Một vị Phật tâm đã thoát vòng chấp trước

Giới hạnh cần thiết, như là nền tảng, cho người tu học mà tâm còn nhiều chấp trước. Giới hạnh không cần thiết cho người mà tâm đã thoát vòng chấp trước.

Thiết kế chưa có tên (10)

(Biên tập viên: “Chấp” nghĩa là cầm, nắm giữ. “Trước” nghĩa là giữ chặt hoặc bị vướng mắc. Ghép lại với nhau mang ý nghĩa là thiên về một ý kiến, một việc gì đó, giữ chặt lấy, không chấp nhận khác đi, cũng có nghĩa là không chịu buông bỏ.)

Ở Tokyo vào thời Minh Trị Thiên Hoàng, có hai vị thầy với tính cách hoàn toàn khác nhau. Unsho là vị thầy Chân Ngôn Tông, giữ mọi lề luật của nhà Phật rất kỹ lưỡng. Ông không bao giờ uống rượu, và không bao giờ ăn gì sau 11 giờ sáng.

Vị thầy kia là Tanzan, một giáo sư triết tại Đại Học Hoàng Gia, chẳng bao giờ giữ lề luật gì. Khi muốn ăn là ăn, khi muốn ngủ ngày là ngủ.

Ngày nọ Unsho đến thăm Tanzan lúc Tanzan đang uống rượu. Phật tử không được cho ngay cả một giọt rượu chạm lưỡi mình.

“Ê, anh ơi, uống một ly nhé.”

“Tôi không bao giờ uống rượu!” Unsho nhấn mạnh nghiêm trọng.

“Người không uống thì không phải là người,” Tanzan nói.

“Anh nói tôi không là người chỉ vì tôi không mê uống rượu!” Unsho nói giận dữ. “Nếu tôi không là người thì tôi là gì?”

“Một vị Phật,” Tanzan trả lời.

Bình:

• Giới hạnh cần thiết, như là nền tảng, cho người tu học mà tâm còn nhiều chấp trước.

Giới hạnh không cần thiết cho người mà tâm đã thoát vòng chấp trước.

• Người tâm còn nhiều chấp trước thấy ai không giữ giới đều sai.

Người tâm không còn chấp trước, như Bồ tát Thường Bất Khinh–tiền thân của Phật Thích Ca, có thái độ với tất cả mọi người: “Tôi chẳng dám khinh quí Ngài, quí Ngài đều sẽ thành Phật.”

(Trần Đình Hoành dịch và bình)

 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Phật giáo thường thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Nghi thức tụng Kinh Vô Lượng Thọ phẩm thứ 6 (Phát đại thệ nguyện)

Phật giáo thường thức 21:13 22/12/2024

Theo Hòa Thượng - Pháp Sư Tịnh Không, đối với những Phật tử bận rộn, không có nhiều thời gian để tụng trọn bộ Kinh Vô Lượng Thọ quá dài trên 2 giờ thì có thể phân ra thời khóa buổi sáng tụng Phẩm thứ 6 (Phát đại thệ nguyện) và buổi tối tụng từ phẩm thứ 32 (Thọ lạc không cùng tận) đến phẩm thứ 37.

Kinh Nhất Thừa là gì?

Phật giáo thường thức 15:45 22/12/2024

Pháp môn nào có thể chứng đắc Phật quả rốt ráo trong một đời sẽ gọi là Nhất Thừa, pháp môn ấy cũng là pháp môn Nhất Thừa, kinh ấy cũng là kinh Nhất Thừa.

Cõi đời phiền não hay là mình phiền não cõi đời?

Phật giáo thường thức 15:12 22/12/2024

Nên biết tất cả sự trói buộc gốc từ mình mà ra, nên bỏ cũng từ mình chớ không phải ở bên ngoài. Cho nên Phật bảo “buông” là buông cảnh, đừng dính với nó. Ta cứ đổ thừa cảnh dính mình, không ngờ mình dính cảnh.

Xem thêm