Mười quả vị thánh xuất thế gian
Thập Thánh, trong Kinh hoa Nghiêm cũng gọi là Thập Địa; mười quả tu bậc Thánh xuất thế gian, rốt ráo đắc đạo, gọi là Nhứt Sanh Bổ Xứ, tức chỉ còn chờ Đức Như Lai giáng trần thọ ký bổ nhiệm làm Phật sự khắp nơi trong mười phương.
Đây là mười quả vị tu chứng của Bồ Tát, có hệ thống khác nhau, theo Tịnh độ tông thì gọi là Thập Thánh, nhưng theo Bồ tát địa, và Thập địa kinh, hoặc do ngài Long Thọ giảng trong kinh Hoa Nghiêm thì gọi Thập Địa gồm: Hoan hỉ địa, Ly cấu địa, Phát quang địa, Diễm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa.
Quả vị tu hành của người cư sĩ
1. Hoan hỉ địa:
Đắc quả nầy, Bồ tát rất hoan hỉ trên đường giác ngộ. Bồ tát đã phát bồ đề tâm và thệ nguyện cứu độ tất cả các chúng sanh thóat khỏi luân hồi, không còn nghĩ tới mình, Bồ tát không cầu phước báo và chứng được tính vô ngã của tất cả các pháp.
Cũng gọi Tịnh tâm địa, Thánh địa, Vô ngã địa, Chứng địa, Kiến địa, Kham Nhẫn địa… Là vị trí của Bồ tát mới chứng quả thành bậc Thánh, liền sanh tâm hoan hỉ, cứu giúp chúng sanh thoát khổ được vui có hiệu quả nên sanh tâm hoan hỉ.
2. Ly cấu địa:
Bồ tát tu hạnh giữ gìn giới pháp và siêng năng tu thiền định, niệm Phật. Cũng gọi Cụ giới địa, Tăng thượng giới địa; là vị trí của Bồ tát tu hành, không còn những ý nghĩ sai lầm giữ giới luật tinh nghiêm, suy nghĩ sai trong Phật Pháp, suy nghĩ sai về thế gian, không phá giới, không còn cấu uế phiền não ái dục, tham sân si. Làm lợi lạc cho chúng sanh giúp họ giải thóat trọn vẹn.
3. Phát Quang địa (Minh địa):
Bồ tát chứng được quy luật vô thường, tu trì tâm nhẫn nhục khi gặp chướng ngại trong việc cứu độ chúng sanh. Để đạt đến trình độ cao cấp nầy, Bồ tát phải diệt trừ ba độc là tham sân si, thực hiện được bốn cấp định an chỉ của bốn xứ (Thân bất tịnh, thọ thị khổ, tâm vô thường, pháp vô ngã) và chứng đạt năm thành phần trong lục thông (Thiên nhãn, thiên nhĩ, tha tâm, thần túc, túc mạng).
Vị trí tu pháp nầy nhờ đạt đại định mà được ánh sáng trí tuệ, tu hành và hiển bày pháp tam huệ văn tự tu khiến cho chơn lý ngày càng sáng tỏ trong thế gian.
4. Diệm huệ địa (Diệm địa):
Bồ tát tu hành đạt đến chổ đốt hết tất cả những quan điểm sai lầm, tu tập trí tuệ và ba mươi bảy phẩm trợ đạo.
Là giai vị Bồ tát đã lìa bỏ kiến giải phân biệt của các hạnh Hoan hỉ, Ly cấu, Minh địa dùng lữa trí tuệ thiêu đốt cũi phiền não, nhờ đó mà ngộ được bản thể trí tuệ, giúp mọi người và chúng sanh thoát vòng mê muội và thú hướng Niết Bàn.
