Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 22/04/2021, 12:05 PM

Một vài quan điểm Phật giáo về vấn đề ly hôn

Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do tòa án quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng, hủy bỏ các trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm hôn nhân và các ràng buộc dân sự khác.

Nguyên nhân ly hôn là do hôn nhân không hạnh phúc, tình trạng hôn nhân xấu trầm trọng không thể kéo dài, hai bên không tìm được tiếng nói chung và muốn chấm dứt tình trạng gò bó này. Hiện nay, tỷ lệ ly hôn đang ở mức rất cao, sự việc này sẽ dẫn đến những vấn đề nan giải, hệ lụy diễn ra trong xã hội.

Theo quan điểm của đạo Phật, việc ly hôn không phải là vấn đề bị cấm đoán. Nam và nữ phải có quyền tự do chia tay nhau nếu họ thực sự không thể hợp tình hợp ý nhau. Chia tay là cách chọn lựa thích hợp nhất để tránh cảnh khổ đau của cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc.

Đức Phật từng khuyên những người đàn ông quá lớn tuổi không nên lấy vợ trẻ, bởi người già và người trẻ khó hòa hợp về nhiều phương diện sẽ dẫn đến những hệ quả không hay.

Ly hôn là nỗi đau cho tất cả mọi người liên quan, và nó cần có thời gian để lắng đọng.

Ly hôn là nỗi đau cho tất cả mọi người liên quan, và nó cần có thời gian để lắng đọng.

“Ly hôn vì Corona” và triết lý về hôn nhân của Phật giáo

Để tránh ly hôn, giải pháp tốt nhất là chuẩn bị thật tốt cho cuộc hôn nhân. Đôi khi phim ảnh cho chúng ta thấy những hình ảnh không thực tế về các mối quan hệ lãng mạn, dễ dẫn ta đến việc có những đòi hỏi hay mong đợi vô lý. Tốt hơn nên coi hôn nhân như là một sự kết hợp với bổn phận và trách nhiệm chứ không phải là sự lãng mạn. Hãy tìm hiểu về đối tượng thật kỹ - quan sát người đó ở trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, ở những thời điểm khác nhau trước khi kết hôn và bắt đầu đời sống gia đình. Sự xung đột là tự nhiên, vì thế hãy phát triển thói quen trao đổi, tạo sự truyền thông tốt và các kỹ thuật để cùng nhau giải quyết những khác biệt. Hãy xem người bạn đời của mình là quý báu và nuôi dưỡng những đức tính tốt ở nơi họ.

Ly hôn là nỗi đau cho tất cả mọi người liên quan, và nó cần có thời gian để lắng đọng. Thông thường có người sẵn sàng làm lại cuộc đời, còn người kia thì không, vì thế sự kiên nhẫn và chịu đựng là rất cần thiết. Nếu hai vợ chồng có con cái, điều quan trọng là không nên nói xấu về người vợ/chồng trước đó của mình, vì điều đó ảnh hưởng không tốt đến con cái. Có thể bạn không cần có sự liên hệ lâu dài với người đã chia tay, nhưng con cái của bạn cần có sự liên hệ cả đời với cả hai cha mẹ. Đừng đem con cái vào cuộc, khiến con cái phải đứng về phía người này để chống lại người kia. Thay vào đó hãy hợp tác với người phối ngẫu, người đã chia tay để tạo ảnh hưởng tốt cho con cái.

Ly hôn là chuyện bất đắc dĩ, và làm ảnh hưởng đến uy tín và danh dự, tạo nên sự mặc cảm tự ti trong cuộc sống.

Theo Phật giáo, có bốn yếu tố dẫn đến hạnh phúc hôn nhân bền vững, đó là: đồng tín, đồng đức, đồng trí và đồng thí.

Theo Phật giáo, có bốn yếu tố dẫn đến hạnh phúc hôn nhân bền vững, đó là: đồng tín, đồng đức, đồng trí và đồng thí.

Chuẩn bị đời sống hôn nhân theo lời Phật dạy

Tóm lại, hôn nhân và tình yêu là vấn đề hệ trọng đối với đời người. Do vậy, nên chín chắn và kỹ càng trong việc tìm hiểu người bạn đời và tiến tới hôn nhân bền vững. Một gia đình hạnh phúc đó là niềm mơ ước của mọi người. Khi có gia đình hạnh phúc thì mình có tất cả. Tiền tài danh vọng, địa vị, sự thăng tiến đều bắt đầu từ hạnh phúc gia đình. Thành ra, việc xây dựng hạnh phúc gia đình cần phải có đủ các kiến thức, kỹ năng sống và nhất là khả năng thấu hiểu, cảm thông, tha thứ cùng bao dung.

Theo Phật giáo, có bốn yếu tố dẫn đến hạnh phúc hôn nhân bền vững, đó là: đồng tín, đồng đức, đồng trí và đồng thí. Đồng tín là cùng một niềm tin tôn giáo, đồng quan điểm về sự sống, về nhân sinh quan, vũ trụ quan. Đồng đức là cùng giữ gìn các phẩm hạnh đạo đức. Đồng trí là có nhận thức tương đồng. Đồng thí là cùng có tâm rộng lượng san sẻ yêu thương với mọi người. Sắc đẹp và tiền tài không có trong bốn yếu tố tạo nên hạnh phúc bền vững. Dĩ nhiên không phải đạo Phật phủ nhận sắc đẹp và tiền tài, mà khi đã có bốn yếu tố kể trên thì mọi thứ đều có. Đức Phật dạy khi hai vợ chồng đều có: đồng tín, đồng đức, đồng trí và đồng thí thì không những thiết lập được hạnh phúc trong hiện tại mà còn mang lại hạnh phúc trong những kiếp sống tương lai.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tam học giới định tuệ là cốt lõi của Phật giáo

Kiến thức 19:00 23/11/2024

Tam học, còn được gọi là Tam vô lậu học ý muốn nói ba môn học này rất cao thượng hoàn mỹ, trọn vẹn, không có khiếm khuyết, không có sơ hở giúp hành giả thành tựu các thánh quả giác ngộ không còn rơi rớt trong ba đường ác, trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi chịu khổ vô cùng.

Kinh Phật nói ân nặng cha mẹ khó báo đáp

Kiến thức 09:36 23/11/2024

Hiếu thuận không chỉ có một đời, duy chỉ có siêng năng thực hành bố thí giúp người, tu tạo nhiều công đức hồi hướng cho song thân, như thế cha mẹ mới hưởng được tư lương phước tuệ vĩnh hằng, như thế mới được xưng là đại hiếu của con cái!

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Xem thêm