng cách nhận ra các hành vi vi tế mà chúng ta làm do tính ích kỷ của bản thân. Từ đó ta mới thực sự bắt đầu rõ tính vô ngã. Thanh tịnh bản thân khỏi tâm ích kỷ không phải là một hành động ích kỷ.
8. Thiền là ngồi suy tưởng viển vông
Thực ra: Giống như sự tĩnh lặng, bình an, những tư tưởng viển vông, xa vời cũng có thể phát khởi trong lúc bạn hành thiền. Dĩ nhiên, bạn không cần phải tránh né chúng – nhưng cũng đừng tìm kiếm chúng. Chúng cũng chỉ là các dư phẩm dễ chịu của thiền. Điều gì khởi lên, sẽ khởi lên. Chỉ đơn giản thế thôi.
9. Thiền sẽ giúp mọi phiền não qua đi
Thực ra: Rất tiếc, thiền không phải là thuốc trị bá bệnh nhanh chóng. Bạn có thể nhận thấy một số thay đổi ngay, nhưng các hiệu quả thực sự sâu xa cần nhiều thời gian thực hành. Đó là cách mọi thứ trên vũ trụ này vận hành. Không có gì đáng giá được thực hiện chỉ qua một đêm. Kiên nhẫn là chìa khóa. Kiên nhẫn. Nếu bạn không học được gì từ thiền, bạn sẽ học được tính kiên nhẫn. Bất cứ sự chuyển hóa thâm sâu nào cũng cần kiên nhẫn.
Tác giả: Bhante Gunaratana
Nguồn: Cuốn “Start Here, Start Now”, NXB Wisdom Publications, © 2019 Bhavana Society.
Diệu Liên Lý Thu Linh trích dịch.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ác nghiệp đã trót gieo, phải làm sao để ác báo không trổ ra?
Kiến thức 10:35 05/11/2024Mỗi ngày chúng ta đều gieo trồng những nhân thiện, ác lẫn lộn. Những nhân này tuyệt đối không hề mất đi, nó được lưu trữ trong tàng thức của chúng ta. Quá trình từ nhân đi đến quả đều cần phải có duyên. Vậy làm sao để tránh được duyên ác?
Đi về phía an lạc hạnh phúc
Kiến thức 09:20 05/11/2024Kinh Trường bộ ghi: Đường này đến an lạc giải thoát Niết bàn, chấm dứt khổ đau; Đường kia đến ưu phiền não loạn khổ đau trong sinh tử luân hồi, các người muốn đi đường nào?
Muốn mau lành bệnh
Kiến thức 07:03 05/11/2024Ai cũng biết Đức Phật ngoài mười hiệu tôn quý còn được xưng tán là Y vương, bậc thầy của các thầy thuốc trong việc trị liệu tâm bệnh của chúng sanh. Không chỉ chữa trị tâm bệnh, Đức Phật còn là một vị thầy thuốc đúng nghĩa chữa trị cả thân bệnh nữa.
Hãy từ bỏ những nghề tạo ra ác nghiệp
Kiến thức 19:30 04/11/2024Trong cuộc sống, mỗi người có một công việc, một nghề nghiệp riêng. Xét về phương diện tác nghiệp thì những nghề như đồ tể, đao phủ là những nghề tạo ra ác nghiệp, không có lợi ích cho tự thân ở đời này và đời sau.
Xem thêm