5. Nan thắng địa (Cực nan thắng địa):
Bồ tát tu hành nhập định, đạt đại trí tuệ, nhờ đó liễu ngộ pháp tứ diệu đế rõ ràng hơn nữa và bản thể chơn như như thế nào, diệt trừ những nghi ngờ và tâm phân biệt năng sở, bồ tát tiếp tục tu hành ba mươi bảy phẩm trợ đạo.
Bồ tát tu hành đạt được chánh trí (Thấy tánh), nên không còn pháp nào để tu nữa, làm những việc khó làm, vượt qua những việc khó qua. Giác vị nầy, đạt được trí tuệ xuất thế gian, nương vào năng lực phương tiện tự tại mà cứu độ những chúng sanh khó độ.
Ý nghĩa bước sen thứ bảy: Quả vị Phật
6. Hiện tiền địa:
Bồ tát liễu ngộ mọi pháp vô ngã, ngộ lí mười hai nhơn duyên và chuyển hóa trí phân biệt, thành trí bát nhã, nhận thức tính không. Trong pháp nầy, Bồ tát đạt đến trí tuệ giác ngộ thanh tịnh đi vào đời hoặc nhập Niết Bàn không chướng ngại nên gọi Niết Bàn là thường trụ. Vì lòng từ bi đối với chúng sanh, Bồ tát thường trú trong thế gian, nhưng không bị sinh tử ràng buộc, gọi là Niết Bàn vô trụ (vô trụ xứ Niết Bàn)
Bồ tát tu hành pháp bát nhã ba la mật, hiện tiền sanh khởi đại trí, phát đại tâm tiếp dẫn chúng sanh như hạnh tu của ngài Pháp Tạng tỳ kheo trong kinh Vô Lượng Thọ. Đưa đón chúng sanh vào Phật đạo, trong kinh Hoa Nghiêm có dẫn: "Bồ tát vì chúng sanh mà làm cầu đò" là như vậy. Giúp chúng sanh từ vị trí tà kiến, mê lầm tiến đến giác lộ Niết Bàn thực thụ.
7. Viễn hành địa:
Đạt đến cảnh giới nầy, Bồ tát đầy đủ khả năng, có mọi phương tiện để giáo hóa chúng sanh. Đây là giai đọan mà Bồ tát tùy ý xuất hiện trong một dạng bất kì hình tướng chúng sanh nào.
Cũng gọi phương tiện cụ túc địa, Vô tướng phương tiện địa, Hữu hành hữu khai phát vô tướng trụ. Bồ tát tu hạnh vô tướng, tâm xa lìa thế gian. Bồ tát đạt đến chổ trên không còn gì để cầu đạo, dưới không còn có chúng sanh để cứu độ; bồ tát tu đạt lý vô tướng tịch diệt. Thường được chư Phật trong mười phương dùng pháp khuyến khích tinh tấn, phát dũng khí tu hành, để tiến lên đệ bát địa, đó gọi là thất chuyển.
8. Bất động địa:
Trong giai đoạn nầy, không còn bất kỳ cảnh ngộ gì làm bồ tát dao động. Công phu tu tập được thực hiện một cách vô ngại. Theo kinh Giải Thâm Mật thì những phiền não vi tế nhất cũng bị diệt trừ ở đây.
Cũng gọi là Sắc tự tại địa, quyết định địa, vô hành vô khai phát vô tướng trụ, tịch diệt, Tịnh địa. Là địa vị tu hành không ngừng sinh khởi trí tuệ vô tướng, tuyệt đối không bị phiền não làm lay động.
9. Thiện huệ địa: Cũng gọi Tâm tự tại địa, quyết định hành địa,vô ngại trụ) Trí tuệ bồ tát viên mãn, đạt đến mười lực, lục thông, bốn tự tin, tám giải thóat. Biết rõ mọi cơ sở giáo pháp và giảng dạy giáo pháp, phát huy giáo pháp Phật trong khắp mười phương.
Bồ tát dùng năng lực vô ngại để thuyết pháp, hòan thành hạnh lợi tha, là giác vị mà tác dụng trí tuệ được tự tại.
10. Pháp vân địa: Cũng gọi cứu cánh địa, tối thượng trụ. Bồ tát đạt nhất thiết trí, đại hạnh, pháp thân của Bồ tát đã đạt tới mức viên mãn. Bồ tát ngự trên tòa sen với vô số Bồ tát xung quanh trong cung trời Đâu xuất. Phật quả của Bồ tát đã được chư Phật ấn chứng. Những Bồ tát đạt đến cấp độ nầy, như Văn thù sư lợi, Phổ Hiền Bồ Tát…
Mười địa trên còn có pháp tu thứ lớp trong mười ba la mật là: Thí, giới, nhẫn, tinh tấn, thiền định, trí tuệ, phương tiện, nguyện, lực, trí ba la mật. Nhờ đó mỗi địa đều trừ được mười trọng chướng cũng gọi là Dị sinh tính chướng: tà hạnh, ám độn, vi tế, phiền não, nhập tiểu Niết Bàn, thô tướng, tứ tướng niệm hành, vô tướng trung tác gia hành chướng, lợi tha môn trung bất dục hành chướng, ư chư pháp trung vị đắc tự tại chướng.
Bồ tát thập địa tu hành dứt được phiền não chướng và sở tri chướng mà chứng quả Niết Bàn. Bồ tát từ sơ địa đến thất địa, tâm hữu lậu và vô lậu xem tạp lẫn nhau, nên có chia làm phần đoạn sinh tử và biến dịch sinh tử. Hàng Bồ tát từ bát địa trở lên chỉ có tâm vô lậu nên thuộc về biến dịch sanh tử.
Theo Tịnh độ chân tông, thì cho rằng nếu hành giả đạt đến tín tâm tha lực thì nhất định sẽ thành Phật, bấy giờ trong tâm tràn ngập hoan hỉ nên gọi là hoan hỉ địa.
Phương pháp loại bỏ tham dục trong cuộc sống và tu hành
Trong Tịnh độ luận của ngài Thế Thân, vì cứu độ chúng sanh nên Bồ tát thị hiện đủ hình tướng, đẳng cấp nầy gọi là Giáo hóa địa. Vãng sanh luận của Ngài Đàm Loan cho rằng Giáo hóa địa là địa vị Bồ tát từ Bát địa trở lên. Tứ là Bồ tát khi độ đời phải phát nguyện, khi về Tịnh độ thành Phật rồi phát nguyện “Hoàn tướng” mà trở lại cõi mê để độ sanh
Như trên đã nói, năm mươi hai lớp nhơn quả tướng tức là Thập tín, Thập trụ, Thập hạnh, Thập hướng, Thập địa, Đẳng giác (Bồ tát), Diệu Giác (Phật); trong đó Thập tín là quả vị đầu tiên của Bồ tát Sơ phát tâm, Tân phát ý, tuy có đẳng cấp tu hành nhưng trình độ tu chứng còn thấp, chỉ có niềm tin, tín tâm mà vào Phật đạo; còn Thập trụ, Thập hạnh, Thập hướng gọi là “Tam Hiền”, tức là bậc tu hành có đẳng cấp trình độ tu chứng nhưng chưa đạt đến giai đọan công viên quả mãn.
Thập địa là bậc tu hành tu chứng có đẳng cấp, sắp đến nơi công viên quả mãn, gọi là Thập thánh. Tu hành đắc đạo rốt ráo thì gọi là “Thánh”, bậc Thập Thánh có thể thị hiện nhiều thân như Di Lặc Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát, Dược Sư Bồ Tát, Quan Thế Âm, Đại Thế Chí… đi trong thế giới ta bà độ sanh mà không vướng mắc trần lao.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?
Kiến thức 08:00 11/12/2024Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.
Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?
Kiến thức 09:15 04/12/2024Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.
Xem thêm